Món ngon Q.Bình Thạnh, TP.HCM: Phá lấu vịt có ngày bán 200kg nhờ… gia vị lạ
Nằm trên đường Nguyễn Văn Thương ( Q.Bình Thạnh) quán phá lấu vịt Thái Lan thu hút thực khách bằng mùi thơm khó cưỡng. Chủ quán ấp ủ dự định mở chuỗi quán để không uổng công từ Thái Lan về.
Trời TP.HCM đổ mưa vào chiều muộn, gió lành lạnh, bỗng dưng tôi thích la cà quán xá, kiếm vài món ăn chơi. Tình cờ đi qua đường Nguyễn Văn Thương (Q.Bình Thạnh) tôi thấy có quán phá lấu vịt đông khách dừng mưa dù trời đang mưa. Thấy món khá mới lạ cùng mùi thơm tỏa ra từ nồi nước dùng, tôi dừng lại mua và trò chuyện cùng chủ quán. Ông là Phạm Thanh Quang (53 tuổi).
Ông Quang là đầu bếp, từng sang Thái Lan mở quán phá lấu vịt DƯƠNG LAN
Quán ông Quang ở mặt đường, trên chiếc bàn lớn đặt những phần của con vịt với màu vàng hấp dẫn. Nồi nước dùng nóng hổi, cơ man những loại quả làm gia vị. Bộ lòng vịt cũng được bó lại bỏ vào nồi nước dùng.
Chủ quán cho biết, khách muốn ăn phần nào cũng có vì ông bán nguyên con vịt. Ông chia ra góc tư đùi, góc tư cánh, đầu chân, lòng huyết, khách thích phần nào ông cũng…. chiều.
Thoạt nhìn tôi tưởng món phá lấu này sẽ giống món cà ri. Tuy nhiên, sau khi thưởng thức mới biết món này có vị đặc trưng riêng không giống bất kỳ món nào. Miếng da vịt vẫn giữ nguyên chất béo, vị bùi ngọt của miếng thịt vịt cùng mùi thơm của hành, rau răm, món ăn trở nên hoàn hảo. Bánh mì được chấm với nước dùng vừa ăn, không đậm, không quá ngọt.
Món vịt được ông chế biến hấp dẫn DƯƠNG LAN
Ông Quang cho biết, phá lấu vịt có nhiều gia vị được lấy từ Thái Lan vì ở Việt Nam không có. Khác với ở Thái Lan, ông dùng nước từ trái dừa khô để nấu thay vì trái thốt nốt.
Ông bán từ 12 giờ đến tối muộn khi hết hàng DƯƠNG LAN
“Nếu ở Thái Lan tôi sẽ dùng nước từ trái thốt nốt để nấu vì bên đó dừa rất đắt. Trong nồi phá lấu có những loại quả làm vịt không có mùi hôi mà chỉ ở Thái Lan mới bán. Ở đây tôi gọi là phá lấu vịt nhưng bên đó người ta hay gọi là món cà ri”, ông nói.
Video đang HOT
Loại quả lạ từ Thái Lan được ông dùng để nấu phá lấu DƯƠNG LAN
Mỗi tô phá lấu cổ cánh có giá 20.000 đồng, lòng vịt là 25.000 đồng, đùi góc tư là 85.000 đồng… Từng miếng thịt được ông cắt đều, rồi thêm ít rau răm rồi đổ nước dùng lên vào tô, ăn càng nóng càng ngon.
Ra đi để trở về…
Ông Quang là đầu bếp. Năm 2009, ông được chủ nhà hàng tuyển sang Thái Lan làm. Làm cho chủ được 2 năm, ông quyết định ra ngoài khi hết hợp đồng. Ở Thái Lan, ông đã mở quán phá lấu vịt. Vợ con ông ở TP.HCM nên ông đi lại hai nước thường xuyên.
Mỗi bộ lòng có giá 25.000 đồng DƯƠNG LAN
Năm 2019, dịch Covid-19 xuất hiện, ông quay về Việt Nam. Dịch bệnh phức tạp khiến ông không thể quay lại Thái Lan nên ông mở quán tại quê nhà. Thời gian đầu, món ăn lạ nhiều người ăn không quen nên ông thường xuyên ế hàng. Dần dần, kết hợp với việc góp ý của thực khách, ông chế biến lại, phù hợp khẩu vị của mọi người.
“Món này bên Thái Lan nặng về màu sắc, gia vị dầu mỡ. Về Việt Nam, tôi phải chỉnh sửa lại cho vừa phải, không nồng nặc như bên đó. Mới đầu, tôi cứ làm nguyên bản nên không bán được vì khách thấy lạ quá nên phải chế biến lại. Đó giờ người ta toàn nghe phá lấu heo, phá lấu bò chứ ai kêu phá lấu vịt. Dần dần mọi người ăn ủng hộ, có thời điểm bán 200kg/ngày”, ông chia sẻ.
