Nga lại khiến Mỹ “khuất phục” trong cuộc chiến Syria
Sau khi buộc Mỹ phải từ bỏ ý định tiến đánh Syria, theo đuổi con đường ngoại giao, Nga hôm qua (26/9) đã một lần nữa khiến Mỹ phải “khuất phục” trong tiến trình tháo gỡ cuộc khủng hoảng ở đất nước Trung Đông.
Tổng thống Putin đang “vượt mặt” người đồng cấp Obama trong việc xử lý cuộc khủng hoảng ở Syria.
Nga và Mỹ đã nhất trí về một bản phác thảo nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc trong đó không cho phép dùng hành động quân sự để ép buộc chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad thực hiện nghiêm túc kế hoạch mà Nga, Mỹ đưa ra nhằm hủy bỏ toàn bộ kho vũ khí hóa học của Syria. Thông tin này đã được chính Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tiết lộ.
Bản phác thảo nghị quyết sắp được trình lên các thành viên khác của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc sẽ “không đả động đến bất kỳ hành động nào dựa vào Chương 7 của Hiến chương Liên Hợp Quốc”, ông Lavrov cho biết sau một cuộc họp kín vội vã với người đồng cấp Mỹ John Kerry. Chương 7 cho phép các nước dùng vũ lực để bảo vệ hòa bình.
Washington cùng với các nước đồng minh phương Tây trước đó khăng khăng cho rằng, việc dùng lời đe dọa sử dụng vũ lực là vô cùng quan trọng nhằm đảm bảo rằng chính quyền của ông Assad sẽ tuân thủ theo các điều khoản được đưa ra trong kế hoạch của Nga và Mỹ về việc thu giữ và phá hủy kho vũ khí hóa học của Syria. Tuy nhiên, Nga cùng với Trung Quốc kiên quyết phản đối điều này, nói rằng bất kỳ sự can thiệp quân sự nào cũng đều không thể chấp nhận được.
Theo lời ông Lavrov, nghị quyết vừa được Nga và Mỹ hoàn thiện tuân thủ một cách “nghiêm túc” với kế hoach mà hai cường quốc đưa ra trước đó ở Geneva hồi đầu tháng này.
Sau những tiết lộ của ông Lavrov, Ngoại trưởng Mỹ Kerry cũng lên tiếng xác nhận, Nga và Mỹ vừa đạt được thỏa thuận, nói rằng cộng đồng quốc tế “giờ đây có thể tiến lên phía trước và đem đến hy vọng về việc xóa bỏ hoàn toàn kho vũ khí hóa học của Syria”.
Sau khi Mỹ và Nga gạt bỏ được những bất đồng sang một bên, có tin rằng, 5 thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đều đã nhất trí với những yếu tố then chốt, quan trọng nhất trong nghị quyết yêu cầu Syria giải trừ vũ khí hóa học.
Một cuộc họp giữa toàn bộ 15 thành viên của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc sẽ diễn ra vào sáng nay (27/9) với trọng tâm thảo luận là về bản nghị quyết mà Nga và Mỹ đã nhất trí được trong ngày hôm qua.
Video đang HOT
Washington và Moscow cũng đã hoàn thành một bản phác thảo nghị quyết về việc đặt kho vũ khí hóa học của Syria dưới sự kiểm soát của cộng đồng quốc tế và tiến dần tới mục tiêu phá hủy nó vào giữa năm sau, ông Lavrov cho hay. Nghị quyết đó sẽ được trình lên cho Tổ chức Cấm Sử dụng Vũ khí Hóa học (OPCW) ở Hague xem xét.
Chính quyền của Tổng thống Barack Obama cáo buộc chính phủ của Tổng thống Assad chịu trách nhiệm về vụ tấn công bằng vũ khí hóa học vào khu vực ngoại ô thủ đô Damascus hôm 21/8 khiến hơn 1.400 người thiệt mạng. Tuy nhiên, giới chức Nga, trong đó có cả Tổng thống Vladimir Putin, bác bỏ cáo buộc trên, nói rằng Moscow có bằng chứng cho thấy cuộc tấn công chết người đó có thể do phe nổi dậy Syria dàn dựng nhằm đưa ông Assad “vào bẫy” để lôi kéo sự can thiệp quân sự từ bên ngoài, đặc biệt là từ Mỹ, vào cuộc nội chiến ở nước này.
Tổng thống Putin vượt mặt Obama
Liên quan đến cuộc khủng hoảng ở Syria, với những diễn biến trong thời gian qua, người Mỹ cho rằng, Tổng thống Nga Putin đang là nhà lãnh đạo thế giới hiệu quả nhất trong việc tháo gỡ tình hình ở đất nước Trung Đông.
