Mồng tơi không chỉ ăn cho mát
Món ăn nấu từ mồng tơi với gà ác, đậu đen ninh nhừ sẽ giúp sản phụ nhiều sữa, mau hồi phục sức khỏe, cùng với làn da hồng hào và tóc mượt.
Mồng tơi là loại rau được sử dụng làm thuốc từ lâu đời. Theo đông y, rau mồng tơi có vị chua ngọt, tính lạnh, không độc; tác dụng thanh nhiệt, hoạt tràng, lương huyết, giải độc…; chữa đại tiện xuất huyết, tiểu tiện không thông, tiểu rắt, kiết lỵ, ban chẩn, đinh sang…
Cả đông và tây y đều khẳng định loại rau này có tác dụng nhuận trường. Các nghiên cứu còn cho thấy nó giúp thải chất béo, tốt cho người có mỡ và đường máu cao. Ngoài việc sử dụng trong bữa ăn hằng ngày, rau mồng tơi còn được dùng trong một số bài thuốc chữa táo bón, đại tiện xuất huyết kinh niên, tiểu tiện không thông, tiểu rắt, chứng ngực bồn chồn, cầm máu và giúp vết thương mau lành. Dân gian thường dùng mồng tơi làm rau ăn cho mát và chống táo bón. Một số nơi còn dùng quả mồng tơi để nhuộm đỏ các loại mứt.
* Chữa yếu sinh lý: Dùng rau mồng tơi, rau ngót, rau má, bộ lòng gà hay vịt, nấu canh ăn nóng sẽ giúp trị chứng yếu sinh lý ở nam giới khá hiệu quả.
* Chữa di, mộng tinh: Rau mồng tơi, đậu nành, lạc mỗi thứ một nắm nấu với 1-2 kg xương heo (xương ống càng tốt). Hầm kỹ xương heo trong nồi áp suất rồi mới cho đậu lạc vào, cuối cùng cho rau mồng tơi nấu thêm 10 phút. Ăn nóng.
Dân gian thường dùng rau mồng tơi làm rau ăn cho mát và chống táo bón (Ảnh: Sơn Nhung)
* Chữa hoạt tinh: Trường hợp xuất tinh quá nhanh và sau giao hợp thường bị mệt mỏi đuối sức, xanh xao, lấy rau mồng tơi 1 nắm, rau dền tía 1 nắm, nấu với một đôi bầu dục (để nguyên lớp mỡ và vỏ bọc), ăn nóng. Ăn xong uống nước trà gừng nóng. Trước khi đi ngủ ăn 1 thìa vừng đen đã rang thơm, nhai kỹ rồi nuốt, sau đó uống 1 chén nước cơm rượu.
Video đang HOT
* Tăng sữa cho sản phụ sau sinh: Phụ nữ sau khi sinh ít sữa, ăn rau mồng tơi sẽ nhiều sữa hơn. Trong rau mồng tơi có các vitamin A3, B3, chất saponin, chất nhầy và sắt nên tốt cho thai phụ… Món ăn nấu từ mồng tơi với gà ác, đậu đen ninh nhừ ăn nóng sẽ giúp sản phụ nhiều sữa, mau hồi phục sức khỏe, lại có làn da hồng hào và mái tóc đen mượt.
* Giúp da tươi nhuận, hồng hào: Lá mồng tơi còn có tác dụng dưỡng da. Ăn rau mồng tơi giúp lưu thông khí huyết, nhuận trường, giúp da dẻ mịn màng, tươi trẻ. Chọn vài lá mồng tơi non giã lấy nước cốt, cho vài hạt muối, thoa đều lên mặt vài lần trước khi đi ngủ có thể dưỡng da, làm mịn nếp nhăn ở mặt, chống da thô ráp.
