Món ngon ‘độc lạ’, khó quên từ cà đắng Tây Nguyên
Ai có dịp ghé ngang đến trung tâm Tây Nguyên, mảnh đất Đắk Lắk nắng gió thưởng thức một vài món ngon từ quả cà đắng với vị lạ lẫm, khó quên.
Tại Đắk Lắk nhiều món ăn độc, lạ gắn với quả cà đắng. Lâu dần, cà đắng như trở thành “thương hiệu” trong nhiều món ăn nơi đây.
Món gỏi cà đắng cá khô gây “thương nhớ” cho nhiều thực khách
Cà đắng mọc nhiều ở các khu rẫy cà phê, hồ tiêu, cà đắng quả to hơn cà pháo có màu xanh sọc trắng. Ở cuống có nhiều gai nên khi hái phải cẩn thận nếu không sẽ bị gai đâm chảy máu. Người dân thường đi rẫy, đến cuối ngày trước khi về nhà thường hái cà đắng mang về để nấu nướng cho buổi tối.
Cà đắng được chế biến nhiều món như cà đắng nấu ếch, cà đắng giã muối ớt, cà đắng om thịt bò… Nhưng có lẽ món gỏi cà đắng cá khô và món vếch nấu cà đắng của người Êđê là nổi tiếng nhất.
Gỏi cà đắng cá khô là một món ăn dân dã, rất dễ chế biến và thường được đãi trong các bữa ăn gia đình, các bữa tiệc gặp mặt hay bữa cơm gia đình.
Video đang HOT
Thiếu nữ Ê đê chế biến nhiều món ngon từ quả cà đắng
Cà đắng hái về, cắt bỏ cuống mang xắt lát mỏng ngâm vào nước muối loãng để bớt vị đắng và bớt xỉn màu. Sau đó, được vớt lên để ráo nước và trộn cùng cá khô cơm chiên giòn, rau ngò gai kèm nước mắm tỏi ớt xanh đậm đà.
Khi ăn gỏi cà có vị nhân nhẫn đắng của cà, thơm của cá, mặn ngọt cay của nước mắm tạo nên vị rất đặc trưng, khó quên khi lần đầu thưởng thức.
Còn đối với món vếch – là món ăn độc đáo của người Ê đê, vếch được nấu từ một đoạn ruột non liền kề với bao tử của bò kèm gân, da, đuôi bò… nấu kèm với cả chục loại gia vị như gừng, sả, lá é, ớt hiểm, lá ngót rừng, tiêu xanh, hoa đu đủ đực, hạt kơ nia, sả cây… và đặc biệt không thể thiếu cà đắng.
Món vếch khá cầu kỳ nhưng đầy tinh tế trong ẩm thực Tây Nguyên
Để chế biến món vếch không nặng mùi, người chế biến đã cẩn trong khâu chế biến, đoạn ruột non được chần nước sôi rồi rửa qua với nước muối. Vếch sẽ được đun trong lửa nhỏ liu riu nhiều giờ liền để miếng thịt vừa mềm vừa thơm, hòa quyện các gia vị.
Vếch bò thường được nấu trong những dịp trọng đại của người Ê đê để cúng thần linh, những tiệc lớn hoặc để đãi khách quý tới nhà. Vếch nấu chín khi ăn có vị đắng đặc trưng kết hợp hài hòa với vị chua thanh, chát, cay, ngọt và ăn kèm với một số loại lá rau rừng của Tây Nguyên.
Ẩm thực Tây Nguyên rất độc đáo, đặc trưng bên ché rượu cần
Vếch ăn nóng kèm với cơm hoặc bún, khi ăn lần đầu thực khách sẽ thấy rất lạ lẫm nhưng khi đã quen miệng ắt hẳn sẽ là một trong những món ăn được nhớ tới đầu tiên khi quay lại Đắk Lắk.
Gỏi lá Kon Tum
Người ta nói rằng, chưa được thưởng thức gỏi lá tức là bạn chưa được coi là đã đến Kon Tum, đến Tây Nguyên.
Một mâm gỏi lá phải đủ cả sắc lẫn vị.
Gỏi lá Kon Tum được coi là món ăn mang đậm hương vị Tây Nguyên nhất. Sở dĩ gọi tên là "gỏi lá" bởi món ăn này chỉ toàn lá và lá, tôm, thịt lại là yếu tố phụ ăn kèm đưa đẩy vị giác. Cảm giác đầu tiên khi nhà hàng mang gỏi lá ra có lẽ sẽ làm cho người lần đầu ăn choáng ngợp, bởi phủ kín một bàn ăn là một mâm hoặc khay lá xanh mướt mắt.
