Mộng thịt ở mắt có nguy hiểm không?
Về mặt giải phẫu, mộng thịt là một khối tăng sản lành tính, nhưng khi mộng phát triển quá lớn sẽ gây giảm thị lực không hồi phục ở bệnh nhân.
Mộng phát triển quá lớn sẽ gây giảm thị lực không hồi phục ở bệnh nhân. Ảnh: Hiệp hội Nhãn khoa Mỹ.
Mộng thịt hay còn gọi là mộng mắt (Pterygium) là tình trạng tăng sản bất thường và lành tính của kết mạc mắt. Mộng có hình tam giác, thường xuất hiện ở hai góc trong hoặc ngoài của mắt và có xu hướng phát triển vào trung tâm giác mạc gây giảm thị lực.
Theo bác sĩ chuyên khoa I Phạm Lê Hoàng Anh, khoa Mắt, Phòng khám Bệnh viện Đại học Y Dược 1 TP.HCM, dựa vào kích thước và khả năng xâm lấn vào giác mạc, mộng thịt được chia thành 4 độ:
Mộng độ 1: Mộng phát triển đến rìa giác mạc (lòng đen).
Mộng độ 2: Mộng phát triển qua rìa giác mạc nhưng chưa đến bờ đồng tử (lỗ nhỏ màu đen, nằm giữa trung tâm mắt).
Mộng độ 3: Mộng phát triển đến bờ đồng tử.
Video đang HOT
Mộng độ 4: Mộng xâm lấn qua bờ đồng tử.
Những người có thời gian tiếp xúc lâu dài với ánh nắng mặt trời, gió bụi như tài xế, nông dân, công nhkân công trình, người dân sống ở vùng biển… hoặc người thường xuyên tiếp xúc với hơi nóng như đầu bếp, thợ hàn… là nhóm dễ bị mộng mắt.
Về mặt giải phẫu bệnh, mộng thịt là một khối tăng sản lành tính. Tuy nhiên, khi mộng phát triển quá lớn sẽ gây giảm thị lực không hồi phục ở bệnh nhân.
Việc sử dụng thuốc nhỏ hay thuốc mỡ bôi mắt giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh. Phẫu thuật là phương pháp điều trị duy nhất có thể loại bỏ mộng thịt.
Hiện có 3 phương pháp điều trị phẫu thuật mộng mắt chính:
Cắt mộng đơn thuần: Nhanh, không đòi hỏi kỹ thuật và trang thiết bị phức tạp. Tuy nhiên tỷ lệ tái phát mộng thịt cao.
Cắt mộng có ghép kết mạc tự thân: Đòi hỏi có sinh hiển vi phẫu thuật, phẫu thuật viên có tay nghề cao. Tỷ lệ tái phát thấp, an toàn, hiệu quả, là phương pháp đang được các cơ sở y tế áp dụng rộng rãi.
Ghép kết mạc có vạt xoay: Là phương pháp mới không yêu cầu trang thiết bị quá phức tạp, an toàn, hiệu quả, tỷ lệ tái phát thấp.
Gia tăng bệnh nhân bị đau mắt đỏ ở Hà Tĩnh
Ngành Y tế Hà Tĩnh khuyến cáo khi xuất hiện các triệu chứng đau mắt đỏ, người dân cần đến các cơ sở y tế để được tư vấn điều trị, tránh để xuất hiện các biến chứng nguy hiểm.
Dù mới vào đầu mùa dịch đau mắt đỏ nhưng tại Bệnh viện Mắt Hà Tĩnh mỗi ngày đã tiếp nhận 10 - 15 bệnh nhân đau mắt đỏ đến khám và điều trị. Đáng chú ý, một số gia đình có nhiều thành viên gồm người lớn và trẻ nhỏ cùng mắc bệnh. Không ít trường hợp người lớn, trẻ nhỏ gặp biến chứng do tự ý điều trị, không khỏi mới đến bệnh viện.
Bác sỹ Bệnh viện Mắt Hà Tĩnh thăm khám cho một bệnh nhân bị đau mắt đỏ.
Bệnh nhân Đ.B.N (9 tuổi, xã Phú Gia, huyện Hương Khê) vào khám tại Bệnh viện Mắt Hà Tĩnh trong tình trạng hai mắt bị sưng nề, đỏ, cộm, vướng, chảy nước mắt, gỉ ra nhiều. Anh Đ.V.H. (bố của bệnh nhân N.) cho biết: "Trong những ngày hè, gia đình tranh thủ đưa cháu đi tập bơi. Sau 3 ngày tập bơi về nhà, cháu có hiện tượng hai mắt bị đỏ, đau, rát, gỉ ra nhiều. Tôi đã ra ngoài hiệu thuốc mua thuốc nhỏ cho cháu. Đến ngày thứ 5 thì hai mắt đỏ hơn, gỉ ra nhiều hơn, đau hơn nên mới đưa xuống bệnh viện mắt để khám. Qua thăm khám các bác sỹ kết luận cháu bị viêm kết mạc (đau mắt đỏ)".
Tư vấn điều trị cho người bệnh bị đau mắt đỏ.