Ông luôn niềm nở với khách DƯƠNG LAN
Thời gian đầu, đã có lúc ông Quang thấy nản vì bán không được. Ông cho rằng buôn bán không phải lúc nào cũng màu hồng nên cố gắng làm cho tốt. Nhiều người thấy lạ vừa ăn vừa hỏi nguồn gốc nhưng sau nhiều lần ghé quán càng ghiền món này. Sau dịch Covid-19, khách ghé quán tấp nập, ông phấn khởi bán phá lấu hàng ngày. Ông ấp ủ dự định sẽ mở thêm nhiều chi nhánh khác để không uổng công mang bí kíp từ Thái Lan về.
Ông Quang ấp ủ dự định mở thêm chi nhánh khác DƯƠNG LAN
Chị Đặng Hà My (27 tuổi, ở Q.Bình Thạnh) ghé quán ông Quang mua phá lấu vịt. Chị chọn phần đùi góc tư và bộ lòng vì nhà có hai người ăn. “ Món phá lấu vịt rất thơm, ngon. Tôi hay mua ở đây, món này ăn với bún hoặc mì tôm cũng rất hợp. Không có vị ngọt như món phá lấu mọi người thường ăn, món này có vị đặc trưng riêng, thịt mềm và chắc”, chị My nói.
Anh Đặng Thành Công (34 tuổi, ở Q.3) chia sẻ: “Thỉnh thoảng có việc tôi ghé đây ăn vì món phá lấu vịt không nhiều người bán. Tôi thường ăn cổ cánh với bộ lòng vì theo tôi đây là phần ngon nhất của gà, vịt”.
Ông Quang tự tay chế biến món phá lấu vịt DƯƠNG LAN
Thực khách không ngại ghé mua dù trời đang mưa
Cách làm Mứt chùm ruột đỏ tươi, không bị nát, cực hấp dẫn
Mứt chùm ruột là món quà vặt yêu thích của nhiều người mỗi khi tan trường. Nó luôn nhắc nhớ về những ký ức tuổi thơ hồn nhiên một cách da diết.
Từng xâu mứt chùm ruột đỏ lựng, ngọt ngào và rất thơm ngon! Hôm nay, cùng Bếp 360 bắt tay vào làm món mứt chùm ruột để thưởng thức, tìm lại cảm giác vui tươi, ngập tràn rộn rã và làm đa dạng các món mứt ngày Tết nhé!
Nguyên liệu làm Mứt chùm ruột
1 kg chùm ruột chín
500g đường
1,5 chén nước
2g muối
Cách làm Mứt chùm ruột
Chùm ruột nhặt sạch cuống, rửa sạch, rồi ngâm nước muối loãng khoảng 2 tiếng rồi vớt ra, để ráo.Đặt chùm ruột giữa 2 cái thớt, dùng chày gõ vừa tay cho chùm ruột mềm ra nhưng không bị nát.Rửa lại chùm ruột qua nước lạnh rồi dùng khăn sạch vắt hết phần nước chua.
Trụng sơ chùm ruột qua nước sôi, rồi rửa lại bằng nước lạnh, vớt ra rổ để ráo.
Nấu tan đường 1,5 chén nước, để nguội.Ngâm chùm ruột với nước đường khoảng 6 tiếng cho ngấm.Cho chùm ruột lên bếp sên với lửa vừa. Khi sôi thì hạ lửa nhỏ, đường bắt đầu keo lại, chùm ruột chuyển từ màu xanh vàng sang cam rồi sẽ lên màu đỏ, đảo đều thêm vài phút thì tắt bếp
Chùm ruột nguội thì trải ra mâm, đem phơi nắng cho dẻo để lên màu đẹp hơn.
Bảo quản trong lọ thủy tinh đậy kín.
Quả chùm ruột rất mọng nước, có thể ăn sống hoặc nấu canh giải nhiệt và giờ đây bạn còn biết đến món mứt chùm ruột qua công thức trên phải không nào. Mứt chùm ruột có vị ngọt ngọt, chua chua cùng màu sắc đỏ rất bắt mắt. Nó chắc chắn là món mứt thơm ngon, hấp dẫn để chiêu đãi khách đến chơi nhà trong dịp Tết này. Cùng vào bếp và thử ngay cách làm mứt chùm ruột đơn giản trên nhé!
Điểm danh những món ngon truyền thống đậm vị 3 miền, Tết này nhất định không để thiếu món nào Thử cùng cả gia đình trải nghiệm những món ăn mới từ một miền quê khác, bữa cơm ngày Tết sẽ càng thi vị hơn. Tết là khoảng thời gian ý nghĩa nhất đối với người Việt và khoảnh khắc gia đình đoàn viên, quây quần bên mâm cơm với nhiều món ngon ngày đầu năm cũng vô cùng thiêng liêng, ý nghĩa....