Moscow bình thản: “Nga cung cấp vũ khí cho Syria là hợp pháp”!
Ngày 9-5, các quan chức Mỹ đã lên tiếng kêu gọi Nga chấm dứt bán vũ khí cho Syria, chỉ vài giờ sau khi các phương tiện truyền thông phương Tây cho rằng, Nga đã bán các hệ thống tên lửa phòng không hiện đại cho nước này.
Trước đó vài tiếng, Tạp chí Wall Street đưa tin, Israel đã thông báo với Mỹ về khả năng Nga đã bán các khẩu đội tên lửa phòng không S-300 cho chính phủ của Tổng thống Bashar al-Assad.
Theo thông tin mà Israel cung cấp, năm 2010, Syria đã ký một thỏa thuận với Moscow về việc mua 6 hệ thống phóng và 144 tên lửa trị giá 900 triệu USD.
Bình luận về thông tin của các phương tiện truyền thông, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cho rằng: “Các tên lửa này có thể sẽ gây bất ổn đối với nhà nước Israel”.
“Tôi cho rằng chúng tôi đã nói rõ ràng rằng chúng tôi muốn Nga chấm dứt cung cấp viện trợ cho Syria”, ông Kerry cho biết sau cuộc gặp với Ngoại trưởng Italia Emma Bonino.
Israel cũng đã lên tiếng yêu cầu Nga không bán S-300 cho Syria, vì lo ngại nó có thể làm gia tăng sức mạnh cho quân chính phủ mà nước này cùng các đồng minh phương Tây đang rất muốn lật đổ.
Trong chuyến thăm của Ngoại trưởng Kerry đến Nga hồi đầu tuần này, hai bên đã đạt được một thỏa thuận về việc tổ chức các cuộc đàm phán quốc tế về Syria, với sự tham gia của cả các đại diện của chính phủ Syria và phe đối lập, dự kiến sẽ được tổ chức vào cuối tháng này.
Video đang HOT
Việc Nga bán vũ khí cho chế độ của Tổng thống Syria Bashar al-Assad đã gây nên căng thẳng song phương giữa Moscow và Washington, các quan chức Mỹ đã cáo buộc Nga trang bị vũ khí cho một chế độ mà Mỹ cho là đang giết hại chính dân mình trong cuộc nội chiến tại Syria.
Tuy nhiên, Nga đã khẳng định rằng việc cung cấp này là hợp pháp theo luật pháp quốc tế và rằng họ không cung cấp cho Syria, nước nhập khẩu vũ khí lớn nhất của Nga ở Trung Đông, các loại vũ khí tấn công có thể được sử dụng để sát hại dân thường.
Trong khi đó, chính Mỹ mới là nước tuồn vũ khí vào Syria trái phép. Điều lệ của Liên hiệp quốc không cho phép một quốc gia can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác, không được giúp đỡ tài chính, vũ khí cho lực lượng đối lập lật đổ chính phủ hợp pháp của các nước mà các hành động này đều phải do Liên hiệp quốc quyết định.
Thế nhưng, ngày 25/03 vừa qua, hãng tin Pháp AFP (Agence France-Presse) cho biết, dưới sự “bảo kê” của Cục tình báo Trung ương Mỹ CIA, một khối lượng vũ khí khổng lồ đã được bí mật tuồn vào Syria để cung cấp cho phe đối lập. Theo AFP, tổng lượng vũ khí cung cấp cho phe đối lập tính đến thời điểm này đã vượt qua con số 3.500 tấn.
Thông tin cho biết, các phi vụ vận chuyển vũ khí vào Syria do Thổ Nhĩ Kỳ và một số quốc gia Ả-rập (Jordan, Ả-rập Xê-út và Qatar) tiến hành dưới sự giúp đỡ của CIA. Nhóm này đã mua vũ khí của phương Tây (chủ yếu là Croatia) sau đó chuyển về các nước xung quanh rồi vận chuyển bằng xe quân dụng và máy bay vào nội địa Syria.