Tại Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn - Hà Tĩnh, thời điểm này cũng có khá nhiều bệnh nhân đến khám, điều trị bệnh đau mắt đỏ. Điều đáng lo ngại là có rất nhiều trường hợp đã bị các biến chứng viêm kết mạc mãn tính, viêm giác mạc do người bệnh tự ý mua thuốc điều trị tại nhà không theo tư vấn, đơn kê của bác sỹ dẫn đến bệnh kéo dài không khỏi. Đặc biệt, một số trường hợp có thể bội nhiễm gây biến chứng viêm loét giác mạc, hình thành sẹo trên giác mạc, giảm thị lực vĩnh viễn.
Có thể kể đến như bệnh nhân L.T.X. (60 tuổi, xã Cẩm Lạc, huyện Cẩm Xuyên) đến khám trong tình trạng giác mạc phù, chấm viêm nhu mô rải rác, nước mắt chảy dịch hồng, kết mạc cương tụ. Được biết, trước đó, 10 ngày trước bệnh nhân thấy mắt bị đỏ, sưng, đau, nước mắt chảy nhiều nên ra hiệu thuốc gần nhà mua thuốc về tự nhỏ. Sau khi nhỏ nhiều ngày không đỡ, hai mắt vẫn sưng đỏ nhiều, đau nhức, nhìn mờ nên người nhà đưa đến Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn - Hà Tĩnh khám và kết luận bệnh nhân bị biến chứng viêm giác mạc.
Dịch đau mắt đỏ (hay còn gọi là viêm kết mạc) là tình trạng nhiễm trùng mắt, lây lan, bùng phát mạnh do virus Adeno gây ra. Bệnh thường khởi phát đột ngột, rất dễ mắc, dễ lây lan trong cộng đồng và gây thành dịch. Hiện nay, chưa có vắc-xin phòng bệnh và thuốc điều trị đặc hiệu. Những người bị đau mắt đỏ rồi vẫn có thể bị nhiễm lại chỉ sau vài tháng khỏi bệnh. Người bệnh bị đau mắt đỏ thường có biểu hiện đặc trưng như: mắt đỏ, cộm chói, mi mắt bị sưng, chảy nước mắt, ra nhiều rỉ, kết mạc phù nề, có nhú, có giả mạc, thậm chí mờ mắt. Ngoài ra, người bệnh bị đau mắt đỏ có thể gặp các triệu chứng như: mệt mỏi, sốt nhẹ, đau họng, ho, nổi hạch trước tai...
Bác sỹ Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn - Hà Tĩnh thăm khám cho một người bệnh bị đau mắt đỏ.
Bác sỹ CKI Võ Tá Thiện - Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn - Hà Tĩnh cho biết: "Đau mắt đỏ lây qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc trực tiếp, gián tiếp với dịch tiết từ mắt, mũi, miệng (tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, dụi tay vào mắt, sử dụng chung đồ cá nhân với người bị bệnh...). Đặc biệt, trẻ nhỏ là những đối tượng có hệ miễn dịch yếu nên rất dễ mắc bệnh đau mắt đỏ và có nguy cơ biến chứng nặng nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách.
Với những trường hợp được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, đúng cách, người bệnh có thể khỏi trong khoảng từ 3 đến 10 ngày. Nhưng, nếu người bệnh tự ý mua thuốc điều trị tại nhà không theo tư vấn, đơn kê của bác sỹ dẫn đến bệnh kéo dài không khỏi, tăng nặng, để lại biến chứng thì thời gian điều trị dài từ hai đến ba tháng. Thậm chí có một số trường hợp mặc dù đã được khỏi bệnh nhưng để lại di chứng mờ mắt, mất thị lực vĩnh viễn".
Theo khuyến cáo từ ngành y tế, để hạn chế lây nhiễm đau mắt đỏ cho những người xung quanh và các biến chứng nguy hiểm thì người dân cần hạn chế dụi tay vào mắt, mũi, miệng. Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và dung dịch sát khuẩn tay. Đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh, sử dụng riêng các vật dụng cá nhân như: đồ ăn uống, chậu, khăn rửa mặt, chăn, gối ngủ.
Nếu mắt chảy nhiều nước mắt, có nhiều ghèn rỉ mắt thì sử dụng khăn giấy hoặc bông gạc y tế (sử dụng 1 lần) để vệ sinh, sau đó bỏ vào thùng rác có nắp đậy để tránh tạo thành nguồn lây cho gia đình và người xung quanh.
Không sử dụng kính áp tròng khi đang bị viêm kết mạc. Đeo khẩu trang khi có các triệu chứng ho, hắt hơi... Vệ sinh bàn ghế, không gian sinh hoạt, vui chơi của trẻ bằng các dung dịch sát khuẩn bề mặt.
Trẻ bị đau mắt đỏ nên nghỉ học để chăm sóc tại nhà, hạn chế tiếp xúc ở nơi đông người. Khi xuất hiện các triệu chứng bệnh như: đỏ mắt, chảy nước mắt, ra nhiều rỉ ghèn... cần thăm khám tại các cơ sở y tế để được bác sỹ tư vấn, điều trị và xử lý biến chứng kịp thời.
Vị bác sĩ bật khóc, ôm mẹ lần cuối khi hiến giác mạc của bà cho y học Khi mẹ qua đời, nén đau buồn, người bác sĩ chuyên khoa mắt quyết định gọi điện đến Ngân hàng mô để hiến giác mạc của bà. Khi giác mạc được lấy xong, anh ôm mẹ lần cuối, bật khóc... Sáng sớm ngày 25/9, Ngân hàng Mô - Bệnh Viện Mắt Hà Nội 2 nhận được điện thoại thông báo, người con trai...