* Chữa khí hư, suy nhược: Gà ác 1 con, lá mồng tơi 1 nắm, đậu đen 1 nắm, ninh nhừ ăn nóng cả nước và cái, mỗi tuần 1 – 2 lần. Khi thấy có kết quả, cho thêm một nắm đậu nành, 2 nắm lạc. Món này giúp phụ nữ bồi dưỡng sau khi sanh và làm cho da hồng hào, tóc đen mượt. Người bị đau dạ dày, ợ chua ăn cũng tốt.
* Trị táo bón: Ăn rau mồng tơi hằng ngày giúp nhuận trường rất tốt. Nếu bị táo bón có thể dùng bài thuốc sau: Lấy 500 g mồng tơi cho mắm muối, tương, giấm nấu thành canh ăn cơm hằng ngày. Sử dụng vài ngày sẽ thấy hiệu quả.
* Trị tiểu buốt: Hái lá mồng tơi từ sáng sớm, lau sạch cho vào cối giã nát, vắt lấy nước cốt pha thêm một ít nước sôi để nguội, cho vài hạt muối rồi uống. Bã dùng để đắp vào bụng dưới (vị trí bàng quang) chỉ sau vài lần là khỏi.
* Trị bệnh trĩ: Nếu bị trĩ nhẹ thì lấy một nắm lá mồng tơi rửa sạch, giã nhuyễn cùng vài hạt muối đắp vào chỗ trĩ sưng, đồng thời nấu canh mồng tơi ăn với cá diếc (ăn cả nước và cái) rất hiệu nghiệm.
* Chữa chảy máu cam do huyết nhiệt: Mồng tơi tươi giã nát rồi lấy bông thấm nước cốt nhét vào lỗ mũi bên chảy máu.
* Trị đầy bụng: Rau mồng tơi 50 g, rau đay 50 g, khoai sọ 1 củ (bóc vỏ thái nhỏ) nấu canh ăn vài ba ngày. Hoặc dùng 4 loại rau sau đây với lượng bằng nhau để nấu canh: mồng tơi, đay, rau khoai, rau má.
Chú ý: Rau mồng tơi tính mát lạnh nên dùng cẩn thận với người hay bị lạnh bụng đi ngoài. Để bớt lạnh, nên nấu kỹ hoặc phối hợp thêm các thức ăn khác nguồn gốc động vật.
Tại Indonesia, người ta thường dùng rau mồng tơi làm thuốc chữa trẻ con bị táo bón, phụ nữ đẻ khó; dùng nước ép quả để nhỏ trị đau mắt. Tại Trung Quốc, có nơi người ta dùng rau mồng tơi giã đắp chữa vú sưng nứt, giải độc.
Theo bác sĩ Hoàng Xuân Đại
Người lao động
Chứng máu khó đông
Dù chưa có cách nào chữa khỏi, người mắc chứng máu khó đông có thể an tâm hơn với những phương pháp điều trị giúp cầm máu dễ dàng hơn, theo xác nhận của Cơ quan Quản lý dược và thực phẩm Mỹ (FDA).
Với người bệnh máu khó đông, chỉ một vết thương nhỏ cũng sẽ trở thành vấn đề nghiêm trọng - Ảnh: Shutterstock
Chứng máu khó đông là một tình trạng rối loạn làm giảm mạnh khả năng đông máu ở người, khiến nạn nhân chảy máu nghiêm trọng dù chỉ bị một vết thương nhẹ. Người mắc chứng này có thể bị chảy máu bên trong các khớp và dẫn đến bệnh khớp kinh niên gây đau đớn; chảy máu đầu và đôi khi xuất huyết não, với hậu quả lâu dài và nghiêm trọng, như đột quỵ và bị liệt người; hoặc thậm chí có thể dẫn đến tử vong nếu không cầm được máu hoặc xuất huyết diễn ra trong các cơ quan nội tạng chủ chốt như não.
