Moscow tố NATO thay đổi cấu trúc an ninh châu Âu, đe dọa Nga
Phát ngôn viên của Tổng thống Nga Putin, Dmitry Peskov cáo buộc, sự mở rộng hơn nữa của NATO về phía biên giới Nga sẽ làm thay đổi “toàn bộ cấu trúc an ninh châu Âu” và là mối đe dọa nghiêm trọng đối với Moscow.
Phát biểu trên kênh truyền hình TVC hôm qua (19.4), ông Dmitry Peskov nhấn mạnh sự mở rộng hơn nữa của NATO sẽ trở thành mối đe dọa đối với Nga vì: “NATO không thể ngừng trở thành một tổ chức quân sự” và “Moscow sẽ phải có biện pháp để đảm bảo an ninh của mình”.
Nhận định về khả năng Ukraine gia nhập liên minh phương Tây, ông Dmitry Peskov nhận định: “Về tương lai chính trị-quân sự của nước này, chúng tôi hy vọng, sẽ không phải chứng kiến viễn cảnh như vậy trong thời gian tới”.
Phát ngôn viên của Tổng thống Putin, Dmitry Peskov.
Mối quan hệ của Nga và NATO đang ở mức thấp nhất kể từ sau Chiến tranh Lạnh sau khi Moscow sáp nhập bản đảo Crimea vào lãnh thổ nước này hồi tháng trước.
Đầu tháng này, Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen cảnh báo, việc Moscow can dự vào cuộc khủng hoảng hiện nay ở Ukraine sẽ dẫn đến những hậu quả sâu rộng trong quan hệ giữa Nga và phương Tây. Trước đó, NATO đình chỉ toàn bộ hợp tác quân sự và dân sự với Nga.
Tuy nhiên, cùng ngày hôm qua (19.4), Tổng thống Nga Putin nhấn mạnh, ông không thấy có bất cứ trở ngại gì để cải thiện quan hệ với phương Tây, bất chấp bất đồng giữa 2 bên liên quan đến cuộc khủng hoảng Ukraine.
Khi được hỏi liệu quan hệ giữa Nga và phương Tây có thể được cải thiện vào cuối năm nay hay không, Tổng thống Putin tuyên bố: “Điều này không phụ thuộc vào chúng tôi, hay nói cách khác, không chỉ phụ thuộc vào chúng tôi. Nó phụ thuộc vào các đối tác (phương Tây) của chúng tôi. Tôi cho rằng, không gì có thể ngăn cản bình thường hóa quan hệ (Nga-phương Tây) và quan hệ hợp tác thông thtường”.
Video đang HOT
Theo Dân Việt
Những câu trả lời thuyết phục nhất của ông Putin
Tổng thống Nga Putin đã tiến hành màn hỏi đáp được truyền hình trực tiếp hôm 17/4, trả lời 81 câu hỏi của công chúng trong suốt 3 giờ 55 phút.
Cuộc khủng hoảng Ukraina là tâm điểm trong màn trả lời phỏng vấn năm nay của Tổng thống Putin. Nhà lãnh đạo này nhận được 35 câu hỏi về khủng hoảng Ukraina trong tổng số 81 câu.
Dưới đây là những câu trả lời thuyết phục nhất của người đứng đầu nước Nga trong màn hỏi đáp vừa qua, theo RT.
"[Yanukovich] không đủ dũng khí để phê chuẩn một hành động cho phép dùng vũ lực chống lại người dân"
Trả lời một câu hỏi của một cựu chỉ huy lực lượng đặc nhiệm Berkut, Ukraina về việc có phải Tổng thống Ukraina bị lật đổ là Viktor Yanukovich luôn là "kẻ phản bội và yếu đuối" không, Tổng thống Putin nói, Yanukovich đã thực hiện nghĩa vụ của mình vì cho thế là đúng, thích hợp và cần thiết.
"Tôi đã nói chuyện với ông Yanukovich nhiều lần, trong suốt cuộc khủng hoảng, và sau khi ông ấy tới Liên bang Nga; chúng tôi nói chuyện về việc sử dụng vũ lực... Thực chất câu trả lời của ông ấy là, ông ấy đã nghĩ tới việc sử dụng vũ lực nhiều lần, song không đủ dũng khí để dùng vũ lực chống lại nhân dân", Tổng thống Putin trả lời.
