Món xào thay cơm
Miến, phở, bún, mì xào khô là những gợi ý hấp dẫn cho những ngày bạn ngán cơm, muốn đổi món. Với sự kết hợp “ba trong một” các nguyên liệu bột, đạm, rau, món xào khá dễ chế biến và vẫn đảm bảo đủ dưỡng chất.
Miến xào cua
Chọn mua cua biển chắc thịt, đem về lật ngửa bụng cua, dùng dao nhọn hoặc mũi kéo đâm vào chỗ hõm dưới bụng cua, chờ cua chết hẳn mới tháo dây ra, dùng bàn chải nhỏ cọ rửa sạch. Hấp chín cua, gỡ lấy thịt và gạch để riêng. Nếu không có thời gian thì mua thịt cua đã gỡ sẵn, nhưng thịt ít ngọt hơn. Miến ngâm qua nước ấm, khi mềm vớt ra rổ, cắt ngắn và xóc ráo nước. Cà rốt cắt sợi. Hành tây cắt múi. Hành lá cắt khúc.
Phi thơm hành băm, lần lượt cho gạch cua, thịt cua vào xào sơ, nêm hạt nêm và ít tiêu, múc ra tô. Tiếp tục phi thơm tỏi, cho cà rốt, hành tây vào xào sơ, thả miến xào tiếp, thêm ít nước dùng để miến mềm. Nêm nếm gia vị, cho thịt cua và hành lá vào trộn đều, múc ra đĩa, rắc ít ngò và tiêu, dùng nóng.
Phở xào bò
Thịt bò cắt miếng mỏng, ướp với tỏi băm, nước tương, dầu hàu và chút bột bắp, để khoảng nửa giờ cho thấm. Phở chọn loại cọng lớn dày, trụng sơ qua nước sôi cho sạch và để ráo. Giá nhặt sạch. Hành lá cắt khúc. Hành tây cắt hạt lựu.
Phi thơm tỏi, thả thịt bò đã ướp vào đảo nhanh, thịt vừa chín tới đổ ra đĩa. Làm sạch chảo, đổ thêm dầu, chờ nóng thả hành tây và phở, hòa ít nước tương, hắc xì dầu và đường, đổ vào chảo, đảo đều cho phở thấm. Nêm vừa ăn, cho tiếp giá, hành lá và thịt bò, trộn đều. Ăn nóng.
Mì giòn xào hải sản
Mì mua loại đã chiên giòn sẵn cho tiện, nên lựa mì mới, không bị hôi dầu. Tôm bóc vỏ, xẻ lưng và bỏ chỉ đen. Mực rửa ngâm nước pha chút rượu khử mùi tanh, cắt miếng vừa ăn. Ướp tôm mực với tỏi hành băm, muối, bột ngọt, tiêu và chút đường. Cải ngọt cắt khúc. Cà rốt cắt sợi. Hành tây cắt múi. Cà chua băm nhuyễn.
Video đang HOT
Trụng sơ cà rốt và cải ngọt, vớt ra để ráo. Làm nóng dầu và tỏi, cho hành tây, tôm mực vào xào chín. Thả tiếp cà rốt và cải ngọt vào, trộn đều, nhấc xuống. Dùng chảo khác phi thơm tỏi, đổ cà chua vào cùng ít nước dùng, khi cà chua mềm, hòa ít bột năn với nước lạnh đổ vào cho hơi sệt, thả hành lá vào. Mì xếp ra đĩa, đổ hỗn hợp tôm mực và rau cải lên, rưới nước xốt cà chua lên mặt. Dùng nóng.
Cho bún gạo vào thau, đổ nước sôi trụng sơ rồi ngâm mềm trong nươc lanh. Nấm rơm cắt gốc, ngâm nước muối, rửa sạch, cắt đôi. Thịt nạc dăm cắt miếng mỏng, ướp với tỏi băm, hạt nêm và đường. Bông cải xanh cắt miếng. Cà rốt và hành tây cắt sợi. Trứng gà đánh tan.
Bắc chảo tráng trưng mỏng, để nguội cắt sợi. Dùng chảo khác làm nóng dầu, thả thịt vào xào, thịt vừa chín cho tiếp nấm rơm, trộn đều, múc ra đĩa. Đổ tiếp cà rốt, bông cải xanh và hành tây vào xào, đảo nhanh tay, nêm hạt nêm, trút ra đĩa khác. Chê thêm dầu, cho bún gạo vào xào mềm, nêm dầu hàu cho vừa ăn. Cuối cùng cho thịt, nấm, trứng, bông cải, cà rốt, đảo đều. Dùng với nước tương hoặc tương ớt.
Theo PNO
Phong phú 'nghìn lẻ một' món sợi Việt Nam
Đại diện đầu tiên của những món ăn chế biến từ sợi chính là phở, tiếp sau là bún, miến...
Việt Nam không chỉ nổi tiếng với nhiều cảnh đẹp mà còn được biết đến bởi nền ẩm thực phong phú, đa dạng. Tới Việt Nam, du khách có thể lựa chọn nhiều đặc sản vùng miền hấp dẫn mà trong số đó không thể không kể tới các món từ sợi. Dưới đây là một số món ăn từ sợi phổ biến tại Việt Nam.
