4 món ăn từ ngải cứu trị bách bệnh
Ngải cứu mang tới cho bạn những món ăn ngon, không chỉ vậy từ những thức ăn này còn có công hiệu vô cùng quan trọng trong hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh.
Cây ngải cứu còn có tên trong dân gian là cây thuốc cứu, cây thuốc cao hay ngải điệp có tên khoa học Artemisia vulgaris L. họ Cúc Asteraceae.
Đây là một cây thuốc nam có rất nhiều công dụng chữa các bệnh như đau lưng, cầm máu, điều hòa khí huyết, điều hòa kinh nguyệt, an thai, trị mụn, lưu thông máu lên não…
Ngải cứu vừa là cây thuốc, vừa là cây rau có thể ăn hàng ngày. Với loại rau này, bạn có khi hái về phơi khô, tán nhỏ, rây lấy phần lông trắng và tơi gọi là ngải nhung, dùng làm mồi cứu để kích thích huyệt trong phương pháp châm cứu.
4 món ăn từ ngải cứu trị bách bệnh.
Trứng gà ngải cứu
Trứng gà ngải cứu giúp lưu thông máu lên não, trị bệnh đau đầu. Đây là món ăn quen thuộc bổ dưỡng của nhiều gia đình.
Video đang HOT
Trứng gà tráng ngải cứu giúp lưu thông máu lên não trị bệnh đau đầu. Lấy một nắm lá ngải cứu, xắt nhỏ, đánh tan đều với 1 quả trứng gà, nêm hạt nêm vừa miệng, đổ vào chảo chiên chín.
Canh ngải cứu nấu thịt nạc
Bài thuốc chữa các bệnh của phụ nữ (kinh nguyệt không đều, khí hư, đau bụng do lạnh…). Thịt nạc heo băm nhỏ, ướp hạt nêm, xào qua, nêm nước, đun sôi cho rau ngải cứu. Canh sôi đều, nêm hạt nêm vừa miệng, ăn nóng.
Gà tần ngải cứu
Bồi bổ sức khỏe, hoạt huyết, xương cốt dẻo dai: 1 con gà đen khoảng 500gr, 3 trái táo đỏ, ý dĩ, kỷ từ, 3 lát sâm ta, ngải cứu, hạt sen, tam thất, hạt nêm. Gà làm sạch, mổ moi, nhồi tất cả các nguyên liệu vào trong gà, cho gà vào nồi, đổ săm sắp nước, nêm hạt nêm vừa miệng, tần cho đến khi gà mềm nhừ.
Cháo ngải cứu
Cháo ngải cứu có thể chữa động thai hoặc giảm đau thấp khớp. Cách nấu: lá ngải cứu tươi 50g, gạo tẻ 100g, đường đỏ vừa đủ (có thể cho thêm lá lốt). Thái nhỏ lá ngải cứu, nấu lấy nước để nấu cháo. Khi ăn cho đường vừa phải, ăn nóng. Chia 2 lần ăn sáng, trưa. Ăn liên tục 3 – 5 ngày.
Theo Khoevadep
Cực nguy hại khi ăn nhiều ngải cứu
Ngải cứu là một cây thuốc quý có thể chữa nhiều loại bệnh. Tuy nhiên, nếu dùng ngải cứu không đúng cách sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Ảnh minh họa: Internet
Ngải cứu được trồng phổ biến ở mọi nơi phát triển quanh năm. Ngải cứu có mùi thơm, vị đắng, tính ấm có tác dụng chữa nhiều loại bệnh như cầm máu, giảm đau, điều kinh, trị mụn nhọt...
Ngoài công dụng chữa bệnh tuyệt vời, ngải cứu còn là một loại cây chế biến thành những món ăn ngon hàng ngày điền hình như trứng.
Vừa có tác dụng bổ dưỡng vừa chữa được chứng bệnh cảm, đau đầu. Ngải cứu rất tốt cho sức khỏe nhưng nếu ăn quá nhiều sẽ gây ra một số triệu chứng như ngộ độc, chân tay run, viêm thần kinh, đặc biệt còn gây ra nhiều biến chứng với những người có tiền sử bị bệnh viêm gan, phụ nữ mang thai.
