Món ngon mỗi ngày: Thịt bê xào sả, ớt cay cay cho bữa tối
Vị cay cay của ớt, hương thơm của sả hòa quện cùng thịt bê mềm ngọt cho món ăn đậm đà, hấp dẫn.
Nguyên liệu cần chuẩn bị
- Thịt bê: 300 gr
- Sả: 3-4 cây
- Ớt chuông xanh (ớt Đà Lạt): 1 miếng nhỏ
- Ớt chuông đỏ: 1 miếng nhỏ
- Ớt cay: 1 quả (hoặc không dùng nếu không thích ăn cay)
- Vừng rang chín: 20gr
- Tỏi: 1 củ
Sơ chế chế nguyên liệu
- Thịt bê rửa sạch, thái miếng mỏng (càng mỏng càng tốt).
- Ướp thịt bê với 1 ít gia vị, hạt nêm, hạt tiêu và tí xíu dầu ăn. Để qua 1 bên cho thịt thấm gia vị.
Chú ý: ướp dầu ăn để cho thịt bò mềm khi xào, nhưng ướp cuối cùng vì cho dầu ăn vào trước thì gia vị sẽ không ngấm được vào thịt.
- Ớt chuông xanh, đỏ rửa sạch, thái miếng vuông. Ớt cay bỏ hạt, thái miếng. Sả rửa sạch, thái vát thật mỏng. Tỏi bóc vỏ, băm nhỏ.
Cách làm thịt bê xào sả, ớt cay cay
- Bước 1: Đun nóng 1 chút dầu ăn, cho tỏi và sả vào phi cho sả vàng giòn. Cho 2/3 chỗ sả ra đĩa, để riêng.
Video đang HOT
- Bước 2: Cho thịt bê vào xào lửa to để thịt đỡ ra nước. Khi bì chuyển màu trong thì cho ớt chuông xanh, đỏ vào. Đảo đều khoảng 1 phút nữa.
- Bước 3: Nêm thêm vào chảo thịt bê một ít gia vị, hạt nêm cho vừa miệng rồi tắt bếp.
- Bước 4: Rắc vào chảo một ít vừng rang chín, và chỗ sả đã phi thơm để riêng ở đĩa vào, đảo đều rồi cho thịt bê xào sả ớt ra đĩa.
Chúc bạn thực hiện thành công!
Cách làm sữa chua ngon mịn, chuẩn công thức
Bạn đã thử làm sữa chua nhiều lần tại nhà nhưng đều thất bại? Sữa chua bị tách nước, nhớt và không chua? Đó là bởi vì bạn chưa tìm thấy cách làm sữa chua một trong các món ngon mỗi ngày với công thức "chuẩn chỉnh" đến từ DTBTAAu.
Cùng tham khảo bài viết sau đây để tìm được bí quyết làm sữa chua ngon chuẩn đến từ các chuyên gia nhé!
Sữa chua dẻo thơm là món ăn yêu thích của nhiều gia đình (Ảnh: Internet)
Sữa chua (yaourt tên tiếng Pháp), có nguồn gốc từ Cộng hòa Bulgaria. Sữa chua là một loại thực phẩm lên men từ sữa, chủ yếu là sữa bò với các chất dinh dưỡng như sắt, i-ốt, vitamin A, D, E, B12, Magie, canxi... có lợi cho sức khỏe. Quá trình lên men đã giúp sữa chua có được hương vị chua thanh ngon miệng, độ sánh dẻo ấn tượng và đặc biệt là mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe.
Sữa chua cái là từ dùng để chỉ hũ sữa chua ban đầu dùng để kết hợp với các nguyên liệu khác và trải qua quá trình lên men để tạo ra sữa chua. Vì thế, khi muốn tự làm sữa chua tại nhà là bạn phải chọn được nguyên liệu ngon, chất lượng và đặc biệt là sữa chua cái vì nó quyết định gần như 70% thành công của thành phẩm.
Vì vậy sữa chua nhanh chóng trở thành thực phẩm có mặt trong thực đơn của nhiều gia đình. Ngoài mua sữa chua làm sẵn, bạn cũng có thể tự làm sữa chua tại nhà với công thức đơn giản vừa đảm bảo chất lượng vừa phù hợp với khẩu vị. Vậy cách làm sữa chua tại nhà có khó không? Theo dõi ngay công thức thực hiện ngay bên dưới nhé!