1. Phở
Phở Việt Nam có mặt ở hầu hết các châu lục trên thế giới. Ảnh: Lê Thương
Nổi tiếng nhất trong số các món ăn từ sợi chính là phở. Thành phần chính của phở là bánh phở, nước dùng và các nguyên liệu cơ bản như thịt gà (hoặc thịt bò), hành tươi... Theo truyền thống, bánh phở được làm từ bột gạo tráng tấm mỏng sau đó cắt thành sợi. Nước dùng chủ yếu được ninh từ xương ống bò và một số loại gia vị như thảo quả, gừng, hoa hồi, quế thanh, tôm he... và cũng có sự khác nhau giữa vùng miền như miền bắc sử dụng tôm hay địa sâm khô còn miền nam lại chuộng nước dùng ninh từ xương gà.
Thực đơn của phở có rất nhiều loại khác nhau như phở bò tái, chín, sốt vang hay phở gà... và đều được ăn kèm hành tươi, chanh, tương ớt. Ở một số nơi, món phở còn được biến tấu thành nhiều nhánh khác như phở xào, phở trộn, phở chiên phồng hay phở chiên trứng.
2. Bún
Bún đậu mắm tôm là loại bún không sử dụng nước dùng. Ảnh: Diệu Huyền
Không giống phở có sợi bẹt, dài, bún lại có dạng tròn, trắng và mềm hơn. Được làm từ bột gạo, bún được tạo sợi bằng khuôn sau đó luộc chín trong nước sôi. Sau phở, bún là một trong những món ăn phổ biến nhất Việt Nam. Có 3 loại bún chính là bún nước, bún xào và các món bún khô. Nếu như bún xào sử dụng sợi bún xào trong dầu, mỡ với các nguyên liệu như tim cật, thịt bò... thì bún khô lại được chấm kèm các loại gia vị như mắm tôm, nước chấm chua ngọt... Với các món bún nước thì phần nước dùng được chế biến từ xương, mắm, hạt nêm, tôm nõn và nấm hương được ninh trong nhiều giờ.
Đi dọc Việt Nam, có thể tìm được nhiều loại bún ngon, đặc trưng cho từng vùng miền như bún đậu mắm tôm (miền Bắc), bún bò Huế, bún sứa Nha Trang, bún nước lèo Sóc Trăng... Tất cả các loại bún này đều được ăn cùng rau thơm, ớt chưng, ớt ngâm dấm hay hạt tiêu...
3. Miến
Phổ biến nhất trong các món ăn từ miến là miến lươn. Ảnh: Diệu Huyền
Còn được gọi là bún tàu, miến là một dạng sợi khô được làm từ bột dong, bột đậu xanh hay bột sắn. Trước đây miến chỉ được sử dụng trong các gia đình nhưng trước nhu cầu phong phú và đa dạng của thực khách, miến đã được bày bán nhiều hơn tại các nhà hàng, quán ăn. Phổ biến nhất trong các món ăn chế biến từ miến là miến lươn, tiếp sau là các món miến trộn và miến xào.
4. Bánh canh
Bánh canh có sợi to và ngắn. Ảnh: Tiêu Phong
Được làm từ bột gạo, bột mì hoặc bột sắn, bánh canh được cán thành tấm sau đó cắt ra thành sợi to và ngắn. Nước dùng cho món bánh canh được nấu từ tôm, cá, giò heo và một số loại gia vị tùy vùng miền như tiêu, mắm, ớt, hành... Một số loại bánh canh nổi tiếng có thể kể tới như bánh canh chả cá, bánh canh mực... Sợi bánh canh mềm, hơi dai, nước dùng đậm đà và hấp dẫn khiến nhiều người yêu thích.
5. Mì
Nước dùng của mì Quảng chỉ sền sệt để thấm ướt sợi mì. Ảnh: Lam Linh
Cùng với miến, mì cũng là món sợi được sử dụng nhiều trong mỗi gia đình người Việt. Được làm từ bột gạo xay mịn hoặc bột mì tráng thành từng lớp mỏng sau đó thái theo chiều ngang để mỗi sợi chỉ mỏng khoảng 2mm. Đại diện cho các món ăn chế biến từ mì là mì Quảng. Khác với những món mì được chan ngập nước khác, mì Quảng được ăn khô, nước dùng chỉ sền sệt đủ để thấm ướt mỗi sợi. Mì Quảng được ăn kèm rau sống, tôm, hành khô...
Diệu Huyền
VnExpress
[Chế biến] - Miến xào thịt băm Thỉnh thoảng đổi món cho cả nhà với món miến xào thịt băm, đơn giản ngon miệng và cách chế biến lại nhanh. Nguyên liệu: - 200g thịt nạc băm - 1 củ hành tây - 1 củ cà rốt - Vài tai mộc nhĩ ( nấm mèo) - Hành lá, muối, dầu hào, xì dầu, nước mắm, hạt nêm, hành khô, tỏi...