Món ngon cuối tuần: Lẩu gà lá é
Đây là công thức lẩu gà lá é đặc sản của Ninh Hòa và cũng là món nổi tiếng của Đà Lạt. Mùa đông ăn món này thì cực chuẩn rồi!
Gà ta 1 con
Lá é 1 bó
Măng tươi 500gr
Nấm bào ngư trắng 300gr
Bún
Gia vị, sả, tỏi, hành tím, ớt, muối, đường, bột ngọt, ớt xanh,…
Sơ chế:
Dùng 1 nắm muối hạt chà xát da gà và rửa lại cho sạch để gà ráo nước, chặt từng miếng vừa ăn.
Lá é nhặt phần lá tươi ngon, giữ lại phần cành cho lúc nấu.
Video đang HOT
Măng luộc lại 2 lần cho an toàn, vớt ra rổ để ráo.
Nấm cắt bỏ phần chân và ngâm nước muối rửa sạch.
Cách làm:
Muối lá é: Cho 1 nắm lá é vào cối, thêm ớt tuỳ ý, 1 thìa canh muối hạt, 1 thìa cafe bột ngọt, thêm đường tuỳ thích. Giã nhuyễn phần nguyên liệu trong cối đến khi phần lá é nát hết là được.
Dùng 1 nửa phần muối lá é cho vào ướp gà, cùng 2 cây sả băm.
Phần muối còn lại vắt vào 1 miếng chanh để chấm gà.
Nước lẩu:
Bắc nồi lên bếp cho nóng, thêm 1 thìa canh dầu ăn, 2 củ tỏi, 2 cây sả, 2 quả ớt, 2 củ hành tím (tất cả đập dập) và thêm phần thân cây lá é cho thơm.
Khi gia vị dậy mùi bạn cho thịt gà đã ướp và măng vào xào cho săn lại, để mức lửa vừa, đậy nắp khoảng 5-7′ thì đảo lại và cho khoảng 1,5 – 2 lít nước tùy mức độ ăn của gia đình, nêm vào nồi nước 2 thìa cafe muối, 2 thìa cafe hạt nêm, 2 cục đường phèn bằng ngón tay cái, 1 thìa cafe bột ngọt. Nêm nếm lại sao cho vừa khẩu vị gia đình bạn là được. Nấu thêm 10′ thì tắt bếp. Vớt phần thân cây lá é ra.
Bày lá é, nấm, và bún ra đĩa. Trình bày và thưởng thức.
Ăn tới đâu nhúng nấm và lá é tới đó sẽ thơm và ngon hơn.
Cách ướp thịt bằng muối lá é này sẽ mang lại cho bạn món ăn thanh và đặc trưng hơn là ướp quá nhiều gia vị khác đấy!
Theo Afamily
Bún bò kiểu Ninh Hòa có một không hai khiến Việt kiều Mỹ nhớ quay quắt
Đi khắp bốn biển năm châu, ăn mòn cả răng khắp mấy chục tỉnh thành, nhưng tôi khẳng định điều này, chưa có tô nào trên đời, ngon bằng bún bà Hạnh. Bà nấu đặc trưng theo kiểu Ninh Hòa, khác xa với mùi vị của xứ Huế.
Bún bò Ninh Hòa khác hẳn bún bò Huế hay Sài Gòn.
Trong các món bún Việt Nam, tôi thèm bún bò số một. Nói thì hơi quá, nhưng có thể ăn nhiều bữa mỗi ngày, sáng trưa chiều tối cũng được hết.
Bà Hạnh dậy từ tờ mờ sáng để chuẩn bị nấu nướng, xắt rau, bỏ lên xe ba gác cút kít bày hàng. Mặt trời chưa lên thì mọi thứ đã xong, chuẩn bị bán cho khách đầu tiên rồi đấy. Giò và móng rửa sạch, bỏ vào nước luộc sơ để máu trong xương thịt chảy ra. Nhắc xuống, đổ nước, đem rửa thiệt kỹ rồi bỏ vô xoong khác hầm cho mềm với một bó sả. Nếu không luộc trước, nồi nước sẽ đục ngầu và hôi heo vô cùng. Thiệt tình không gì ớn lạnh hơn khi húp miếng nước lèo hổng thơm mà thoang thoảng mùi heo ngai ngái.