"Faina Ivanovna thân mến, bà cần Alaska để làm gì?"
Khi được một người về hưu hỏi liệu Alaska có theo bước Crưm hay không, người đứng đầu Nga trả lời: "Chúng ta là một quốc gia ở phía bắc. 70% lãnh thổ của Nga là ở phía bắc. Chả phải Alaska ở nam bán cầu sao? Ở đó lạnh và rất ổn. Chúng ta hãy cứ để nó vậy".
Putin nói, ông biết một số người Nga gọi Alaska là "Ice-Krym" ("Krym" trong tiếng Nga nghĩa là Crưm).
"Họ không muốn thấy chúng ta ở trong PACE? Mất còn hơn thấy!"
Nga không cần cứ cố phải có mặt trong một số tổ chức quốc tế, nhưng không có ý định rời khỏi nó để phản đối, Tổng thống Putin nói.
Người đứng đầu Kremlin nhấn mạnh, có một số vấn đề trong cuộc đối thoại giữa Moscow và các đối tác châu Âu.
"Nhiều quốc gia phương Tây tự nguyện từ bỏ quyền lợi của mình với một phần tương đối lớn thuộc chủ quyền của họ. Điều đó, trong số những thứ khác, là kết quả của chính sách khối. Đôi khi, thực sự khó thương thuyết với họ về vấn đề địa chính trị".
"Rất khó để trò chuyện với những người nói chuyện thì thầm ngay ở chính trong nhà của họ, vì sợ Mỹ nghe trộm. Đây không phải là nói đùa, tôi nói nghiêm túc".
"Obama là một người đứng đắn, dũng cảm, ông ấy đã giúp tôi khỏi chết đuối"
Đáp lại câu hỏi liệu Tổng thống Mỹ có cứu ông khỏi chết đuối không, Putin trả lời, Tổng thống Mỹ là một người đứng đắn, dũng cảm và sẽ cứu ông.
Tuy nhiên, Putin nhấn mạnh, quan hệ giữa hai người không thân thiết lắm.
"Ngoài quan hệ liên chính phủ, còn có những quan hệ cá nhân, nhưng tôi không cho rằng mình có quan hệ gần gũi với Obama", Tổng thống Putin nói.
"Ông Snowden, ông là một cựu điệp viên, tôi cũng có liên quan tới việc này, vì thế chúng ta nói chuyện như người trong nghề"
Tổng thống Nga nhận được một câu hỏi từ Edward Snowden, người được Nga cấp phép tị nạn chính trị hồi tháng 8. Snowden hỏi, liệu Nga có liên quan tới "nghe trộm, lưu giữ và phân tích các dữ liệu liên lạc của hàng triệu người" hay không và liệu Tổng thống Nga có cho rằng việc kiểm soát số đông kiểu đó là công bằng và hợp pháp không.
Tổng thống Putin nhấn mạnh Snowden là một cựu điệp viên, trong khi ông cũng từng ở trong ngành tình báo, vì vậy, ông sẽ nói chuyện như những người trong nghề.
"Trước hết, chúng tôi có quy định pháp lý nghiêm ngặt về việc sử dụng hoạt động giám sát đặc biệt của cơ quan mật vụ, kể cả việc nghe lén các cuộc điện thoại, giám sát trên Internet cùng các hoạt động khác. Việc này không được thực hiện trên quy mô lớn và bừa bãi ở Nga. Và luật không cho phép làm vậy."
Ông Putin, làm Tổng thống hai nhiệm kỳ liên tiếp 2000-2008 và tái cử năm 2012, được hỏi liệu có muốn làm tổng thống cả đời không.
"Không", đó là câu trả lời của người đứng đầu nước Nga.
Hoài Linh
Theo_VietNamNet
Thủ tướng Thái hứng đòn pháp lý chí tử Những thách thức pháp lý mới nhất chống lại Thủ tướng tạm quyền Yingluck Shinawatra có thể khiến bà bị bãi chức và toàn bộ nội các hiện thời cũng phải ra đi, báo The Nation đưa tin. Tòa án Hiến pháp Thái Lan hôm 2/4 đã bỏ phiếu nhất trí xử lý đơn kiện chống lại Thủ tướng Yingluck về cáo buộc...