Moscow lên tiếng khi Anh xác nhận gửi đạn uranium nghèo tới Ukraine
Anh cho biết lý do cung cấp loại đạn này là muốn giúp Ukraine kết thúc cuộc chiến với Nga.
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov. Ảnh: Tass’
Phản ứng với quyết định của Anh, Đại sứ quán Nga tại Anh ngày 25/4 cho biết, London sẽ không thể tránh khỏi hậu quả của việc đạn uranium nghèo được sử dụng ở Ukraine.
Cùng ngày, tại cuộc họp báo ở New York, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov đã chỉ trích việc London cung cấp đạn uranium nghèo cho Ukraine, cảnh báo rằng London phải hiểu trách nhiệm của mình đối với hậu quả của việc sử dụng chúng.
Vương quốc Anh hôm 25/4 xác nhận nước này đã gửi tới Ukraine hàng nghìn quả đạn pháo cho xe tăng Challenger 2, bao gồm cả đạn uranium nghèo.
Đạn uranium nghèo không chứa phóng xạ và không nằm trong danh sách cấm của Tổ chức Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA).
Video đang HOT
Tuy nhiên, ông Lavrov dẫn ví dụ về việc sử dụng đạn uranium nghèo trong các vụ đánh bom của NATO ở Nam Tư vào năm 1999, gây ra mối nguy hại cho người dân và bị thế giới lên án.
Trước đó, RT đưa tin Quốc vụ khanh các Lực lượng Vũ trang Vương quốc Anh James Heappey ngày 25/4 xác nhận nước này đã gửi tới Ukraine hàng nghìn quả đạn pháo cho xe tăng Challenger 2, bao gồm cả đạn uranium nghèo (DU). Tuy nhiên, chính quyền London lưu ý rằng họ sẽ không giám sát việc sử dụng loại đạn này.
Anh xác nhận gửi đạn uranium nghèo tới Ukraine. Ảnh: AP
“Chúng tôi đã gửi hàng nghìn quả đạn Challenger 2 tới Ukraine, bao gồm cả đạn xuyên giáp uranium nghèo. Vì lý do an ninh tác chiến, chúng tôi sẽ không bình luận về cách Ukraine sử dụng số đạn dược này” – ông Heappey trả lời.
Ông nhấn mạnh, Ukraine hiện là bên kiểm soát lô đạn này và Bộ Quốc phòng Anh không theo dõi địa điểm mà Ukraine sẽ khai hỏa đạn uranium nghèo.
Ông Heappey cũng cho biết Anh không cam kết giúp Ukraine loại bỏ tàn dư khi sử dụng đạn uranium nghèo. Lý do Anh cung cấp loại đạn này là Ukraine đang cần gấp và London muốn giúp Kiev kết thúc cuộc chiến với Nga.’
Ông Heappey khẳng định, rủi ro về sức khỏe và môi trường do uranium nghèo gây ra là thấp, viện dẫn một nghiên cứu của chính phủ Anh vào năm 2007.
Tuy nhiên, theo chuyên gia Doug Weir của tổ chức Đài quan sát môi trường và xung đột, khi đạn uranium nghèo tấn công mục tiêu, chúng phân mảnh và đốt cháy, tạo ra hạt uranium độc hại về mặt hóa học nếu con người hít phải.
Ngày 21/3, Anh thông báo sẽ chuyển đạn uranium nghèo cho Ukraine sử dụng trên xe tăng Challenger 2. Theo Bộ Quốc phòng Vương quốc Anh, quân đội nước này đã sử dụng uranium nghèo trong nhiều thập niên và chúng không liên quan gì đến vũ khí hạt nhân.
Hồi tháng 3 vừa qua, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã lên tiếng cảnh báo về kế hoạch cung cấp đạn chứa uranium nghèo và Moscow coi loại đạn trên là chứa các thành phần hạt nhân.
Ông Putin tuyên bố: “Tôi muốn lưu ý rằng nếu điều này xảy ra, Nga sẽ buộc phải đáp trả tương ứng. Hãy nhớ rằng phương Tây đã bắt đầu sử dụng vũ khí có thành phần hạt nhân”.
Quân đội Nga cũng cảnh báo rằng, việc sử dụng đạn uranium nghèo có khả năng gây ra tác hại đối với sức khỏe của người Ukraine và lĩnh vực nông-công nghiệp trong khu vực.
Trong khi đó, Chủ tịch Duma Quốc gia (Hạ viện) Nga Vyacheslav Volodin hôm 21/3 cho biết việc Anh cung cấp đạn uranium nghèo cho Kiev sẽ làm leo thang cuộc xung đột hiện tại và trở thành mối đe dọa đối với toàn châu Âu.
Nghị sĩ Nga lưu ý thêm, quyết định này cũng có thể là bước đệm để Kiev tiến tới sử dụng bom bẩn hoặc triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật.
IAEA cử phái bộ giám sát tới các nhà máy điện hạt nhân ở Ukraine
Ông Oleg Korikov - quyền Chủ tịch Cơ quan thanh tra hạt nhân quốc gia Ukraine - cho biết Tổ chức Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) sẽ điều các phái bộ giám sát tới các nhà máy điện hạt nhân ở nước này.
Toàn cảnh nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia ở Ukraine. Ảnh: AFP/TTXVN
Hãng thông tấn Ukrinform ngày 10/1 dẫn lời ông Oleg Korikov, nêu rõ: "Trong tương lai gần, những phái bộ này sẽ được triển khai tại tất cả các nhà máy điện hạt nhân".
Theo ông Oleg Korikov, mục đích chính trong hoạt động của các phái bộ IAEA là giám sát hạt nhân và an toàn phóng xạ tại các cơ sở hạt nhân trong bối cảnh tình hình xung đột đang diễn ra tại Ukraine.
Hiện có 4 trong tổng số 5 nhà máy điện hạt nhân ở Ukraine đang hoạt động. Nhà máy điện hạt nhân Chernobyl - nơi xảy ra thảm họa hạt nhân ngày 26/4/1988 - đã bị đóng cửa hoàn toàn vào ngày 15/12/2000.
Trước đó, hồi tháng 8/2022, IAEA cũng đã cử phái đoàn giám sát của mình đến nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia ở miền Nam Ukraine, nơi lực lượng Nga đang nắm quyền kiểm soát kể từ tháng 3/2022.
Myanmar đề xuất chuyển Đại sứ quán Nga đến Naypyidaw Đại sứ quán Nga tại Myanmar có khả năng sẽ chuyển từ thành phố Yangon đến thủ đô mới của đất nước này là Naypyidaw. Tòa nhà trụ sở Quốc hội Myanmar trong quá trình xây dựng tại thủ đô mới Naypyitaw năm 2010. Ảnh: Reuters Hãng thông tấn TASS (Nga) cho biết đó lời đề xuất của Thống tướng Myanmar Min Aung...