Bún bò Ninh Hòa thời nay
Linh hồn của bún bò Ninh Hòa chính là thịt. Không phải là miếng bắp bò cuồn cuộn thịt, có tí xíu gân, mắc quá trời lại ăn không quá ngon, mà là thịt ba chỉ ngay bụng hay cổ để vừa có nạc vừa kèm thêm tí mỡ, khi ra nước sẽ thơm vô cùng.
Xắt thịt cỡ ngón chân cái, sau đó đem đi ướp với tiêu, đường, bột ngọt để một bên. Nếu như người Huế hay nhiều nơi khác thường ướp thịt với mắm ruốc cho thơm, thì người bán quê tôi chẳng thèm đụng tới thứ gia vị nặng mùi này, dù ruốc đầy khắp chợ. Nhắm thịt đã thấm, múc hai vá nước hột màu điều bỏ lên chảo, để cho sôi, đổ thịt vô xào xào cho săn.
Khi thịt gần chín, cho ít bột cà ri và ớt màu vào để mùi vị đậm đà. Phía nồi nước lèo, chân giò đã mềm, nhanh tay vớt ra để trong rổ tre, có lá chuối đậy lên ngăn ruồi với bụi. Bà vớt bó sả cũ ra, thay bằng bó sả mới. Thêm củ gừng đập dập. Nhờ vị gừng, nồi nước thêm nồng, khi ăn, tô bún sẽ âm ấm ruột gan, đã lắm.
Bà đổ chảo thịt xào vào, nêm nếm vừa ăn. Lúc này, lửa củi gì cũng phải để thiệt nhỏ, sôi lăn tăn cho thịt mềm hơn, chứ không được để quá rục. Người Ninh Hòa rất thích ăn tái. Hàng phở hay bún bò nào cũng phải có tô tái mới chịu.
Tái ngon phải làm từ thịt đùi hay vai. Mài dao bén xắt thiệt mỏng theo sớ chứ không dai nhách. Tôi thì cả đời chẳng bao giờ biết xắt thịt bò. Cứ thấy mặt nào tiện thì đưa dao vô, dai hay mềm cũng được. Huyết heo là một phần không thể thiếu của tô bún xứ này. Huyết phải mềm, cắn miếng có cảm giác bồng bồng chứ không quá cứng hay có nhiều lỗ chứa đầy bong bóng khí.
Rau không để nguyên cọng như vùng miền khác, mà xắt thiệt nhỏ ra. Xà lách, ngò tàu rửa sạch, xếp lại cho đều, bỏ lên thớt. Dao mài thiệt bén, xắt đều tay. É quế thì không cần xắt, lặt sạch, để nguyên từng lá. Bắp chuối lột bỏ hai lớp bên ngoài, đem xắt nhỏ, ngâm vào nước muối cho khỏi thâm đen.
Tất cả đem trộn chung với giá. Không phải là loại giá lu, nuôi bằng nước mập ù. Cọng giá trồng trên cát sông Dinh, dài thòng, ốm tong ốm teo, nhưng giòn tan, nhiều chất dinh dưỡng. Cọng bún thường to gấp đôi bún riêu hay bún cá. Và để tăng thêm hương vị, tô bún phải có thêm muỗng đậu phộng giã dập. Hình như chưa chỗ nào ăn bún kiểu này!
Bún bò Ninh Hòa có đậu phộng
Theo Thanhnien
Dẻo dai bún lá Ninh Hòa Nha Trang Bún lá gần như là đặc sản của huyện Ninh Hòa (cách TP Nha Trang 30km về phía bắc) với món ăn quen thuộc: "bún lá cá dằm". Cũng là bún, nhưng bún lá thể hiện phong cách ăn khá khác biệt. Với bún lọn (còn gọi là bún con hay bún vắt), người dùng có thể dùng tay cầm lọn bún để...