Làm sữa cái
Sữa chua làm men cái bạn có thể mua sữa chua ăn hoặc sữa chua uống đều được. Chúng tôi khuyến bạn làm sữa chua bằng sữa chua uống để hòa tan nhanh hơn.
Phối hợp các nguyên liệu lại với nhau
Sau khi hỗn hợp sữa tươi và sữa đặc được làm ấm, để nhiệt độ hạ xuống khoảng 40 độ C thì bạn cho sữa chua men cái vào khuấy cùng cho nguyên liệu hòa quyện là được. Sau đó, bạn rót hỗn hợp sữa vào trong từng hộp nhỏ, đậy kín nắp.
Cách ủ sữa chua bằng thùng xốp
Bạn pha nước ấm nhiệt độ khoảng 40 độ C. Sau khi đặt các hộp sữa chua vào thùng xốp thì rót nước vào sao cho ngập 2/3 hộp sữa chua, đậy kín nắp thùng và ủ trong khoảng 6 - 8 tiếng đồng hồ là được.
Bạn có thể ủ sữa chua bằng máy, nồi cơm điện hoặc thùng xốp (Ảnh: Internet)
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo cách làm sữa chua bằng nồi cơm điện hoặc máy làm sữa chua. Đối với cách ủ sữa chua bằng nồi cơm điện, bạn cần chuẩn bị nước ấm 40 độ C, cho vào nồi cơm điện, xếp các hộp sữa chua vào rồi đậy nắp, cắm điện và cài đặt chế độ giữ ấm (warm) trong khoảng 6 tiếng.
Với cách tự làm sữa chua bằng máy lại càng đơn giản. Bạn chỉ cần cho sữa chua vào máy, bật nút khởi động và hẹn giờ. Khi máy báo thời gian xong thì bạn đã ủ sữa chua hoàn tất.
Yêu cầu thành phẩm
Sau 6 - 8 tiếng đồng hồ ủ, bạn lấy sữa chua ra, bảo quản trong ngăn mát hoặc ngăn đông tủ lạnh tùy thích. Sữa chua đạt yêu cầu là khi chúng sánh, mịn, dẻo thơm, không bị tách nước, không nhớt, độ chua vừa phải.
Gợi ý các cách làm sữa chua khác
Cách làm sữa chua uống
Từ công thức làm sữa chua ăn ở trên, bạn có thể phát triển thành công thức làm sữa chua uống đơn giản. Ngoài những nguyên liệu ở trên, bạn chuẩn bị thêm 1 lít nước lọc vì sữa chua uống lỏng hơn. Bạn khuấy đều nước lọc với các loại sữa rồi đun ấm, các bước còn lại thực hiện tương tự cách làm sữa chua ăn là được nhé!
Sữa chua kết hợp thêm xốt trái cây và trái cây tươi
Cách làm sữa chua dẻo
Sau khi hâm nóng sữa đặc, sữa tươi, thêm sữa chua làm men cái thì bạn ngâm 20gr lá gelatin với nước ấm cho mềm rồi cho vào chung với hỗn hợp, khuấy cho gelatin tan đều. Sau đó, bạn ủ sữa chua tương tự hướng dẫn ở trên.
Sữa chua dẻo độc đáo (Ảnh: Internet)
Cách làm sữa chua nếp cẩm
Khi đã có sẵn phần sữa chua thơm ngon tự làm theo công thức trên, bạn có thể chuẩn bị thêm nếp cẩm ăn kèm rất ngon. Nấu nếp cẩm có nhiều cách như ủ đường hoặc lên men. Bạn chuẩn bị 1kg nếp cẩm, 1 nắm lá dứa, 100ml nước cốt dừa và 100gr đường nâu. Nếp cẩm ngâm nước từ 4 - 6 tiếng cho nở rồi vo sạch, cho vào nồi nấu với 600ml nước lọc. Khi nước sôi, bạn cho lá dứa vào nấu cùng đến khi nước cạn, nếp chín thì vớt lá dứa ra, cho nước cốt dừa, đường nâu vào cùng, chỉnh lửa nhỏ nấu thêm 5 phút đến khi nếp cẩm dẻo, ráo nước thì tắt bếp là có ngay phần nếp cẩm ủ đường thơm ngon ăn kèm sữa chua.
