Món ngon từ cá linh: Lẩu cá linh bông điên điển
Lẩu cá linh bông điên điển là món ăn yêu thích ở các tỉnh miền Tây mùa nước nổi, rất dễ chế biến khi bạn có đủ nguyên liệu.
Nguyên liệu chế biến lẩu cá linh bông điên điển
Cá linh và bông điên điển là đặc sản mùa nước nổi.
Cá linh: 500 gram
Xương ống heo: 1 kg
Mỡ heo: 100 gram
Bông điên điển: 300 gram
Bông súng: 200 gram
Lá me non: 20 gram (bạn có thể thay bằng lá giang: 100 gram, hay me chín: 20 gram)
Rau ngò gai: 20 gram
Tỏi bằm: 2 muỗng cà phê
Dầu ăn, mắm, đường, bột ngọt, ớt sừng, tiêu.
Cách nấu lẩu cá linh bông điên điển
Video đang HOT
Món ăn có hương vị đậm đà.
Móc bỏ ruột cá linh, rửa sạch. Cho cá vào rổ thưa, để ráo. Ướp cá với 1 muỗng cà phê tỏi, 1/6 muỗng cà phê bột ngọt, 1/2 muỗng cà phê đường, 1/4 muỗng cà phê tiêu. Đặt cá vừa ướp vào ngăn mát tủ lạnh để cá thấm gia vị mà vẫn tươi.
Rửa sạch xương heo, trụng sơ với nước sôi để loại bỏ tạp chất. Hầm xương heo với 2 lít nước bằng lửa lớn trong vòng 1 tiếng. Lưu ý vớt bọt để nước trong. Lọc bỏ xương heo, lấy nước dùng.
Lột vỏ của cọng bông súng, bẻ khúc, ngâm sơ với nước muối pha loãng, xả sạch, để ráo.
Nhặt bỏ cọng của bông điên điển, rửa với vòi nước đang chảy, để ráo.
Rửa sạch mỡ heo, xắt quân cờ. Làm nóng chảo, cho mỡ vào, đảo đều để mỡ tươm ra. Tách tóp mỡ để riêng.
Cho tỏi vào chảo mỡ, phi thơm. Cho tiếp lá me non, rau ngò gai vào, xào thơm. Trút phần vừa xào vào nước dùng, khi nước dùng sôi lần nữa, nêm nếm vừa ăn. Cuối cùng cho ớt sừng cắt lát vào là bạn đã hoàn thành nước lẩu.
Dọn nồi nước lẩu cùng cá linh đã ướp, bông điên điển, bông súng và bún.
Lưu ý khi nấu lẩu cá linh bông điên điển
Nếu không có xương heo, bạn có thể thay bằng xương gà. Thời gian hầm là 30 phút.
Ngoài ra, để tiết kiệm thời gian và chi phí, bạn có thể thay nước hầm xương gà hay xương heo bằng nước dừa tươi. Trong trường hợp này, bạn chế biến nước lẩu như sau: nấu sôi nước dừa tươi, rồi trút phần xào có tóp mỡ, lá me non vào, nêm nếm vừa ăn.
An Huỳnh
Ẩm thực miền Tây mùa nước nổi: Mới chỉ nhìn thôi đã đủ đánh thức vị giác của lưỡi
Mùa nước nổi cũng là mùa của cá tôm cùng những sản vật thiên nhiên dồi dào "ban tặng" cho người dân miền Tây.
Về miền Tây mùa nước nổi, du khách sẽ có cơ hội được thưởng thức nhiều món ăn ngon được chế biến từ những sản vật chỉ có trong "mùa lũ".
Nam Bộ nói chung và miền Tây nói riêng với khí hậu "mưa thuận gió hòa" quanh năm, tạo điều kiện cho cây lá tốt tươi, sông ngòi tràn đầy phù sa bồi đắp. Chính nhờ điều kiện như vậy đã hình thành nên nền ẩm thực miền Tây rất phong phú và đa dạng. Hầu như du khách, khi đến với miền Tây, ngoài mục đích tham quan còn là để thưởng thức những đặc sản và món ngon nổi tiếng của miền Tây. Ẩm thực miền Tây càng phong phú và đa dạng, hấp dẫn hơn trong mùa nước nổi.
Bánh xèo miền Tây
Bánh khọt
Mùa nước nổi ở miền Tây thường bắt đầu từ tháng 7 cho đến hết tháng 11 âm lịch. Lũ về, nước dâng cao mang theo cơ man nào là phù sa màu mỡ cùng một lượng lớn cá, tôm.
Cá heo kho tộ
Ẩm thực miền Tây vốn đã hấp dẫn và lôi cuốn khách du lịch bởi sự tinh tế trong cách chế biến, sự kết hợp của các nguyên liệu với nhau, tuy không phải là những cao sơn, mỹ vị, nhưng lại rất đậm đà, khó cưỡng.
Lẩu cá linh, bông điên điển
Sức hấp dẫn của ẩm thực miền Tây đến từ sự mộc mạc của các nguyên liệu. Đó là những sản vật gắn liền với cuộc sống đời thường của người dân như bông điên điển, lục bình, bông súng, cá linh, cá lóc, chuột đồng...
Cá lóc xào lục bình
Khẩu vị của người Nam Bộ nói chung và miền Tây nói riêng cũng rất khác biệt so với các vùng miền khác. Trong từng món ăn riêng hay trong một bữa ăn đều có đầy đủ các vị chua cay, mặn ngọt.
Về miền Tây mùa nước nổi, du khách sẽ có cơ hội thưởng thức những món ăn ngon như lẩu cá linh (cá linh chỉ xuất hiện trong mùa lũ), cá lóc nướng trui, gỏi sầu đâu cá sặc, bông điên điển tráng trứng, bông súng kho mắm, chuột đồng nướng lu...
Ẩm thực mùa nước nổi của người miền Tây phản ánh rõ nét mối quan hệ chặt chẽ giữa con người với thiên nhiên.
Cá lóc nướng trui
Người miền Tây đã biết tận dụng những nguồn sản vật dồi dào từ thiên nhiên sông nước ban tặng, chọn lọc, sáng tạo ra nhiều món ăn hấp dẫn. Chính những món ăn dân dã này đã góp phần hình thành nên các nét văn hóa ẩm thực riêng biệt, độc đáo của người miền Tây và trở thành điểm lôi cuốn đối với đông đảo du khách trong và ngoài nước./.
Theo Toquoc
Vịt quay nước dừa Vịt quay nước dừa có màu vàng cánh gián, thịt mềm và béo ngậy bên trong lớp da giòn, dậy mùi nước dừa. Vịt quay không phải là món ăn xa lạ với nhiều người Việt vì hương vị thơm ngon. Với người miền Tây, món vịt quay phải kết hợp với nước dừa mới đúng vị. Thịt vịt giàu hàm lượng protein,...