Món snack côn trùng kỳ lạ bên trong máy bán hàng tự động ở Nhật Bản
Chiếc máy bán hàng tự động ở Nhật Bản có bày bán món snack côn trùng từ nhiều loài khác nhau như châu chấu, dế, sâu tre, cào cào …
Snack côn trùng ngay từ tên gọi đã tạo cảm giác tò mò khiến nhiều người muốn nếm thử. Không giống như những chiếc máy bán hàng tự động khác trên khắp Nhật Bản, một chiếc máy tại cửa hàng ở Gifu bán món ăn đặc biệt, snack côn trùng.
Không bán những thứ thông thường như đồ ăn, nước uống, chiếc máy bán hàng tự động đặt ở Gifu bán thứ đồ ăn từ côn trùng. Nhìn qua menu hiện trên máy cho thấy tại đây có bán dế sấy khô, bánh quy tẩm bột dế, cào cào rang muối, nhộng tằm, sâu tre, châu chấu, dế hai đốm …
Ông Eiichiro Nohira, 57 tuổi, chủ cửa hàng Okuwagata no Sato Daiba Kunugino Mori Kuwagatamura, nơi đặt chiếc máy bán hàng tự động cho biết: “Tôi muốn mọi người thưởng thức côn trùng, chú ý đến môi trường tự nhiên”.
Côn trùng đóng hộp có giá 1.000 Yên Nhật, tương đương khoảng 200.000 đồng. Thực đơn không cố định mà thay đổi tùy theo thời điểm, mùa vụ trong năm.
Theo ông Eiichiro Nohira, bản thân ông đang nghĩ cách để nhắc nhở mọi người quan tâm hơn về vấn đề môi trường qua các món ăn từ côn trùng. Khi đó, Tatsuaki Morooka, 55 tuổi, người đứng đầu công ty sản xuất thực phẩm côn trùng Hamaru Foods có trụ sở tại Sasebo, tỉnh Nagasaki đã đề nghị hợp tác. Ông Nohira sau đó đã mua đồ ăn từ công ty này và bắt đầu bán chúng qua máy bán hàng tự động.
Video đang HOT
Những thực khách đến thưởng thức món snack côn trùng bán tại máy bán hàng tự động
Ở các tỉnh không giáp biển của Nhật Bản, ví dụ như Gifu, người dân có truyền thống ăn côn trùng như một món ăn cung cấp protein. Ông Nohira mong muốn chia sẻ, lan tỏa nét văn hóa độc đáo ở khu vực này đến trẻ em qua những món ăn được trình bày bắt mắt.
Ông Tatsuaki Morooka bắt đầu sản xuất thực phẩm côn trùng từ năm 2019. Ông nhập khẩu côn trùng đông lạnh, cả côn trùng nuôi và bắt ngoài tự nhiên ở Thái Lan, rồi chế biến tại nhà máy. Theo ông, việc nuôi côn trùng đòi hỏi lượng nước và ngũ cốc ít hơn nhiều so với chăn nuôi gia súc gia cầm, thời gian sinh trưởng cũng ngắn hơn và chúng thân thiện với môi trường hơn.
“Tôi muốn đầu bếp thử các món ăn từ côn trùng để họ có thể nghĩ ra công thức nấu ăn với chúng”, ông Tatsuaki Morooka nói.
Ngay khi chiếc máy bán hàng tự động có món côn trùng được lắp đặt tại cửa hàng của ông Nohira, nhiều người dân địa phương đã đến nếm thử món ăn.
Akari Tsukamoto, 31 tuổi và Rika Miyaki, 23 tuổi, những người đến thử món ăn mới cho biết chúng rất giòn, có vị giống như đuôi tôm chiên vậy. Khi bạn càng nhai kỹ, hương vị tỏa ra càng nhiều hơn. Trừ món dế sấy khô và bánh quy dế, tất cả đều được chiên giòn và nêm muối.