Vì vậy, luận điểm của Mỹ cho rằng, “các tên lửa này có thể sẽ gây bất ổn đối với nhà nước Israel”, trong khi vẫn tuồn vũ khí cho phe đối lập lật đổ Chính phủ của Tổng thống Assad, thì việc Nga phớt lờ đề nghị của Mỹ, cung cấp S-300 cho Syria cũng là điều dễ hiểu
Theo ANTD
Trung Quốc lại "vỡ mộng": Tàu ngầm Amur-1650 không có động cơ AIP
Tờ "Quan điểm" của Nga vừa xác nhận thông tin từ Triển lãm Hàng không Quốc tế LIMA-2013 ở Malaysia là Nga sẽ bán tàu ngầm Amur-1650 không kèm theo hệ thống động lực AIP.
Tờ báo này cho biết, tại cuộc triển lãm, Trung Quốc đã bày tỏ sự quan tâm nồng nhiệt đối với loại tàu ngầm Amur-1650 bất kể là trong quá khứ việc phát triển loại tàu ngầm này đã có những trục trặc nhất định, hiện 2 bên Nga và Trung Quốc vẫn đang tiếp tục đàm phán về các điều khoản để đạt thành hợp đồng.
Hãng thông tấn Nga Itar-Tass cũng cho biết, trong một báo cáo chuyên đề mới nhất mang tên "Hiện đại hóa hải quân nhân dân Trung Hoa", một số quan chức của Ủy ban nghiên cứu thuộc Quốc hội Mỹ đã cho biết, Trung Quốc rất thèm muốn loại tàu ngầm thông thường xuất khẩu Amur-1650 của Cục thiết kế trang bị hải quân trung ương Rubin.
Việc họ mua loại tàu ngầm này không ngoài mục đích đưa các chuyên gia Trung Quốc tiếp cận với công nghệ đóng tàu ngầm hiện đại trên thế giới, nhằm nâng cao trình độ thiết kế và hàm lượng công nghệ để ứng dụng trong công nghiệp đóng tàu trong nước.
Trước thềm chuyến thăm Nga của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, các phương tiện truyền thông Trung Quốc ồ ạt đưa tin về hợp đồng mua 24 máy bay Su-35 và 4 tàu ngầm Amur-1650 - phiên bản xuất khẩu của loại tàu ngầm lớp Lada của Nga. Thế nhưng thông tin này bị coi là "tin vịt" vì bị chính các quan chức quốc phòng Nga phủ nhận.
Theo các phương tiện truyền thông Trung Quốc, phiên bản xuất khẩu của Lada cũng được trang bị hệ thống động lực không cần không khí AIP. Thế nhưng, hiện hải quân Nga cũng chỉ mới có 1 tàu ngầm Lada duy nhất và cũng là tàu ngầm đầu tiên của Nga trang bị hệ thống động lực này là tàu "Saint Petersburg" nhưng trong quá trình chạy thử nó cũng bộc lộ một số trục trặc về động cơ và hệ thống chỉ huy thông tin.
Hệ thống động lực AIP tạm thời chỉ được sử dụng trên các tàu ngầm Lada của Nga
Ngoài ra, công tác chế tạo 2 chiếc còn lại thuộc lớp này là "Sevastopol" và "Kronstadt" đã từng bị Tư lệnh hải quân Nga tiền nhiệm Vysotsky đình chỉ trong một thời gian, mãi đến tháng 2 năm nay mới được thông qua quyết định sản xuất hàng loạt.
Tờ "Quan điểm" cho biết, để cải tiến chất lượng đóng tàu ngầm lớp Lada nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất hàng loạt, phía hải quân và nhà thiết kế đã bắt tay phân tích xu thế hiện đại hóa tàu ngầm trên thế giới, đi sâu nghiên cứu các công nghệ then chốt của các hãng đóng tàu phương tây, kết hợp với những thành tựu công nghệ tích lũy được trên cơ sở kho kinh nghiệm phong phú của các nhà thiết kế tàu ngầm Nga.