Gỏi lá là món ăn có thể ăn quanh năm nhưng vẫn có sự khác biệt vào mùa mưa hay mùa khô, bởi số lượng lá nhiều hay ít bị phụ thuộc vào chính thời tiết, khí hậu. Vào mùa khô, mâm gỏi lá chỉ giới hạn trong 30-40 loại lá rừng, vào mùa mưa khi cây cối trong rừng xum xuê cũng là lúc món gỏi lá đa dạng lá ăn kèm nhất, lên đến hơn 60-70 loại.
Sau này, theo thời gian, một số loại cây rừng hiếm có, mâm lá cũng bị gia giảm đi khá nhiều nhưng về cơ bản vẫn chia làm ba dạng lá. Dạng thứ nhất là các loại lá đơn giản dễ tìm, dễ trồng trong vườn nhà như: rau cải, tía tô, bạc hà, đinh lăng, kinh giới, lá sung, lá mơ, hành lá, rau má, diếp cá, rau húng... Dạng lá thứ hai, tuy gần gũi nhưng khá xa lạ trêm mâm cơm Việt là: lá ổi, lá xoài, chùm ruột, ngũ gia bì... Và cuối cùng chính là các loại lá rừng của vùng đất Tây Nguyên mà để có được nó người nông dân phải dậy vào rừng rất sớm để thu gom: lá trâm, ngành ngạch đỏ, mật gấu, lá bứa, từ đại bi, lạc tiên, me rừng, xầm xương, chòi mòi... cùng hàng loạt lá cây lạ mà chỉ người địa phương mới rõ.
Nguyên liệu chính là lá đã vất vả, việc chuẩn bị món ăn phụ cũng vất vả không kém, gồm rất nhiều món phụ và cách chế biến khác nhau. Đĩa thịt ba chỉ phải đều cả nạc và mỡ, thái lát mỏng. Đĩa tôm đất rang vàng ươm cắt đầu cẩn thận. Đĩa bì heo chế biến như món nem chạo, thái sợi mỏng trộn với thính và gia vị. Ngoài ra,còn có một đĩa muối hạt đi kèm tiêu sọ đen, ớt xanh chỉ thiên để kích thích vị giác.
Quan trọng nhất và được coi là linh hồn của món ăn, thứ giúp hòa trộn tuyệt vời giữa toàn bộ lá rừng và tôm, thịt... lại đến từ bát nước chấm màu vàng nghệ, sền sệt. Nó không phải là nước mắm, nước tương hay nước chấm thông thường. Chế biến được nó phải qua mấy công đoạn, từ gạo nếp sau khi được lên men đem ủ với tôm khô, thịt ba chỉ, rồi sau đó xay nhuyễn. Tiếp theo, cho hỗn hợp đó lên chảo nóng đã phi hành khô, thêm mẻ, sa tế, gia vị rồi đảo đều trên bếp lửa liu riu mới thành.
Gỏi lá không sử dụng bánh tráng mà dùng chính lá để cuốn tất cả mọi thứ. Trước tiên, chọn một chiếc lá to bản nhất như lá cải, lá mơ, cuốn thành một chiếc phễu nhỏ trong lòng bàn tay, sau đó tùy sở thích khẩu vị cho thêm các loại lá khác nhỏ hơn. Tiếp đến,bỏ vào lần lượt vài lát thịt luộc, vài con tôm rang, một nhúm bì lợn, rắc thêm vài hạt muối, tiêu và ớt cho đủ vị. Rồi sau cùng, chan lên một muỗng nhỏ nước chấm màu vàng nghệ, lúc đó bạn đã cuốn thành công một chiếc gỏi lá và đã có thể thưởng thức nó.
Món gỏi lá được coi là tròn vị, thơm ngon phải bảo đảm đầy đủ vị đậm đà của thịt, tôm, vị cay nồng hạt tiêu, ớt, vị mặn của muối, vị chua chua béo ngậy của nước chấm... tan vào cái thanh thanh, mát lạnh của lá rừng.
Ngon khó cưỡng món gà ta thả vườn nướng ăn cùng cơm lam Gà nướng ăn cùng cơm lam là một trong những món ăn được nhiều người nhận xét là nhất định phải thử khi đến với các tỉnh Tây Nguyên. Để có được món gà nướng ngon trước hết phải chọn đúng giống gà lai chọi thả vườn. Đây là giống gà được nuôi khá phổ biến ở các tỉnh Tây Nguyên, nhất là...