Món ngon từ chim sẻ bổ thận, tráng dương
Theo dinh dưỡng học hiện đại, thịt chim sẻ chứa 18,9% protid; 6,9% lipid. Tiết chim có chứa nhiều chất đạm, chất sắt, huyết sắc tố và Ca.
Trứng chim chứa nhiều lipid, protid, các vitamin A, D, E, các muối khoáng Ca, P, Mn, S, Fe, lecithin. Theo dinh dưỡng học cổ truyền, thịt chim sẻ vị ngọt mặn, tính ấm, có công dụng bổ ngũ tạng, tráng dương, ích khí, được dùng để chữa suy nhược cơ thể, tạng phủ hư tổn, gầy yếu khó thở, nhất là người cao tuổi thận khí suy nhược, lưng đau gối mỏi… Người ta có thể sử dụng chim sẻ bằng nhiều hình thức như quay, rán, nướng, nấu cháo, ngâm rượu… Nhưng để đạt được hiệu quả bổ thận tráng dương tốt nhất, cổ nhân thường phối hợp dùng chim sẻ với một số vị thuốc và chế biến thành những món ăn – bài thuốc độc đáo như:
Chim sẻ 5 con, chim bồ câu non 1 con làm thịt, bỏ lòng, chặt nhỏ, sấy khô, tán thành bột mịn; đỗ trọng 120g sao tồn tính, tán nhỏ cùng với 5g muối rang. Trộn đều hai loại bột, luyện với mật ong làm thành viên bằng hạt ngô. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 10g với ít rượu vào lúc đói.
Chim sẻ 12 con làm thịt, bỏ ruột, chặt miếng, ninh nhừ với 6g đông trùng hạ thảo và 2 lát gừng tươi, ăn trong ngày.
Chim sẻ 5 con làm thịt, bỏ ruột, tẩm rượu, chặt nhỏ; kỷ tử 20g, thỏ ty tử 10g, phúc bồn tử 10g, ngũ vị tử 6g. Tất cả đem sắc với 600ml nước còn 200ml. Lấy nước sắc này nấu cháo với thịt chim, khi chín chế đủ gia vị, chia ăn vài lần trong ngày.
Chim sẻ 3 – 5 con làm thịt bỏ lông và nội tạng rồi đem hầm cùng với thỏ ty tử 10g, kỷ tử 10g, hạt hẹ 10g, ba kích 10g (các vị thuốc cho vào túi vải buộc kín miệng), khi nhừ bỏ bã thuốc, chế thêm gia vị, ăn nóng.
Video đang HOT
Chim sẻ 20 con nhổ bỏ lông sấy khô, đương quy 50g, kỷ tử 50g, long nhãn 50g, xuyên khung 20g, thỏ ty tử 40g, ba kích 50g, nhục thung dung 50g, dâm dương hoắc 100g, đại táo 100g, nhục quế 10g. Tất cả đem ngâm với 5 lít rượu trắng, sau 1 tháng là có thể dùng được, mỗi ngày uống 15 – 20ml. Đây là loại rượu tráng dương rất độc đáo.
Chim sẻ 5 con, thịt lợn nạc 250g, một chút rượu vàng, bột gạo và gia vị vừa đủ. Chim sẻ làm thịt, bỏ lông và nội tạng rồi đem băm nhuyễn cùng với thịt lợn, trộn đều cùng với rượu vàng, bột gạo và gia vị rồi nặn thành những chiếc bánh nhỏ, đem rán vàng, ăn nóng cùng rau thơm.
Theo Suckhoedoisong
Tăng cường sinh lực cho chồng bằng bào ngư Hàn Quốc, bà nội trợ Việt chứng tỏ độ chịu chơi
Bào ngư có tác dụng bổ thận, chống suy nhược cơ thể, tráng dương, bổ mắt, tăng cường sinh lực cho nam giới. Bởi thế, không ít bà nội trợ không tiếc tiền mua về tẩm bổ cho chồng.