Tàu ngầm Lada sau khi cải tiến sẽ sử dụng một phương thức thu nạp Oxy mới, giúp các hãng đóng tàu Nga tiết giảm kinh phí chế tạo hệ thống động lực AIP. Ngoài ra, phương án cải tiến còn sử dụng một loại 1 sơn chống sonar mới làm cho tàu có tính năng tàng hình rất cao ngay cả khi chạy với vận tốc tối đa. Hơn nữa, tàu ngầm "Saint Petersburg" cũng là chiếc đầu tiên trên thế giới sử dụng hệ thống an ninh sinh thái.
Các nhà thiết kế của Cục thiết kế Rubin cho biết, thiết kế hệ thống động lực AIP cần được sử dụng rộng rãi hơn để có đánh giá chính xác về chất lượng và nó sẽ được tiến hành trên các tàu ngầm lớp Lada của Nga chứ không phải các tàu ngầm Amur-1650. Điều này có nghĩa là các phiên bản xuất sang nước ngoài sẽ sử dụng các động cơ diezen - điện không có hệ thống động lực AIP.
Tàu ngầm động cơ diezen - điện lớp Lada thuộc dự án 677 do Cục thiết kế Rubin - Saint Petersburg thiết kế, chiếc đầu tiên là "Saint Petersburg"được đóng vào cuối thập niên 90 thế kỷ trước, 2 chiếc tiếp theo là "Sevastopol" và "Kronstadt" được đóng lần lượt vào năm 2005 và 2006.
Đồ họa thiết kế của tàu ngầm lớp Lada
Lada có chiều dài 66,8m, đường kính thân đoạn lớn nhất 7,1m, lượng giãn nước khi nổi 1765 tấn, khi lặn là 2650 tấn. Tàu có khả năng lặn sâu tới 300m, tốc độ 21 hải lý/h, thời gian hoạt động liên tục 45 ngày, thời gian lặn ngầm (không nổi lên) kỷ lục là 25 ngày.
Tàu sử dụng động cơ diezen - điện với hệ thống động lực AIP thế hệ 2 Kristall-27 do Viện thiết kế nồi hơi đặc biệt (SKBK) nghiên cứu phát triển trên cơ sở hệ thống động lực AIP thế hệ thứ nhất Kristall-20, công suất 130kW cũng do Viện này phát triển thành công vào đầu thập niên 90 thế kỷ trước.
Đặc biệt hệ thống vũ khí chính trên tàu bao gồm: tên lửa hành trình, ngư lôi, thủy lôi... đều thuộc hệ thống tên lửa Kalibr-S (phiên bản xuất khẩu là Club-S) với cơ số đạn mỗi loại 18 quả, thủy thủ đoàn 35 người.
Với hệ thống vũ khí cực mạnh và tính năng tàng hình cao cùng với hệ thống động lực AIP, phiên bản xuất khẩu mới nhất của Lada là Amur-1650 đang được săn đón nhất trên thế giới, đặc biệt là Trung Quốc. Nhưng nếu Amur-1650 không được trang bị hệ thống động lực AIP thì chưa chắc nó đã giữa được sức hút mạnh mẽ với khách hàng mua tàu ngầm.
Theo ANTD
Thủ tướng Malaysia giải tán quốc hội Sáng nay thủ tướng Malaysia Najib Razak đã chính thức tuyên bố giải tán quốc hội, mở đường cho một cuộc tổng tuyển cử rất được chờ đợi giữa một bên là liên minh đã cầm quyền 56 năm và phe đối lập với những cam kết đổi mới. Liên minh của ông Najib Razak đang gặp thử thách Theo hãng tin AFP,...