Moscow cảnh báo Nga vỡ nợ có thể khiến châu Âu cũng vỡ nợ
Việc Nga không thể trả các khoản thanh toán nước ngoài có thể dẫn đến siêu lạm phát ở châu Âu và khiến chính châu Âu bị vỡ nợ, Phó Chủ tịch hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev nhận định hôm 17/4.
Bình luận về việc Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen cho rằng việc Nga vỡ nợ chỉ là vấn đề thời gian, ông Medvedev cho rằng: “Hãy thử để điều đó xảy ra xem”.
“Việc Nga vỡ nợ có thể khiến châu Âu vỡ nợ”, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga bình luận, đồng thời đánh giá hệ thống tài chính của Liên minh châu Âu (EU) không ổn định lắm và nhiều người đang mất dần niềm tin vào nó.
Ông Medvedev cũng dự báo châu Âu sẽ chứng kiến siêu lạm phát vì thiếu các thực phẩm cơ bản trong các cửa hàng và dòng người tị nạn đổ về châu lục này dẫn đến tình trạng tội phạm gia tăng.
“Trong trường hợp đó, Brussels sẽ phải thay đổi giọng điệu của mình”, ông Medvedev nói.
Trong cuộc trả lời phỏng vấn với tờ Bild am Sonntag, bà von der Leyen cho rằng các lệnh trừng phạt của phương Tây đang làm rung chuyển nền kinh tế Nga với hàng trăm công ty lớn và hàng nghìn chuyên gia đang rời Nga cũng như việc GDP của nước này được dự báo sẽ giảm 11% và Nga vỡ nợ chỉ là vấn đề thời gian.
Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov trước đó cho biết Nga sẽ trả các khoản nợ bằng ngoại tệ chỉ khi các tài sản bằng tiền mặt được dỡ phong tỏa. Trong trường hợp bị từ chối hoặc không nhận được phản hồi từ các ngân hàng đại lý, Nga sẽ hoàn lại và trả lãi nợ nước ngoài bằng đồng rúp.
Video đang HOT
Tuy nhiên, trong trường hợp này, đó sẽ là một sự thay đổi đáng kể về việc trả lãi các khoản nợ của Nga theo các khoản nợ trái phiếu và điều này có thể được coi là một kiểu vỡ nợ.
Các nhà chức trách Nga đã nhiều lần nhấn mạnh không có cơ sở thực tế nào cho việc Nga vỡ nợ và tình huống đó chỉ có thể được tạo ra bằng cách dàn dựng.
Khủng hoảng Ukraine có làm tổn hại nền kinh tế Nga?
Phương Tây đang cảnh báo sẽ áp dụng các biện pháp trừng phạt khắc nghiệt với Nga nếu xảy ra xung đột với Ukraine
Theo đài RT, các phương tiện truyền thông phương Tây cũng như nhiều quan chức Mỹ đã liên tục cảnh báo về khủng hoảng Ukraine và đe dọa trừng phạt nghiêm khắc Nga nếu xung đột quân sự với Ukraine. Mỹ và các đồng minh coi việc quân đội Nga tập trung ở phần lãnh thổ sát Ukraine của nước này là bằng chứng cho thấy sắp nổ ra xung đột tiềm tàng với Ukraine. Nga đã nhất quán bác bỏ các cáo buộc, khẳng định họ có quyền thực hiện các cuộc diễn tập quân sự trong phạm vi biên giới của mình tùy ý.
Nga có thể đối mặt thêm biện pháp trừng phạt nào?
Trong trường hợp xảy ra xung đột quân sự Nga-Ukraine, Mỹ và các đồng minh đã tuyên bố sẽ áp đặt các lệnh trừng phạt đối với các ngân hàng hàng đầu của Nga, cấm mua bán nợ chính phủ Nga, đưa Nga ra khỏi hệ thống thanh toán toàn cầu liên ngân hàng SWIFT, cấm vận đối với công nghệ chip Mỹ và thực hiện những động thái với đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 2.
Nga sẽ phản ứng thế nào nếu bị trừng phạt?
Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) trước đó đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các ngân hàng và công ty của Nga liên quan vấn đề Ukraine. Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov cho biết tuần trước rằng các biện pháp trừng phạt tiếp theo sẽ không dễ chịu, nhưng nước này sẽ đối phó. Ông nói: "Tôi nghĩ rằng các tổ chức tài chính của chúng tôi có thể xử lý nếu những rủi ro này xuất hiện". Theo Tass, Điện Kremlin ngày 20/1 tuyên bố Nga sẽ có đáp trả tương xứng nếu Mỹ áp đặt trừng phạt.
Điều gì sẽ xảy ra với đồng rúp?
Các nhà phân tích của công ty Renaissance Capital cho rằng leo thang quân sự ở Ukraine và các lệnh trừng phạt cứng rắn có thể khiến đồng rúp mất giá và do đó, chính sách của Ngân hàng Trung ương Nga và các biện pháp can thiệp ngoại hối nhằm đảm bảo ổn định tài chính sẽ bị thắt chặt.