Bào ngư được biết đến như một hải sản cao cấp mà trước đây chỉ dành cho vua chúa quý tộc xưa. Ở Việt Nam, cùng với bào ngư Úc, Newzealand, bào ngư Hàn Quốc cũng được người tiêu dùng khá ưa chuộng.
Được biết, trong bào ngư chứa 25 loại vitamin và khoáng chất bao gồm B12 và Omega 3. Đây là loại thức ăn vô cùng bổ dưỡng bao gồm các loại protein nguồn gốc biển, vitamin và các nguyên tố vi lượng như Potassium, Phosphorous, Iron, Sodium, Magnesium, Copper, Zinc, Selenium, Niacin, Biotin, Folic Acid, Pantothenic Acid, Sulphur, Calcium, iodine, Chloride, and Vitamins A, B and.
Theo tính toán, trong 85 gram thức ăn bào ngư chứa 89 calo, lượng chất béo thấp (0.6 gram), 5.1 gram cacbonat, 14.5 gram protein, vitamin và các loại vi chất nói trên.
Một trong những giá trị lớn nhất của bào ngư là bổ thận, tăng cường sinh lực cho nam giới. Đây cũng là lý do món ăn này hiện được nhiều nhà giàu Việt săn lùng.
Tại các cửa hàng hải sản nhập khẩu, bào ngư Hàn Quốc đông lạnh có giá bán dao động từ 1,1 - 1,8 triệu đồng/kg. Bào ngư sống size 10-12 con/kg có giá đắt hơn từ 1,4 - 1,8 triệu đồng/kg.
Bào ngư Hàn Quốc có thể sống khoảng một tuần trong điều kiện hồ trữ đủ tiêu chuẩn và không hề giảm chất lượng.
Chia sẻ kinh nghiệm nhiều năm chế biến các món ăn từ hải sản, một đầu bếp khách sạn ở Hà Nội khẳng định, bào ngư là một loại thực phẩm quý, giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, theo người đầu bếp, việc ồ ạt mua bào ngư tẩm bổ nhưng không tìm hiểu kỹ có thể có tác dụng ngược với việc chăm sóc sức khỏe.
"Không phải cứ nấu nhiều bào ngư là tốt, bởi trẻ nhỏ, người ốm hoặc người cao tuổi sẽ chỉ hấp thụ được một lượng nhất định dinh dưỡng từ món ăn. Ngoài ra, khi chế biến bào ngư đông lạnh, ví dụ như hầm hoặc nấu canh nên chú ý bỏ bào ngư vào nồi khi nước còn lạnh hay hơi nóng, để cạnh bào ngư không bị rơi ra hoặc làm giảm mất dinh dưỡng của thực phẩm", đầu bếp này cho hay.
Hiện nay, bên cạnh bào ngư Hàn Quốc còn có bào ngư viền xanh nhập khẩu Úc (4-7 triệu đồng/kg), bào ngư đen New Zealand (5 triệu đồng/kg), bào ngư khô (giá 600.000 - 800.000 đồng/lạng), hay bào ngư đóng hộp (giá 1,5 - 1,6 triệu đồng/hộp).
Loại bào ngư đắt nhất trên thị trường hiện nay là bào ngư cổ khiếu sấy khô của vùng biển Phú Quốc, giá từ 11 đến 15 triệu đồng/kg. Các loại bào ngư khô khác có giá vào khoảng 600 nghìn đồng/1 lạng, tương đương 6 triệu đồng/kg.
Tuy nhiên, với nhiều người, đây không phải là loại thực phẩm thường xuyên xuất hiện trong nhà bếp bởi chúng được liệt vào hàng cao cấp.
Theo GiadinhNet
Sự thật độc đáo về 'cá vua' của người Tây Bắc Cá bỗng được mệnh danh là một trong 5 loài 'cá vua' của người Tây Bắc với thịt ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Đặc biệt, loài cá này có thể sống tới 50 năm trong môi trường tự nhiên. Cá bỗng cùng họ với cá trắm cỏ và chép, ruột nhỏ, thịt chắc và ít mùi tanh. Loài cá này có...