Sữa chua nếp cẩm với hương vị thơm ngon được nhiều người yêu thích (Ảnh: Internet)
Khi làm nếp cẩm lên men, bạn cần chuẩn bị thêm 100gr men rượu (2 bánh men). Nếp cẩm nấu thành xôi, xới cho tơi, dàn đều trên khay cho nguội. Men rượu giã nhỏ, chia làm 2 phần, một phần trộn đều với xôi nếp cẩm đã để nguội. Phần còn lại khi bạn cho nếp cẩm vào vại, cứ một lớp nếp cẩm bạn rải một lớp men rượu, đậy kín nắp vại, đặt ở nơi thoáng mát, sau 3 ngày, nếp cẩm có mùi rượu và vị ngọt là có thể ăn kèm sữa chua nhé!
Cách làm sữa chua mít
Bạn có thể kết hợp sữa chua với mít hoặc nhiều loại trái cây khác nhau để tăng hương vị và dinh dưỡng cho món ăn. Cách làm sữa chua trái cây này rất đơn giản. Bạn chọn mít vừa chín tới, bóc lấy thịt quả rồi cắt sợi dài vừa ăn. Tiếp theo, bạn cho vào ly một ít đá bào, cho khoảng 100gr sữa chua lên trên rồi thêm mít cắt sợi lên trên, đảo đều và thưởng thức. Ngoài ra, bạn có thể chuẩn bị thêm dâu tây, chuối, kiwi, thanh long, xoài chín... để kết hợp cùng.
Sữa chua mít có thể thêm nhiều loại topping khác (Ảnh: Internet)
Cách làm sữa chua nha đam
Ngoài những nguyên liệu làm sữa chua trắng, bạn chuẩn bị thêm 2 bẹ nha đam tươi. Sơ chế nha đam như sau: gọt bỏ sạch lớp vỏ xanh bên ngoài, cắt hạt lựu vừa ăn rồi rửa với nước muối cho sạch nhớt. Tiếp theo, bạn nấu một nồi nước sôi, cho nha đam đã sơ chế vào chần qua khoảng 2 phút rồi vớt ra sả qua nước đá lạnh cho nha đam giòn, để thật ráo nước. Khi bạn đã pha xong hỗn hợp nguyên liệu làm sữa chua thì bạn cho nha đam vào cùng, khuấy đều rồi cho vào từng hộp nhỏ mang đi ủ. Lưu ý không cho quá nhiều nha đam sẽ làm sữa chua bị lỏng, không lên men.
Sữa chua nha đam đặc biệt tốt cho làn da (Ảnh: Internet)
Bí quyết làm sữa chua ngon mịn
Lưu ý trong quá trình làm
Dụng cụ làm sữa chua cần được khử trùng qua nước sôi trước khi sử dụng để đảm bảo chất lượng món ăn.Bạn chỉ đun nóng hỗn hợp sữa đặc, sữa tươi, không đun sôi vì sẽ làm sữa thất thoát dinh dưỡng. Sữa nên được để hạ nhiệt độ 40 độ C mới thêm sữa chua làm men cái vào. Nếu nhiệt độ quá cao sẽ làm men cái chết.Khi khuấy các nguyên liệu làm sữa chua, bạn cần khuấy theo một chiều để tránh làm phá vỡ kết cấu nguyên liệu khiến sữa chua bị tách lớp, vữa.Nhiệt độ ủ sữa chua phải luôn duy trì ở mức 40 độ C. Nếu quá thấp, con men không đủ điều kiện phát triển. Nếu nhiệt độ quá cao, con men sẽ không phát triển hoặc bị chết làm sữa chua không lên men được.Ủ sữa chua lâu quá có sao không? Thời gian ủ sữa chua sẽ ảnh hưởng đến độ chua của sữa chua. Vì vậy, bạn không nên ủ quá lâu sẽ làm sữa chua bị chua quá, không ngon miệng nhé!
Các dụng cụ làm sữa chua cần được khử trùng trước khi sử dụng
Lưu ý khi ăn sữa chua
Ăn sữa chua đúng thời điểm sẽ giúp huy tối đa lợi ích sức khỏe của thực phẩm này. Bạn nên ăn sữa chua sau bữa chính từ 1 - 2 tiếng đồng hồ, ăn sữa chua vào bữa xế chiều bổ sung năng lượng và ăn sữa chua vào bữa tối trong khung giờ từ 19h30 - 21h.
