Móng Cái – sự trỗi dậy của du lịch vùng địa đầu Tổ quốc
Móng Cái từ một điểm đến du lịch bị lãng quên trở thành điểm nóng du lịch lại Quảng Ninh với số du khách kỷ lục trong kỳ nghỉ lễ 2/9 vừa qua, khi tuyến cao tốc Vân Đồn – Móng Cái khánh thành.
Biển, rừng, cửa khẩu, văn hóa bản địa và hơn thế nữa…
Có thể nói, hiếm có điểm đến nào hội tụ trọn bộ trải nghiệm hấp dẫn như Móng Cái. Biển Trà Cổ êm dịu cùng bãi cát nguyên sơ và rừng dương xanh ngút ngàn là nơi du khách có thể đón bình minh ở cồn Mang, thử làm ngư dân ven biển, hay ngắm hoàng hôn tuyệt đẹp ở mũi Ngọc. Tại Mũi Sa Vĩ – điểm khởi đầu trên bản đồ hình chữ “S” đầy kiêu hãnh, du khách có thể phóng tầm mắt chiêm ngưỡng bờ biển Trà Cổ hình lưỡi liềm cong cong thi vị.
Biển Trà Cổ với vẻ đẹp hoang sơ và bình dị
Với những du khách đam mê văn hóa bản địa, Đình Trà Cổ – một trong những ngôi đình cổ có quy mô lớn nhất ở Việt Nam, là nơi để chiêm ngưỡng lối kiến trúc độc đáo và những lễ hội dân gian truyền thống đặc sắc.
Để cảm nhận trọn vẹn vẻ đẹp kỳ vĩ của vùng địa đầu tổ quốc, du khách hãy đến núi Đầu Tán, lên hải đăng Vĩnh Thực – ngọn đèn biển quốc tế nằm ở vị trí đầu tiên trong tổng số 92 hải đăng trải dài ven biển, trên các đảo và quần đảo của Việt Nam.
Và dành cho các tín đồ shopping, Móng Cái sẽ là một “thánh địa” mua sắm nơi các chợ cửa khẩu có đến hàng ngàn gian hàng đa dạng các sản phẩm, thời trang có, điện tử có, gia dụng cũng có.
Không chỉ có những trải nghiệm thú vị trong khung cảnh thiên nhiên trữ tình, hành trình đến Móng Cái còn là hành trình khám phá những đặc trưng văn hóa bản địa độc đáo đến thế giới ẩm thực đậm hương vị…
Vẻ đẹp hoang sơ hùng vĩ của vùng địa đầu tổ quốc từ nhìn từ cao tốc Vân Đồn – Móng Cái
Móng Cái là vậy. Có vô vàn trải nghiệm khiến bạn đã đến một lần rồi lại muốn được quay trở lại lần 2. Ngoài những địa danh quen thuộc, Móng Cái còn là một ẩn số với rất nhiều điểm đến hoang sơ như Núi Pa Nai, đảo Vĩnh Thực, thác 72 gian, hồ Tràng Vinh, hồ Quất Đông, Đoan Tĩnh, Phình Hồ….
Thế nhưng, bao nhiêu năm qua, du lịch Móng Cái vẫn chỉ là một ẩn số. Theo thống kê, cả năm 2019 – thời hoàng kim của du lịch, khách nội địa đến Móng Cái chỉ khoảng 282.704 lượt. Bởi lẽ, đường đến Móng Cái quá xa xôi. Nếu đi từ Hà Nội, mất gần 6 giờ đồng hồ đến Móng Cái, còn nếu đi từ Hạ Long, 3 tiếng trên cung đường đèo nhỏ men theo vách núi khá nguy hiểm.
“Con đường tơ lụa” dẫn lối thành công
Ngày 1/9/2022, cao tốc Vân Đồn – Móng Cái do Tập đoàn Sun Group và tỉnh Quảng Ninh đầu tư xây dựng khánh thành, vùng địa đầu Tổ quốc thực sự bừng tỉnh.
Video đang HOT
Cao tốc Vân Đồn – Móng Cái mang đến lượng khách kỷ lục cho vùng địa đầu dịp 2/9 vừa qua
Tính riêng 4 ngày nghỉ lễ 2/9/2022, du lịch Móng Cái đã đón hơn một nửa lượng khách của cả năm 2019, với 150.400 lượt – con số kỷ lục từ trước đến nay. Đặc biệt, lượng khách đến Móng Cái đã chiếm hơn 60% trong tổng số 250.000 lượt du khách đến Quảng Ninh, và gấp gần 3 lần số du khách đến với Vịnh Hạ Long. Hơn 3000 phòng nghỉ tại thành phố cửa khẩu gần như chật kín.