Khi dùng ngải cứu quá nhiều sẽ ảnh hưởng tới hệ thần kinh dẫn đến cơ thể bị co giật, vô cùng nguy hiểm nếu như dùng ngải cứu không đúng cách.
Sau vài lần có thể dẫn đến kinh quyết, nói nhảm, thậm chí tê liệt. Kiểm tra bằng kính hiển vi có thể phát hiện các tổn thương ở tế bào não. Sau khi khỏi bệnh, vẫn thường để lại những di chứng như hay quên, ảo giác, viêm thần kinh.
Khi có thai, nếu chị em ăn ngải cứu với tần suất 1-2 lần trong tuần thì không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bản thân và thai nhi, vì ngải cứu không gây kích thích tử cung.
Nó có tác dụng xoa dịu những cơn đau cơ, giúp tuần hoàn máu, giảm cơn đau vùng bụng và được sử dụng trong một số bài thuốc dành cho người bị động thai hay sảy thai liên tiếp.
Theo một số nghiên cứu gần đây cho thấy bà bầu ăn quá nhiều ngải cứu trong ba tháng đầu mang thai sẽ làm tăng nguy cơ bị ra máu, co bóp cổ tử cung nên dễ dẫn đến sảy thai hoặc sinh non. Chính vì thế, bà bầu nên chú ý khi ăn ngải cứu để tránh xảy ra những trường hợp đáng tiếc.
Tinh dầu trong ngải cứu là thành phần có tác dụng chữa bệnh, nhưng cũng là một thành phần có độc tính. Nếu người bị viêm gan ăn ngải cứu, khi đó dược chất đi vào gan sẽ gây ra rối loạn chuyển hóa của tế bào gan, dẫn tới viêm gan cấp tính do trúng độc và viêm gan vàng da, khiến cho gan to, nước tiểu đục, nước tiểu có lẫn dịch mật (chứng bệnh biliuria). Do đó người bị viêm gan nên tránh xa món này.
Người bình thường, không có bệnh, không nên sử dụng nước sắc ngải cứu, như một thứ nước uống thường xuyên, giống như nước trà. Trứng gà ngải cứu là món ăn bài thuốc bổ dưỡng nâng cao sức khỏe. Có thể dùng 1-2 quả trứng/ngày xào ngải cứu ăn lúc còn nóng. Tuy nhiên, nếu ăn nhiều trứng quá cũng không tốt.
Mặc dù là món ăn bổ dưỡng nhưng không phải ai ăn cũng có tác dụng bồi bổ sức khỏe như những người bệnh sỏi thận, xơ vữa động mạch vành... nên hạn chế ăn trứng.
Những người ốm dậy, thể trạng còn yếu, người già, phụ nữ sau sinh nếu không có bệnh như nói trên thì nên ăn cách ngày một quả trứng là tốt nhất.
Một trong những tác dụng nổi bật của ngải cứu đó là giúp cơ thể tăng việc đi tiểu, vì thể nó được xem là một vị thuốc nhuận tràng hiệu nghiệm. Thế nhưng, chính do tác dụng này mà những người bị rối loạn đường ruột cấp tính cần phải tránh xa ngải cứu, nếu không bệnh tình sẽ khó kiểm soát và ngày một trầm trọng hơn.
Khi sử dụng lá ngải cứu sắc uống thay trà, chỉ nên sử dụng khoảng 3-5g khô (9-15g tươi). Chỉ nên sử dụng theo từng đợt, khỏi bệnh thì nghỉ. Đối với những chị em cần dùng món "trứng gà ngải cứu" để tẩm bổ hoặc để an thai,... chỉ nên dùng 3-5 ngọn nhỏ (9-15g tươi), tránh dùng quá liều.
Theo SKGD
Xà lách giúp 'lách' bệnh Cải xà lách (lettuce) đã có được vị trí đàng hoàng trên bàn ăn cách đây khoảng 4.500 năm. Xà lách cũng tự hào hiện diện trong những bức họa trên các lăng mộ cổ ở Ai Cập. Cải xà lách đã được các học giả Hy Lạp phân thành nhiều loại khác nhau. Nhà thám hiểm Christopher Columbus đã mang xà lách...