Món ngon cuối tuần: Gà nấu hành tăm vừa ngon vừa bổ
Thịt gà ngọt mềm, dậy mùi thơm đặc trưng của hành tăm và lá chanh.Món ăn này giàu dinh dưỡng, rất tốt cho sức khỏe lại dễ thực hiện vô cùng.
Hành tăm, hay còn gọi là hành trắng, củ nén, tên khoa học là Allium schoenoprasum, là một loại thực vật thuộc họ hành được trồng ở nhiều nước châu Âu, châu Á và Bắc Mỹ.
Theo Đông y, hành tăm có tính nóng, vị cay, mùi hăng nồng, có tác dụng tiêu đờm, giảm ho, làm ra mồ hôi, lợi tiểu, sát khuẩn, giải độc, trị cảm hàn, côn trùng cắn và ngộ độc chì. Khi bị cảm hàn có thể giã nát một nắm hành tăm cho vào cháo ăn lúc đang nóng có thể giải cảm. Khi đi dưới trời mưa về bị ướt ăn cháo hành cũng có tác dụng phòng cảm lạnh.
Hành tăm thường được dùng tươi cũng có khi được ngâm rượu và sắc uống. Ở nước ta hiện nay hành tăm được trồng nhiều ở các tỉnh miền Trung, nhất là Nghệ An và Hà Tĩnh.
Bên cạnh tác dụng chữa bệnh, hành tăm còn là một gia vị tuyệt vời được các bà nội trợ ưa dùng. Do có tính nóng, mùi hăng nồng nhưng khi cho vào dầu phi vàng lại rất thơm nên hành tăm có thể khử được mùi tanh của lươn, ngao, các loại cá… và được sử dụng trong nhiều công thức nấu nướng để tạo nên các món ăn hấp dẫn. Đặc biệt món gà nấu hành tăm có hương vị rất thơm ngon, ai ăn cũng thích. Dưới đây là cách làm món ăn này để các bạn tham khảo:
Nguyên liệu:
-Thịt gà ta (khoảng 1,2 kg)
-1 nắm hành tăm
-1 nhánh gừng nhỏ
-1 nhánh nghệ nhỏ (tùy chọn)
-4 lá chanh bánh tẻ (không già quá, không non quá)
-Gia vị: Muối hạt, hạt tiêu, bột canh, hạt nêm, ớt quả (tùy chọn)
Cách chế biến:
-Gà làm sạch, chà xát muối hạt, rửa sạch, chặt miếng vừa ăn.
-Hành tăm đập giập, gừng và nghệ rửa sạch, giã nát (nếu thích ăn cay bạn có thể thêm ớt quả vào cùng).
-Ướp gà với 1,5 thìa cà phê bột canh, 1/2 thìa cà phê hạt nêm, 1/2 thìa cà phê hạt tiêu cùng gừng, nghệ giã nhỏ và 1/2 lượng hành tăm. Thái nhỏ 1-2 lá chanh ướp cùng cho thơm. Ướp gà ít nhất 30 phút cho thấm gia vị.
-Phi thơm số hành tăm còn lại. Cho thịt gà đã ướp vào xào săn. Thêm nước xâm xấp và nấu cho tới khi thịt gà mềm. Nêm nếm lại gia vị, thêm lá chanh thái nhỏ vào, tắt bếp.
-Múc thịt gà ra đĩa và thưởng thức.
Thành phẩm:
Thịt gà ngọt mềm, thơm mùi hành tăm và lá chanh. Món này vừa có thể dùng làm món nhậu, vừa có thể làm món mặn ăn cơm, đều rất ngon.
Video đang HOT
Hướng dẫn cách làm tôm chua Huế ngon đúng điệu ăn một lần nhớ mãi
Tôm chua là đặc sản nổi tiếng ở Huế, vì vậy bạn có thể làm tôm chua Huế để cả gia đình cùng thưởng thức món ngon này bất cứ lúc nào.
Đến với Huế, bạn không chỉ được hòa mình vào khung cảnh mộng mơ ở nơi đây, mà còn được thưởng thức những đặc sản riêng có. Tuy nhiên, với những người đã mê món Huế mà không có điều kiện mua nhiều cùng lúc, vậy thì bạn có thể tham khảo các bước dưới đây để chế biến món tôm chua Huế.
Công thức 1.
Nguyên liệu:
Tôm tươi 5 lạng
Một củ giềng, 3 củ tỏi, ớt quả, ớt chuông đỏ
Muối, nước mắm, đường, rượu trắng, bột gạo nếp, nước trắng.
Cách làm:
Bước 1. Tôm bạn chọn loại tôm đất tươi, thịt chắc và đều con. Rửa sạch tôm với nước muối loãng, để ráo nước.
