Mông Cổ và bài học dùng vũ khí Nga
Xin giới thiệu bài viết của Aleksandr Khramchikhin, PGĐ-Viện phân tích chính trị và quân sự Viện Hàn lâm khoa học Nga về QĐ Mông Cổ và những vấn đề liên quan.
Bài được đăng trên tờ báo chuyên ngành “Bình luận quân sự” (Nga) ngày 11/6/2016.
“Nhân tố thực tế duy nhất đảm bảo nền độc lập cho Mông Cổ – đó chính là nước Nga. Nhưng điều đó hoàn toàn không có nghĩa là họ cần chúng ta (Nga) hơn chúng ta (Nga) cần họ.
Vào đầu những năm 90 (dưới thời Bộ trưởng Ngoại giao Kozyrev -Elsin) Matxcova đã nỗ lực thực thi một chính sách đối ngoại đối ngược hẳn với chính sách đối ngoại Xô Viết,- tức biến đồng minh thành đối thủ và ngược lại .
Tuy nhiên, đến giữa những năm 90, khi ảo tưởng về Phương Tây bắt đầu qua đi, Nga bắt đầu khôi phục lại, dù chỉ được một phần, các mối quan hệ cũ.
Khả năng này (khôi phục các mối quan hệ cũ -ND) vẫn duy trì được là vì những mối quan hệ đó tương đối vững chắc: phần lớn giới lãnh đạo các nước hữu hảo đã từng học ở Liên Xô và biết tiếng Nga, giữa các bên đã từng có mối quan hệ kinh tế và quan trọng hơn, quan hệ hợp tác quân sự.
Quân đội các nước đồng minh xây dựng theo hình mẫu Xô Viết, được trang bị vũ khí của chúng ta (Liên Xô- Nga) và sẽ rất khó khăn và tốn kém nếu chuyển sang sử dụng các hệ thống và vũ khí – phương tiện kỹ thuật quân sự Phương Tây, kể cả khi (quân đội các nước đó) rất muốn và có điều kiện (kinh tế ) .
Đông Á và Nam Á là hướng ưu tiên thứ hai trong chính sách đối ngoại của Liên Xô (Nga) – xếp sau Châu Âu (mặc dù từ những năm 1960 hướng Cận Đông đã được đưa lên hàng thứ hai, còn hướng Đông Á- Nam Á xuống vị trí ưu tiên thứ ba) .
Video đang HOT
Những đồng minh truyền thống quan trọng bậc nhất của chúng ta trong khu vực này là Mông Cổ, Việt Nam, Ấn Độ và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên. Trong bài này chúng ta hãy nói về một đồng minh lâu đời nhất tại Châu Á.
Được thành lập từ trong sự hỗn loạn
Mông Cổ như hiện nay giành được độc lập hoàn toàn nhờ vào nước Nga. Nói cho chính xác hơn – tự tách khỏi Trung Quốc năm 1911 nhờ tận dụng sự hỗn loạn của Cuộc cách mạng Tân Hợi (tại Trung Quốc năm 1911). Nhưng (Mông Cổ) duy trì được nền độc lập của mình nhờ sự giúp đỡ – đầu tiên là của Nga, và sau đó là của Liên Xô.
Chính Liên Xô đã ép Trung Quốc phải chính thức công nhận Mông Cổ. Quan điểm của Trung Quốc hiện nay đối với thực tế này vẫn là quan điểm truyền thống “đặc sắc” của nước này. Trung Quốc chỉ công nhận những hiệp ước mà mình đã ký trước đó khi chưa có đủ khả năng và cơ hội xé bỏ các hiệp ước đó.
Trong tất cả các tài liệu về lịch sử của Trung Quốc đều ghi rõ rằng Mông Cổ giành quyền độc lập một cách bất hợp pháp, còn Liên Xô đã lợi dụng thế yếu của Trung Quốc để buộc nước này phải công nhận nền độc lập của Mông Cổ. Một lập trường chính thức bất di bất dịch như vậy chứng tỏ một điều là ngay khi Bắc Kinh có cơ hội, Mông Cổ sẽ ngay lập tức mất độc lập.
Với một diện tích lãnh thổ lớn (gần 1.560.000 km2, thứ 18 trên thế giới) với dân số rất ít (hơn 3 triệu người, đứng thứ 138 trên thế giới), nước này không có khả năng tự bảo vệ trước một cuộc xâm lược từ Trung Quốc. Chỉ có Nga bằng sự chính sự tồn tại của mình mới ngăn chặn được cuộc xâm lược đó.