Cách bảo quản sữa chua
Nhiều người thường làm sữa chua bịch, sữa chua trong hộp nhựa nhưng gợi ý tốt nhất cho sức khỏe là bạn đựng sữa chua trong các lọ thủy tinh. Bạn đậy kín nắp lọ sữa chua, đặt trong ngăn mát tủ lạnh hoặc ngăn đông tùy sở thích. Vì là sữa chua nhà làm, không sử dụng chất bảo quản nên bạn cần dùng hết trong khoảng 14 ngày. Nếu sữa chua có dấu hiệu bị nhớt thì không nên dùng nữa.
Ăn sữa chua có tác dụng gì?
Ăn sữa chua có tốt không? Sữa chua là thực phẩm chứa hàng tỉ lợi khuẩn nên rất tốt cho hệ tiêu hóa. Những lợi khuẩn giúp bạn hấp thu dinh dưỡng từ chế độ ăn hàng ngày tốt hơn, hỗ trợ loại bỏ chất thải còn bị tồn đọng trong hệ tiêu hóa, ngăn ngừa một số bệnh về tiêu hóa. Đặc biệt, sữa chua giúp đẩy nhanh quá trình tiêu hóa năng lượng, đồng thời, đốt cháy mỡ thừa để sử dụng cho các hoạt động của cơ thể.Vì vậy nếu bạn thắc mắc ăn sữa chua có béo không thì hoàn toàn có thể yên tâm. Ăn sữa chua, đặc biệt là sữa chua không đường còn giúp bạn giảm. Tác dụng của sữa chua không đường là mang đến nguồn dinh dưỡng dồi dào nhưng hạn chế tối đa năng lượng nạp vào cơ thể, cân nặng giảm nhưng vẫn đảm bảo sức khỏe.
Giá trị dinh dưỡng của sữa chua
Sữa chua cung cấp protein, vitamin A, C, D và nhiều khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Với hàm lượng vitamin C cao, sữa chua mang đến tác dụng làm đẹp, dưỡng da, làm chậm quá trình lão hóa nên được các chị em yêu thích. Bên cạnh thưởng thức trực tiếp, bạn có thể làm mặt nạ sữa chua để dưỡng da.
Đắp sữa chua không đường hàng ngày có tốt không?
Câu trả lời là bạn chỉ nên đắp mặt nạ sữa chua từ 2,3 lần một tuần là được nhé.
Sữa chua rất tốt cho hệ tiêu hóa (Ảnh: Internet)
Bé mấy tháng ăn được sữa chua?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bé từ 7 - 8 tháng tuổi mới nên sử dụng sữa chua. Ở giai đoạn này, hệ đường ruột của trẻ đang dần hoàn thiện và trẻ cũng bắt đầu làm quen với một số thực phẩm như thịt, rau củ quả, bột, cháo... để bổ sung dinh dưỡng. Do đó, bạn có thể cho trẻ ăn thêm sữa chua làm từ sữa bột công thức dành cho trẻ dưới 6 tháng giúp kích thích hệ tiêu hóa của trẻ.
Người đau dạ dày, viêm đại tràng có nên ăn sữa chua?
Sữa chua không gây ảnh hưởng tới người bệnh dạ dày hay viêm đại tràng nên bạn có thể ăn sữa chua hằng ngày để bổ sung dinh dưỡng. Tuy nhiên, bạn nên ăn sữa chua sau bữa ăn và mỗi ngày chỉ nên ăn 1 - 2 hũ.
Cách Làm Sữa Chua tại nhà với công thức chuẩn đã được chia sẻ đến bạn. Hãy chuẩn bị nguyên liệu và trổ tài thực hiện chiêu đãi gia đình nhé. Kết hợp thêm những nguyên liệu hay trái cây sẽ giúp món sữa chua của bạn hấp dẫn hơn.
Muốn nấu vịt om sấu ngon, không còn mùi hoi, cần ghi nhớ bước này Món vịt om sấu có vị chua thanh của sấu kết hợp cùng thịt vịt béo ngậy, thơm ngon, khoai sọ mềm tan rất đậm đà và hấp dẫn. Món vịt om sấu là một trong những món ăn đặc sản của miền Bắc được nhiều gia đình yêu thích và lựa chọn làm thực đơn hằng ngày. Món vịt om sấu có...