Công ty này nhận định: "Trong trường hợp này, chúng tôi dự báo rằng các chỉ số về dòng tiền chảy ra từ thị trường nợ và thị trường chứng khoán có thể giống các chỉ số của năm 2014-2015, giai đoạn đầu và giai đoạn nghiêm trọng nhất của cuộc xung đột ở miền đông Ukraine. Khi đó, đồng rúp giảm giá tới 20%, làm mở rộng phần bù rủi ro quốc gia thêm 200 điểm cơ bản và khiến ngân hàng trung ương thắt chặt chính sách tiền tệ tương ứng".
Điều gì sẽ xảy ra với giá dầu và khí đốt?
Các nhà phân tích cảnh báo cuộc khủng hoảng có thể là một cơn địa chấn đối với thị trường năng lượng. Theo Capital Economics, giá khí đốt của châu Âu có thể sẽ vượt mức cao kỷ lục 180 euro/MWh vào cuối năm ngoái.
Ông Manish Raj, Giám đốc tài chính của công ty Velandera Energy Partners, nhận định: "Trong khi cuộc khủng hoảng Nga-Ukraine ảnh hưởng trực tiếp đến giá khí đốt tự nhiên trong khu vực, thì giá dầu thô nói chung đang không bị ảnh hưởng vì không có nhiều dầu của Nga được vận chuyển qua Ukraine. Tuy nhiên, khả năng xảy ra xung đột vũ trang là một diễn biến nghiêm trọng và có ảnh hưởng địa chính trị rộng rãi, do đó đẩy phí bảo hiểm giá dầu lên".
Căng thẳng làm gia tăng khả năng nguồn cung dầu bị gián đoạn. Trong tuần này, giá dầu thô đã tăng lên mức cao nhất trong 7 năm, lên gần 90 USD/thùng.
Liệu Nga có thể thích ứng hoặc giảm thiểu tác động của các lệnh trừng phạt?
Trong 7 năm qua, Chính phủ và Ngân hàng Trung ương Nga đã giảm sử dụng đồng USD, chuyển tài sản ra khỏi Mỹ và bán một phần nhỏ các khoản nợ của mình cho người nước ngoài. Nga đã và đang định hình lại tỷ lệ nắm giữ tiền tệ quốc tế, ưu tiên các loại tiền tệ khác và vàng.
Các cơ quan xếp hạng tín nhiệm quốc tế trước đây nói rằng dự trữ tài chính của Nga sẽ cho phép nước này đối phó với những tác động tiêu cực của các lệnh trừng phạt. Theo Ngân hàng Trung ương Nga, dự trữ ngoại hối của nước này hiện lên tới mức kỷ lục 630 tỷ USD, với mức tăng 30 tỷ USD chỉ riêng trong năm ngoái.
Nền kinh tế toàn cầu sẽ phản ứng thế nào nếu Nga bị trừng phạt khắc nghiệt?
Nga chiếm khoảng 1,7% tổng sản phẩm quốc nội của thế giới. Tuy nhiên, Nga là một đối tác thương mại lớn của nhiều quốc gia, đặc biệt là ở EU.
Việc cắt đứt với Nga sẽ làm tổn hại đến các nền kinh tế châu Âu có quan hệ thương mại quan trọng với Nga. Các biện pháp trừng phạt hiện tại đã tỏ ra không hiệu quả, khiến các doanh nghiệp châu Âu bị thiệt hại lớn. Sau nhiều năm là đối tác thương mại lớn nhất của Nga, năm ngoái, EU đã rơi xuống vị trí thứ hai sau Trung Quốc. Khoảng 1/3 hàng hóa nhập khẩu của Nga vẫn đến từ châu Âu và một lượng tương đương hàng xuất khẩu, chủ yếu là năng lượng, được xuất đến EU. Tổng thương mại hàng hóa giữa Nga và EU đạt tổng cộng 174,3 tỷ euro vào năm 2020.
Nhà đầu tư có nên bán cổ phiếu Nga?
Chứng khoán Nga đã giảm do lo ngại về khả năng leo thang quân sự đối với Ukraine tiếp tục tác động đến giá cổ phiếu và đồng rúp. Thị trường chứng khoán Nga đã giảm 8% vào ngày 18/1 và đây là ngày giảm mạnh nhất kể từ tháng 3/2020.
Chỉ số RTS của các cổ phiếu hàng đầu của Nga đã giảm 15% trong tuần trước, quét sạch hơn 105 tỷ USD giá trị của các cổ phiếu.
Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng đây là cơ hội mua vào vì giá hời. Hơn nữa, sau mỗi đợt giảm giá luôn là đợt tăng giá.
Venezuela thoát khỏi chu kỳ siêu lạm phát Ngày 8/1, Ngân hàng trung ương Venezuela (BCV) thông báo nước này đã thoát khỏi chu kỳ siêu lạm phát bắt đầu từ năm 2017 sau khi trải qua 12 tháng liên tiếp có chỉ số giá tiêu dùng tăng dưới 50%. Người dân mua sắm tại chợ ở Caracas, Venezuela. Ảnh: AFP/TTXVN Theo phóng viên TTXVN tại Mỹ Latinh, số liệu của...