Anh Phạm Văn Mùi – một người dân ở Móng Cái chia sẻ: “Chưa bao giờ tôi chứng kiến cảnh du khách đông vui, nhộn nhịp như dịp lễ năm nay. Cao tốc Vân Đồn – Móng Cái đã mở ra cơ hội lớn để người dân có thể phát triển kinh tế du lịch thay vì chỉ nhờ vào buôn bán tại cửa khẩu”.
Khung cảnh cao tốc Vân Đồn – Móng Cái đẹp như một bức tranh
Cao tốc Vân Đồn – Móng Cái không đơn thuần là một con đường, mà với nhiều du khách, đó còn là một sản phẩm du lịch hấp dẫn. Tựa con đường tơ lụa kết nối miền biên viễn, cao tốc đã đánh thức ngành du lịch vùng địa đầu tổ quốc khi giúp việc di chuyển nhanh hơn, thuận tiện hơn, và đặc biệt là trải nghiệm vi vu trên một cung đường đẹp tựa dải lụa mềm mại vắt qua các eo biển, sông suối và núi đồi. Từ cung đường này, du khách lướt qua những khu rừng ngập mặn, các hồ, đập và núi đồi trong bức tranh thiên nhiên tuyệt sắc.
Ông Hoàng Bá Nam, Bí thư Thành ủy Móng Cái cho biết: ” Năm nay Móng Cái được giao nhiệm vụ đón khoảng 600.000 khách du lịch, thì đến tháng 8 chúng tôi đã đón khoảng trên 500.000 khách. Khi tuyến cao tốc Vân Đồn – Móng Cái thông xe và nếu mở cửa xuất nhập cảnh tại cửa khẩu, tôi tin rằng tới đây Móng Cái sẽ thu hút hàng triệu lượt khách“.
Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long là nơi neo đậu của các siêu du thuyền trên thế giới
Một cung đường mở ra vô vàn cơ hội, và hiệu quả của nó là thứ người ta có thể đo đếm ngay trước mắt. Và đó cũng minh chứng thuyết phục nhất cho sự đúng đắn trong quyết sách lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư của tỉnh Quảng Ninh, trong rất nhiều dự án hạ tầng giao thông, từ sân bay Vân Đồn đến cao tốc Hạ Long- Vân Đồn, Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long và giờ là cao tốc Vân Đồn- Móng Cái.
Đây đều là những công trình giao thông trọng điểm có sự tham gia đầu tư và thi công của những tập đoàn kinh tế tư nhân lớn hàng đầu Việt Nam như Sun Group. Và cũng những công trình này đã tạo nên vị thế cho Quảng Ninh khi trở thành tỉnh duy nhất tính đến hiện tại có giao thông đồng bộ trên cả ba mảng không, thủy, bộ và sở hữu số km cao tốc lớn và hiện đại bậc nhất Việt Nam.
Tự hào chiêm ngưỡng 5 cột cờ kiêu hãnh tung bay dọc mảnh đất Việt Nam
Còn bức ảnh nào đẹp hơn khi được chụp cùng cột cờ Tổ quốc đầy thiêng liêng với sắc đỏ sao vàng phấp phới giữa trời xanh!
Dọc khắp đất nước có vô vàn những lá quốc kỳ thiêng liêng đang được treo cao đầy uy nghiêm theo năm tháng, hãy cùng điểm lại một vài địa điểm nổi bật trong hành trình check-in cột cờ lần này nhé!
Cột cờ Lũng Cú
Là một trong những địa điểm tham quan nổi tiếng ở Hà Giang, du khách hẳn không còn xa lạ với cột cờ Lũng Cú. (Ảnh: kts.dinhhaingoc)
Tọa lạc ở nơi địa đầu của Tổ quốc, cột cờ Lũng Cú có lịch sử lâu đời sau nhiều lần tôn tạo, phục dựng đã có được ngoại hình đầy uy nghi với chiều cao hơn 30m. Trên đỉnh cột là lá cờ đỏ sao vàng tung bay theo gió với diện tích 54m2 tượng trưng cho 54 dân tộc anh em của Việt Nam.
(Ảnh: quintramm)
Đường lên cột cờ tổng cộng gồm 839 bậc thang, chia làm 3 chặng với nhiều điểm dừng chân để du khách nghỉ ngơi, ngắm cảnh. Sự hùng vĩ của thiên nhiên Hà Giang cộng với cột cờ sừng sững trên đỉnh cao khiến du khách vừa choáng ngợp lại vừa tự hào.
Cột cờ Hà Nội
Cột cờ Hà Nội là một trong những điểm tham quan nổi tiếng nhất khu vực miền Bắc. (Ảnh: leonotastravel)
Nằm trong quần thể Hoàng thành Thăng Long, cột cờ Hà Nội cổ kính nhưng vẫn giữ được sự nguyên vẹn và hoành tráng theo năm tháng. Công trình có tổng chiều cao là 33,4m, tính cả phần cột thép để treo cờ là hơn 40m, được UNCESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào năm 2010.