Bước 2: Giềng rửa sạch, thái sợi, ớt chuông đỏ bỏ ruột và thái lát nhỏ (có thể thay ớt chuông đỏ bằng tương ớt Hàn Quốc cho màu đẹp).
Bước 3: Tỏi bóc vỏ, thái lát, ớt cay bỏ hạt, thái sợi.
Bước 4: Tôm sau khi đã ráo nước, bạn cho vào một chiếc bát lớn, đổ một chút rượu trắng vào ngâm 30 phút sau đó vớt ra. Bạn cắt sạch râu, bỏ vỏ ở phần đầu và chỉ lưng màu đen. Sau khi đã bỏ hết, bạn cho vào bát ngâm lại với rượu. Ngâm khoảng 30 phút thấy tôm đỏ phần đầu và đuôi là được.
Bước 5: Làm nước chua, bạn cho hỗn hợp hai thìa bột nếp, khoảng 200 ml nước trắng, khuấy đều trên bếp. Khi bột chuyển sang màu trong trong cho mắm muối, đường vào khuấy đều rồi tắt bếp, sau đó để nguội.
Tiếp đó, bạn xay bột nếp đã đun với nửa lượng giềng, tỏi và ớt chuông, nửa còn lại bạn trộn đều với hỗn hợp vừa xay.
Bước 6: Tôm vớt từ bát rượu ra bạn xếp vào lọ, xen kẽ một lớp tôm với một lớp giềng ớt. Sau đó, bạn đổ phần hỗn hợp bột vừa đun. Xếp tôm cho ngập lọ và đậy nắp kín. Dùng nan tre hoặc vật sạch ấn tôm xuống cho ngập hỗn hợp.
Bước 7: Trời nắng, bạn mang lọ tôm chua ra phơi, lúc này tôm sẽ đỏ, ngon hơn và nhanh chua hơn. Để một tuần sau là bạn có thể thưởng thức được. Sau khi tôm đã chua, ăn được thì bạn nên bảo quản ngăn mát tủ lạnh.
Món tôm chua Huế là gia vị thích hợp để bạn chấm thịt luộc, ăn bún hoặc quấn gỏi. Chúc bạn thành công với món đặc sản này.
Công thức 2.
Tôm chua là đặc sản nổi tiếng ở Huế và là món quà quý của khách du lịch mỗi khi đến thăm xứ mộng mơ. Cùng học công thức làm tôm chua Huế để có thể thưởng thức món ngon đặc sản này bất kì lúc nào nhé!
Chuẩn bị nguyên liệu làm tôm chua Huế như sau:
Tôm: 500g
1 củ riềng nhỏ (khoảng 100g)
3 củ tỏi
1/2 quả ớt chuông đỏ (hoặc tương ớt Hàn Quốc)
5 quả ớt cay
15g muối (1 thìa cafe đầy)
15ml nước mắm ngon (1 thìa canh)
40g đường (2 thìa canh đầy)
200ml rượu trắng
2 thìa canh đầy bột gạo nếp
200ml nước
Cách làm tôm chua Huế ngon như sau:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu làm tôm chua
- Tôm chọn loại tôm đất, còn tươi, thịt chắc và đều con thì khi muối chua con tôm ăn sẽ không bị bở, nát. Rửa sạch tôm với nước muối loãng, để thật ráo.
- Riềng rửa sạch, gọt vỏ, thái sợi
- Ớt chuông bỏ ruột, thái lát nhỏ. Ớt chuông dùng để lấy màu đỏ cho đẹp, bạn có thể thay thế bằng tương ớt Hàn Quốc.
- Tỏi bóc vỏ, thái lát
- Ớt cay bỏ hạt, thái sợi (tùy khẩu vị gia đình bạn gia giảm lượng ớt phù hợp.
Bước 2: Ngâm tôm với rượu trắng
Cho tôm vào 1 chiếc bát lớn, đổ 1 nửa lượng rượu trắng vào (có thể dùng rượu gạo hoặc Vodka), ngâm 30 phút rồi vớt ra, cắt sạch râu, bỏ vỏ phần đầu và chỉ lưng màu đen. (Bạn có thể để nguyên đầu, hoặc bỏ đi tùy thích)
Sau đó cho vào bát ngâm lại 1 lần nữa với lượng rượu còn lại. Ngâm thêm khoảng 30 phút là tôm sẽ đỏ đầu và đuôi.
Bước 3: Làm nước chua
Đun hỗn hợp 2 thìa canh bột nếp và khoảng 200ml nước, khuấy đều lên đến khi bột chín chuyển sang màu trong trong thì cho mắm, muối, đường vào khuấy đều rồi tắt bếp, để nguội.