Ở giai đoạn Hậu Xô Viết, Mông Cổ chuyển sang hình thức quản lý dân chủ và kinh tế thị trường, tích cực hợp tác với Phương Tây, phần lớn lực lượng vũ trang Mông Cổ đã tham gia các chiến dịch gìn giữ hòa bình khác nhau của Liên Hợp Quốc, binh sỹ và sỹ quan Mông Cổ đã thể hiện mình trong các chiến dịch này tương đối tốt.
Nhưng dù thế thì (Quân đội Mông Cổ) vẫn không thể đảm bảo khả năng chống lại PLA (quân số của PLA chỉ ít hơn dân số Mông Cổ một chút), còn Phương Tây thì trên thực tế không thể trở thành yếu tố đảm bảo độc lập cho nước này. Trước hết, hoàn toàn do đặc điểm địa lý: Mông Cổ không có lối ra biển và chỉ có biên giới với Nga và Trung Quốc.
Thành thử để các lực lượng quân sự nước ngoài có thể hiện diện trên lãnh thổ Mông Cổ ít nhất cũng phải có được sự đồng ý của Nga. Mặc dù Nga có những lỗ thủng trong hệ thống phòng không ở Viễn Đông, nhưng chắc chắn người Mỹ sẽ không mạo hiểm tùy tiện bay qua không phận của Nga.
Theo_Báo Đất Việt
Ngoại trưởng Mỹ tập bắn cung trên quê hương Thành Cát Tư Hãn
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry ngày 5.6 đã có chuyến công du Mông Cổ, trở thành quan chức cấp cao tiếp theo của Mỹ thăm đất nước từng một thời là đế quốc của Thành Cát Tư Hãn.
Ngoại trưởng John Kerry tập bắn cung trên quê hương Thành Cát Tư Hãn. AFP
Những đấu sĩ trong trang phục truyền thống cùng các nghi thức của người Mông Cổ đã đón tiếp Ngoại trưởng John Kerry.
Đây là lần đầu tiên ông Kerry thăm quê hương của Thành Cát Tư Hãn, người vào thế kỷ thứ 13 từng đem những đội quân hùng mạnh đi chinh phạt nhiều vùng lãnh thổ từ châu Á sang châu Âu, mở rộng bờ cõi Mông Cổ thành một đế quốc rộng lớn.
Tại đây, Ngoại trưởng Mỹ thưởng thức văn hóa du mục của người Mông Cổ và tập bắn cung. Tuy nhiên theo AFP, ông không bắn trúng được mục tiêu nào. Dù vậy, Ngoại trưởng Mỹ cũng khen ngợi nền dân chủ của Mông Cổ mà theo ông là đã đạt những tiến bộ đáng kể trong hơn nửa thập kỷ qua.
Ngoại trưởng Kerry không bắn trúng mục tiêu nào AFP
Chuyến thăm của ông Kerry được thực hiện theo sau các chuyến thăm của cựu ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton và Phó tổng thống Joe Biden, những người đã từng thăm Mông Cổ hồi năm 2012 và 2011 trong chiến lược xoay trục của Mỹ ở châu Á. Mông Cổ có vị trí đặc biệt, nằm kẹp giữa Trung Quốc và Nga.
"Các bạn (Mông Cổ) có Trung Quốc một bên và Nga ở bên còn lại, vì vậy luôn có những áp lực. Và các bạn đang ở trong ốc đảo của nền dân chủ, đấu tranh vì bản sắc của mình ngay cả khi các bạn đang giữ một truyền thống vĩ đại", ông Kerry nói.
Các võ sĩ Mông Cổ đón tiếp ông KerryREUTERS
Với dân số hiện khoảng 3 triệu người, Mông Cổ, từng là đồng minh của Liên Xô, phụ thuộc rất lớn vào thương mại với Trung Quốc. Mông Cổ xuất khẩu 90% hàng hóa của mình sang Trung Quốc, và nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm 1/3 tổng lượng nhập khẩu của nước này. Mông Cổ cũng lệ thuộc 90% năng lượng từ Nga.
Ulan Bator xem Mỹ là "nước láng giềng thứ ba quan trọng nhất", theo AFP.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Điều ít biết về nữ cố vấn đầy quyền lực của Tổng thống Obama Hôm 23-5-2016, trong ngày làm việc đầu tiên của Tổng thống Mỹ Barack Obama tại Việt Nam, một phụ nữ mặc đầm màu xanh duyên dáng luôn đi bên cạnh ông chủ Nhà Trắng. Nhưng không phải ai cũng biết về bà, cũng như vị trí đầy quyền lực mà bà đang nắm giữ trong chính quyền của Tổng thống Obama. Bà Rice...