Theo kết quả cuộc thăm dò dư luận mới nhất vừa được công bố hôm 25/9, ông Putin đã bỏ xa người đồng cấp Obama về năng lực xử lý cuộc khủng hoảng ở Syria.
Gần một nửa trong số 1.000 người Mỹ được hỏi (49%) đã lựa chọn Tổng thống Putin là nhà lãnh đạo hiệu quả nhất trong nỗ lực tìm lối thoát cho cuộc khủng hoảng ngày một nghiêm trọng ở đất nước Syria. Trong khi đó, Tổng thống Obama chỉ về thứ 2 với khoảng cách thua xa người đồng cấp Putin, chỉ với 25% số phiếu. Cuộc thăm dò này do tạp chí Economist và công ty YouGov tiến hành.
9% chọn Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Ông này đứng thứ ba, trước cả Tổng Thư ký L iên Hợp Quốc Ban Ki-Moon, Thủ tướng Anh David Cameron và Tổng thống Pháp Francois Hollande. Tất cả những nhà lãnh đạo này đều chỉ nhận được số phiếu bầu chọn là một con số.
Tuy nhiên, Tổng thống Obama cũng đã “đánh bại” được người đồng cấp Putin với khoảng cách lớn trong một “hạng mục” câu hỏi khác của cuộc thăm dò dư luận. Đó là câu hỏi, ai là nhà lãnh đạo ít hiệu quả nhất trong việc tháo gỡ tình hình Syria. 44% người được hỏi chỉ đích danh Tổng thống Obama trong khi đó chỉ có 10% nói như vậy về Nhà lãnh đạo nước Nga.
Khi được hỏi liệu họ có tin chính phủ Syria đang tiến hành đàm phán trong sự thiện chí nhằm giao nộp kho vũ khí hóa học hay chỉ đang làm cách câu giờ, 60% người được hỏi cho rằng, Damascus đang chơi trò “câu giờ” và chỉ có 14% tin chính quyền Assad đang hành động một cách thiện chí.
Cuộc thăm dò trên được tiến hành trên mạng trong thời gian từ ngày 21-23/9.
Theo_VnMedia
Nga, Syria "tấn công" phương Tây
Cả Nga và Syria hồi cuối tuần vừa rồi đều lên tiếng chỉ trích các cường quốc phương Tây về nỗ lực của những nước này trong việc tìm kiếm một nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, trong đó mở đường cho một chiến dịch can thiệp quân sự vào Syria.
Tổng thống Assad (bên trái) và Ngoại trưởng Nga Lavrov. Trong cuộc nội chiến kéo dài hơn 30 tháng qua ở Syria, Nga luôn kiên định ủng hộ chính quyền Tổng thống Assad, phản đối mọi sự can thiệp của phương Tây vào tình hình nội bộ ở đất nước Trung Đông này.
Nga tố phương Tây lợi dụng thỏa thuận vũ khí hóa học
Nga hôm 22/9 đã lên tiếng cáo buộc phương Tây cố tìm cách lợi dụng thỏa thuận về vũ khí hóa học với Syria để thúc đẩy một nghị quyết đe dọa dùng vũ lực với Tổng thống Bashar al-Assad.
Chính quyền của ông Assad đã giao nộp bản kê khai chi tiết kho vũ khí hóa học của nước này cho tổ chức giám sát vũ khí của Liên Hợp Quốc, tuân thủ đúng hạn định được đặt ra trong thỏa thuận đầy tham vọng của Nga và Mỹ nhằm giải trừ vũ khí hóa học của Syria. Thỏa thuận này sẽ được Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc bàn thảo và thông qua trong những ngày sắp tới.
Tuy nhiên, các cường quốc trong Hội đồng Bảo an vẫn tiếp tục mâu thuẫn với nhau về vấn đề làm thế nào để đảm bảo chính quyền Assad tuân thủ nghiêm túc thỏa thuận của Nga và Mỹ. Thực tế này tiếp tục phơi bày sự chia rẽ giữa các cường quốc đã tồn tại ngay từ khi cuộc nổi dậy Syria nổ ra cách đây hơn 2,5 năm và kéo dài cho đến tận bây giờ.
Mỹ, Pháp và Anh muốn Hội đồng Bảo an thông qua một nghị quyết dựa vào Chương 7 của Hiến chương Liên Hợp Quốc, theo đó, các nước được "bật đèn xanh" tiến hành một chiến dịch can thiệp quân sự vào Syria nếu Damascus không tuân thủ đúng cam kết về việc giải giáp vũ khí hóa học.
Nga cùng với Trung Quốc phản đối việc phương Tây tiếp tục dùng đe dọa về vũ lực đối với chính quyền Syria. Trước đó, hai nước này đã dùng quyền phủ quyết của mình để bác bỏ 3 bản phác thảo nghị quyết về Syria do phương Tây đưa ra, trong đó lên án chính quyền Assad.