Sau đó xay lượng bột nếp đã đun với 1 nửa lượng riềng, tỏi và ớt chuông. Nửa nguyên liệu còn lại của ớt, tỏi, riềng trộn đều với hỗn hợp vừa xay.
Tôm vớt trực tiếp từ bát rượu ra và xếp vào lọ (có thể cho thêm 1 xíu rượu) xen kẽ với riềng, ớt...đổ phần hỗn hợp bột vừa đun (lọ thủy tinh phải được rửa sạch, tráng nước sôi và phơi khô, nếu không tôm chua sẽ dễ bị váng, mốc). Xếp tôm vào ngập và đậy kín, cất nơi khô, thoáng. Dùng nan tre hoặc vật sạch ấn xuống để tôm ngập trong hỗn hợp.
Khi trời có nắng mang lọ ra phơi nắng (phơi cả lọ) thì tôm chua sẽ đỏ, ngon hơn và nhanh chua hơn. Vào mùa lạnh, ẩm thì có thể để nơi khô ráo gần quạt sưởi. Chỉ 1 tuần sau là đã ăn được. Nếu lạnh thì khoảng 10-12 ngày là được. Khi đó hãy bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để hạn chế độ chua của tôm.
Tôm chua là gia vị thích hợp để chấm thịt luộc. Dùng ăn bún hoặc quấn gỏi cũng rất ngon. Bên cạnh những món ngon từ tôm truyền thống, hãy thêm món tôm chua vào thực đơn của bạn ngay nhé!
Thật đơn giản mà lại ngon và sạch nữa.Tự làm tôm chua Huế tại nhà để chiêu đãi mọi người trong dịp tết truyền thống thôi nào!
Bí quyết làm tôm chua Huế ngon:
Chọn tôm đất tươi, con tôm còn nhảy tanh tách thì tôm chua sẽ đỏ.
Hỗn hợp bột nguội hoàn toàn thì mới bắt đầu ngâm tôm.
Dùng đũa, thìa sạch và khô khi lấy tôm khỏi lọ để phần còn lại không bị váng, mốc
Những gia vị cay, nóng để kích thích tôm chua và trung hòa gia vị, không nên bỏ qua hay tùy tiện thay thế vì rất dễ dẫn đến....đau bụng.
Công thức 3
Nguyên liệu chuẩn bị gồm có:
Tôm tươi nguyên con (khoảng 1kg)
ỏi, riềng
Ớt ngọt, ớt chỉ thiên
Gia vị, mắm, đường
1 lon bia (hoặc rượu trắng)
Các bước thực hiện như sau:
Tôm mua về làm sạch, bóc vỏ phần đầu rồi để ráo.
Cho khoảng nửa lon bia (rượu trắng) vào bát ngâm tôm. Thỉnh thoảng đảo hoặc xóc tôm cho ngấm đều.
Tỏi, ớt chỉ thiên băm nhỏ.
Ớt ngọt, riềng rửa sạch, xắt sợi.
Pha nước mắm với một chút đường, cho vào nồi đun sôi khoảng 5 phút, để nguội.
Xếp đều tôm vào lọ thủy tinh. Các gia vị ớt, tỏi, riềng trộn đều cho vào cùng. Rưới bia và hỗn hợp mắm đường đã nguội vào cho ngập tôm. Để đảm bảo tôm luôn ngập trong nước, lấy nan tre hoặc đĩa nhựa cài phía trên sau đó đậy kín nắp lọ.
Đem lọ tôm phơi nắng khoảng 6 ngày, khi nào thấy tôm đỏ au, ngửi thấy mùi thơm hơi chua chua là ăn được.
Tôm sau khi lên men chín mà chưa ăn ngay nên được bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh để không bị quá chua. Nếu trời nắng ấm thì chỉ khoảng 6 ngày là tôm chín. Còn nếu bạn ngâm tôm vào tiết trời lạnh thì phải để lọ tôm cạnh bếp cho ấm khoảng 2 tuần mới lên men được. Một lọ tôm chua huế tự làm vừa ngon, vừa rẻ, lại đảm bảo vệ sinh chắc chắn sẽ khiến bữa cơm của cả nhà thêm nhiều hương vị. Còn chờ gì nữa mà không bắt tay thử làm ngay một lọ tôm chua để thưởng thức hương vị Huế ngay tại nhà
Món ngon cuối tuần: Chè xoài bột báng ngọt mát, dễ làm Chè vàng tươi, thơm mùi xoài đặc trưng, quyện với nước cốt dừa béo ngậy, dừa sợi sần sật, bột báng dai dai, rất hấp dẫn. Nguyên liệu: - Xoài chín: 1-2 quả - Sữa tươi: 120 gr - Nước cốt dừa: 120 ml - Bột báng: 90 gr - Dừa nạo sợi (tùy thích) Cách chế biến: - Bột báng ngâm nước...