Bên cạnh tháp Rùa, hồ Gươm,... cột cờ Hà Nội là một trong những địa điểm được nhiều du khách tìm đến để lưu lại kỷ niệm tại thủ đô. (Ảnh: quynhanh_yun)
Không chỉ là địa điểm tham quan nổi bật, là biểu tượng của thủ đô, cột cờ Hà Nội còn mang giá trị tinh thần, văn hóa và lịch sử của mảnh đất Hà thành trầm mặc, cổ kính. Dù là ngày hay đêm, người dân đi ngang qua con đường Điện Biên Phủ, quận Ba Đình, TP Hà Nội đều có thể nhìn thấy lá quốc kỳ hiên ngang giữa nền trời trong xanh hay dưới ánh đèn điện được thắp sáng.
Kỳ đài Kinh thành Huế
Kỳ đài Kinh thành Huế từng được tu sửa vào các năm 1829, 1831 và 1840. (Ảnh: khanh.mata)
Kỳ đài nằm ở chính giữa, mặt trước Kinh thành là một công trình thuộc quần thể kiến trúc cố đô Huế. Theo tư liệu được ghi lại, công trình gồm 2 phần: đài cờ đồ sộ 3 tầng hình chóp cụt chồng lên nhau, cao hơn 17m và cột cờ cao gần 40m.
Được xây dựng từ thời vua Gia Long, kỳ đài Kinh thành Huế đã cùng với năm tháng đã là nơi diễn ra nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của hoàng gia thời bấy giờ cũng như là chứng nhân lịch sử cho những biến cố của đất nước.
Trên đỉnh cột cờ còn đặt một trạm quan sát gọi là Vọng Đẩu. (Ảnh: nostalgic.zelda)
Đến với Huế, du khách không chỉ mải mê mẩn với con sông Hương êm đềm hay Hoàng Thành lộng lẫy mà nhất định không thể bỏ qua khoảnh khắc lưu giữ kỷ niệm với ngọn cờ đỏ nằm ở mặt nam Kinh thành Huế.
Cột cờ Nam Định
Cột cờ Nam Định là di tích quốc gia ở TP Nam Định. (Ảnh: xinchao_vietnam.vn)
Nhắc đến những cột cờ đặc sắc của nước ta, Kỳ đài Thành Nam nhất định là cái tên không thể thiếu. Cột cờ Nam Định nằm ở trung tâm thành cổ Nam Định được hoàn thành vào năm năm 1843 dưới thời Nguyễn.
Điểm check-in không thể bỏ qua khi đến Nam Định. (Ảnh: nd _tugtrn)
Công trình cột cờ Nam Định cao 24,84m gồm hai bệ đáy vuông, chu vi hơn 200m. Cổ kính và có kiến trúc tương đồng cột cờ Hà Nội do được xây dựng cùng thời, nhưng dưới sự ảnh hưởng của bom đạn, di tích đã bị hư hỏng nặng. Đến năm 1997, cột cờ Nam Định đã được phục dựng theo đúng nguyên trạng và từ đó trở thành biểu tượng, niềm tự hào của người dân thành Nam.
Cột cờ mũi Cà Mau
Công trình cột cờ tọa lạc tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. (Ảnh: phanlanh95)
Công trình Cột cờ tại mũi Cà Mau chính thức được khánh thành vào năm 2019 với chiều cao 45m gồm 3 tầng đế và thân cột cờ. Tuy mới ra đời, nhưng cột cờ mũi Cà Mau sớm đã trở thành điểm check-in thu hút du khách khắp nơi khi có cơ hội đặt chân đến vùng đất tận cùng của Tổ quốc.
Bên cạnh Mốc tọa độ quốc gia GPS 0001, Con thuyền Mũi Cà Mau..., đến với cực Nam Tổ quốc, du khách còn có cơ hội chụp ảnh với lá quốc kỳ kiêu hãnh. (Ảnh: trung.tqu21)
Kiến trúc của cột cờ mũi Cà Mau mô phỏng cột cờ tại Hà Nội, được xây dựng kiên cố hiện đại nhưng vẫn mang nét cổ kính, uy nghi như nguyên bản ở thủ đô. Đứng dưới ngọn cờ treo cao kiêu hãnh hướng về phía biển, tình yêu và niềm tự hào về sắc đỏ của lá quốc kỳ, của Tổ quốc như được dâng cao hơn bao giờ hết.
Cần bảng lưu niệm để phố phường không mất ký ức Việc 'để sót' những phương tiện trực quan ghi nhớ lịch sử là một trong những triệu chứng rõ ràng của dịch bệnh 'buông bỏ di sản' và lãng quên công sức của tiền nhân. "Ôi, thành phố này nhiều ngôi nhà và góc phố có lịch sử rất hay. Sao các bạn chưa gắn bảng lưu niệm di sản - Heritage Plaque...