Chứng bệnh này không loại trừ chủng tộc hay màu da, gây nên do đột biến một trong các gien cung cấp chỉ dẫn để tạo ra các protein cần thiết giúp máu nhanh chóng vón thành cục. Hiện có hai dạng, gồm chứng máu khó đông A, tức dạng bình thường, do thiếu mức nhân tố đông máu số 8, và dạng B (thiếu nhân tố số 9), còn gọi là bệnh Giáng sinh (được đặt theo tên người đầu tiên bị chẩn đoán bệnh này là Stephen Christmas vào năm 1952 ở Mỹ). Dạng A phổ biến gấp 4 lần so với dạng B, và khoảng phân nửa số người mắc bệnh đều ở dạng nghiêm trọng.
Hầu hết các ca bệnh đều do di truyền, chỉ có một số ít phát bệnh khi cơ thể người tạo ra các kháng thể tấn công các nhân tố làm đông máu. Đại đa số trường hợp di truyền đều là nam giới. Theo FDA, xác suất mắc chứng này dao động ở tỷ lệ 1:5.000 ca sinh bé trai. Tại VN, có khoảng 6.000 người mắc chứng máu khó đông, theo thông tin vừa được công bố gần đây.
Điều trị
Đến thời điểm hiện nay, vẫn chưa có cách chữa dứt điểm bệnh máu khó đông, dù một số chuyên gia cho rằng có thể dùng công nghệ sàng lọc gien di truyền trước khi phôi hình thành để loại bỏ đột biến có hại. Tuy nhiên, tin mừng là đã có cách giúp máu đông nhanh hơn, từ đó loại bỏ nguy cơ tổn thương nghiêm trọng hoặc thậm chí thiệt mạng, theo FDA. Vào thời xưa, cụ thể là thế kỷ 19, chứng máu khó đông đôi khi còn được gọi là "căn bệnh hoàng gia", do nó là "lời nguyền" ám ảnh gia đình hoàng tộc xứ Anh. Đến thập niên 1960, có thể dùng huyết thanh tươi để giúp bệnh nhân đông máu, nhưng liệu pháp này không có đủ lượng protein nhân tố số 8 hoặc 9 để ngăn chặn tình trạng xuất huyết nội nghiêm trọng.
Giờ đây, cách chữa bệnh thường dùng là liệu pháp thay thế: tiêm dung dịch chứa nhân tố số 8 (cho người bệnh dạng A) hoặc số 9 (cho bệnh nhân dạng B) vào tĩnh mạch để thay thế hoặc bù trừ protein không có. Những dung dịch này trước đây được làm từ máu người. Hiện nay, ngày càng có nhiều sản phẩm được tạo thành bằng công nghệ tái tổ hợp ADN (một dạng ADN nhân tạo), với một số vật liệu hoàn toàn không chiết xuất từ người hoặc động vật. Sản phẩm cuối cùng là một dạng bột được pha với nước vô trùng trước khi sử dụng.
Tùy theo tình trạng bệnh, từ nhẹ cho đến nặng, giới bác sĩ có cách trị liệu phù hợp. Tuy nhiên, thông thường những người mắc chứng máu khó đông được khuyên nên có biện pháp ngăn chặn trước khi thực sự chảy máu, có nghĩa là tiêm định kỳ dung dịch chứa chất đông máu. Đặc biệt, những người bị nghiêm trọng, chiếm khoảng 60% dân số máu khó đông, nên can thiệp trước khi chấn thương xảy ra để giới hạn mức độ thiệt hại thấp nhất. Một điều đáng chú ý là cộng đồng máu khó đông trên toàn cầu ước tính vào khoảng 400.000 người, nhưng chỉ có 25% nhận được điều trị thích hợp.
Tụ Yên
Theo Thanhnien
Ngồi máy tính nhiều dễ bị chết sớm Thế giới hiện đại buộc chúng ta phải ngồi nhiều hơn: lái xe - ngồi, làm việc - ngồi, xem tivi - ngồi, dùng máy tính - ngồi. Tuy nhiên, nếu không muốn chết sớm, đừng ngồi nhiều. Đây là kết luận từ một nghiên cứu mới được các nhà nghiên cứu tại Toronto (Canada) thực hiện. Theo đó, ngồi một chỗ trong...