Phản ứng trước diễn biến trên, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov lên tiếng cáo buộc: "Họ (phương Tây) không xem thỏa thuận Nga-Mỹ là cơ hội để cứu hành tinh của chúng ta khỏi một số lượng lớn vũ khí hóa học ở Syria mà là cơ hội để làm những việc mà Nga và Trung Quốc không cho phép, đó là thúc đẩy một nghị quyết liên quan đến việc dùng vũ lực chống lại chính quyền Syria và bảo vệ cho phe nổi dậy".
Theo lời ông Lavrov, Nga sẵn sàng triển khai quân đến Syria để đảm bảo sự an toàn cho các thanh sát viên về vũ khí hóa học của Liên Hợp Quốc. "Sự hiện diện quốc tế là cần thiết ở khu vực mà các chuyên gia Liên Hợp Quốc làm việc. Chúng tôi sẵn sàng điều binh lính và lực lượng quân cảnh đến tham gia vào nhiệm vụ này", người đứng đầu ngành ngoại giao Nga cho biết.
"Tôi không nghĩ là cần một số lượng quân lớn triển khai ở đây. Tôi cho rằng, chỉ cần các quan sát viên quân sự là đủ".
Assad lên báo Trung Quốc chỉ trích phương Tây
Cùng với sự lên tiếng của Nga, Tổng thống Assad mới đây cũng lên án gay gắt Mỹ cùng với Anh và Pháp về việc đệ trình lên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc một nghị quyết liên quan đến việc sử dụng vũ lực với Syria. Ông này nói rằng, các cường quốc phương Tây đang chiến đấu với một "kẻ thù tưởng tượng".
Tổng thống Assad đã có cuộc trả lời phỏng vấn đài truyền hình trung ương Trung Quốc - CCTV ở thủ đô Damascus. Trong cuộc phỏng vấn này, ông Assad tự tin khẳng định, ông không hề lo ngại về bản dự thảo nghị quyết của phương Tây bởi Trung Quốc cùng với Nga sẽ "đảm bảo bất kỳ cái cớ nào cho hành động can thiệp quân sự vào Syria đều không được chấp thuận".
Một bài báo được đăng tải trên website của CCTV hôm qua (23/9) đã dẫn lời Tổng thống Assad cho biết: "Tôi không lo lắng gì. Kể từ khi giành được độc lập, Syria luôn cam kết tuân thủ tất cả những hiệp ước, thỏa thuận mà chúng tôi đã ký kết. Chúng tôi sẽ thực hiện nghiêm túc tất cả mọi điều mà chúng tôi đã nhất trí".
"Và quan trọng hơn, tôi muốn nói rằng, bằng cách trình lên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc bản phác thảo nghị quyết này hay bằng cách kêu gọi Nga, Mỹ ủng hộ cho nghị quyết đó, Mỹ, Pháp và Anh chỉ đang cố tìm cách biến họ trở thành người chiến thắng trong một cuộc chiến tranh chống lại Syria - kẻ thù tưởng tượng của họ".
Nga và Mỹ đang đóng vai trò là trung gian trong một thỏa thuận đưa kho vũ khí hóa học của chính quyền Assad vào sự kiểm soát của quốc tế để tránh một cuộc tấn công từ Mỹ trên danh nghĩa trừng phạt ông Assad về "tội" đã sử dụng vũ khí hóa học trong cuộc tấn công hồi tháng trước. Washington đổi lỗi cho quân của ông Assad đã dùng chất độc sarin gây tê liệt thần kinh để tấn công phe nổi dậy ở ngoại ô thủ đô Damascus hôm 21/8 vừa rồi.
Theo thỏa thuận đạt được giữa Nga và Mỹ, Tổng thống Assad phải nộp bản kê khai kho vũ khí hóa học của nước này trong vòng một tuần và tiến tới phá hủy toàn bộ kho vũ khí này vào giữa năm sau.
Đại diện của 5 thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc gồm Mỹ, Anh, Pháp, Nga và Trung Quốc tuần trước đã có cuộc gặp kéo dài liên tiếp 3 ngày để thảo luận về nghị quyết do các cường quốc phương Tây trình lên. Tuy nhiên, Nga và Trung Quốc không nhất trí với bản phác thảo nghị quyết cho phép các nước dùng vũ lực với Syria nếu cần.
Theo_VnMedia
Hành trình tìm sự thật của các thanh sát viên vũ khí hóa học Các thanh sát viên vũ khí của Liên Hợp Quốc, hôm 25/9, trở lại Damascus sau khi Syria cam kết từ bỏ kho vũ khí hóa học của nước này. Trong lần cuối cùng có mặt ở Syria trước đó, họ đã bị bắn và nhận được những lời dối trá. Vậy một thanh sát viên vũ khí khi làm việc ở Syria...