Những chiếc máy bán hàng tự động 'cô đơn' ở Nhật Bản
Những chiếc máy bán hàng tự động sáng đèn trong đêm tối, đứng một mình trơ trọi tạo cảm hứng cho nhiếp ảnh gia người Nhật làm nên bộ sưu tập đặc biệt
Máy bán hàng tự động trong đêm, xa xa là núi Phú Sĩ
Máy bán hàng tự động từ lâu đã trở thành một phần của văn hóa Nhật Bản. Cả nước có hơn 5,5 triệu máy, trung bình cứ 23 người thì có một máy bán hàng tự động, tỷ lệ cao nhất trên thế giới.
Những chiếc máy xuất hiện khắp nơi khiến chúng trở nên nổi bật thu hút ánh nhìn của mọi du khách ngay lần đầu tiên đến Nhật Bản. Tại đây có bán gần như tất cả mọi thứ, nhưng chủ yếu là đồ uống nóng và lạnh.
Khi trời tối, thay vì tắt hẳn, những chiếc máy bán hàng tự động toả chút ánh sáng nổi bật. Nhiếp ảnh gia Eiji Ohashi đã dành nhiều năm để chụp ảnh những chiếc máy bán hàng tự động trên khắp Nhật Bản trong đêm tối. Giờ đây anh ấy đã tập hợp những hình ảnh lại với nhau thành bộ sưu tập có tên "Đèn bên đường".
Đối với Ohashi, những chiếc máy này đóng vai trò như một ngọn hải đăng trên đất liền. Ông nói: "Tôi bắt đầu dự án này cách đây 9 năm, khi tôi nhận thấy một chiếc máy bán hàng tự động sáng đèn gần nhà khi tôi trở về sau ca làm đêm. Vào thời điểm đó, tôi đang sống ở một thị trấn phía bắc Nhật Bản, nơi bị ảnh hưởng bởi những trận bão tuyết khủng khiếp trong mùa đông. Tôi đã lái xe ô tô và tận dụng ánh sáng của các máy bán hàng tự động để định hướng".
Nhiếp ảnh gia Eiji Ohashi đã dành 9 năm để chụp những chiếc máy bán hàng tự động ở nhiều địa điểm xa xôi, dân cư thưa thớt trên hòn đảo quê hương Hokkaido và trên khắp Nhật Bản.
Ông nói: "Bạn có thể đặt máy bán hàng tự động ở bất cứ đâu mà không lo sợ bị đánh cắp hay bị phá hỏng. Máy vẫn hoạt động ngay cả khi bị tuyết vùi lấp. Tôi nghĩ rằng không ai ở Nhật Bản cho rằng chiếc máy bán hàng tự động làm xáo trộn khung cảnh ở thị trấn. Chúng tôi luôn nghĩ cách làm cho cuộc sống trở nên thuận tiện hơn. Tôi nghĩ rằng máy bán hàng tự động là một biểu tượng của điều này".
Những bức ảnh của Ohashi truyền tải cảm giác cô đơn bằng cách ghi hình máy bán hàng tự động ở nhiều vị trí hẻo lánh vào ban đêm.
Nhiếp ảnh gia Eiji Ohashi chia sẻ: "Các đơn vị kinh doanh tại Nhật Bản luôn bảo trì sản phẩm rất thường xuyên, họ luôn muốn cho khách hàng thấy sự hiện đại trong văn hóa buôn bán của mình. Do đó, chúng có thể tồn tại giữa điều kiện thời tiết khắc nghiệt như bão tuyết hay mưa dầm mà không hề gặp bất kì trục trặc nào".
Theo nhiếp ảnh gia Ohashi, điều thú vị là nhiều chiếc máy trông tương tự nhau, về cả hình dáng và sản phẩm bày bán. Đây là một điều kỳ lạ ở một đất nước vốn đề cao sự khác biệt vùng miền, nơi mà ngay cả kẹo bánh cũng được sản xuất theo phong vị địa phương.
Cận cảnh chiếc máy bán hàu sống tự động ở Nhật Bản Một số khu vực ở Nhật Bản, người dân có thể dễ dàng mua hàu sống và hàu chiên xù như mua chai nước uống tại máy bán hàng tự động. Cận cảnh chiếc máy bán hàu sống tự động ở Nhật Bản Từ nhiều thập kỷ qua, máy bán hàng tự động của Nhật Bản đã phục vụ rất nhiều khách hàng...