Món lẩu đặc biệt của Từ Hy Thái hậu không thể không có trong bữa ăn 120 món
Nói đến đây, hẳn có nhiều người tò mò rằng Từ Hy Thái Hậu đã ăn lẩu bằng cách nào.
Trung Quốc là một đất nước có nền văn hóa lâu đời, được coi là một trong những cái nôi văn minh của nhân loại với lịch sử hình thành và phát triển hàng nghìn năm qua các triều đại khác nhau. Khi tìm hiểu về văn hóa Trung Quốc, ngoài trang phục thì ẩm thực luôn là một chủ đề khá thú vị để chúng ta tìm hiểu.
Chân dung Từ Hy Thái hậu
Các hoàng đế luôn có đặc quyền, đặc lợi được sử dụng những đầu bếp giỏi nhất nước cũng như mọi nguyên liệu tốt nhất để làm các món ăn đặc biệt chỉ dành riêng cho họ. Trên thực tế, những món ăn này là đỉnh cao của một nền ẩm thực vào thời điểm đó.
Từ Hy Thái Hậu được biết đến là người ưa chưng diện và biết cách hưởng thụ.
Trang phục của bà là những đều được dệt từ lụa cao cấp, dùng chỉ vàng và ngọc trai chất lượng cao để thêu, trang sức bà đeo quanh người, trâm vàng cài tóc đều là kì trân dị bảo.
Vốn là một người có tình yêu với ẩm thực, không khó hiểu khi Từ Hy Thái Hậu khá để tâm đến việc ăn uống của mình.
Bên cạnh Ngự thiện phòng phục vụ cho các phi tần của hoàng đế, Từ Hy có một nhà bếp riêng được xây dựng bên trong Tử Cấm Thành, gọi là “Bếp Tây”.
Nhà bếp này được chia thành 5 phòng chuyên 5 loại món: Món thịt, món chay, các món cơm – mì – bánh bao, món ăn vặt và món bánh ngọt.
Mỗi bữa Từ Hy Thái hậu được phục vụ 120 món khác nhau. Tuy nhiên, bà chỉ ăn vài món, mỗi món một đến hai miếng vì sợ bị đầu độc.
Từ Hy Thái Hậu dùng hai bữa chính mỗi ngày. Trong bữa chính, có hơn 100 món ăn khác nhau được bày biện. Ngoài ra, mỗi ngày còn 2 bữa ăn nhẹ với 40 đến 50 món, ít nhất phải bao gồm 20 đĩa thức ăn.
Khi Từ Hy bắt đầu dùng bữa, Đại tổng quản thái giám Lý Liên Anh sẽ dùng những cái đũa bạc để nếm từng món ăn. Nếu cái đũa bạc chuyển sang màu đen, đồng nghĩa món ăn đó đã bị nhiễm độc và sẽ không được ăn.
Điều đặc biệt, “Lão phật gia” là một tín đồ của món lẩu. Các nồi lẩu trong cung thường được làm bằng gốm sứ, bạc, bạc mạ vàng hoặc men.
Chiếc nồi được sử dụng trong hoàng cung nhà Thanh để làm lẩu trong thời trị vì của Hoàng đế Hàm Phong.
Có một món ăn khiến Từ Hy Thái hậu “cưng chiều” vô cùng – Lẩu hoa cúc.
Món lẩu hoa cúc
Không phải đến thời điểm hiện tại chúng ta mới biết đến món lẩu.
Vào năm 1279, khi những người lính Mông Cổ đang nghỉ ngơi và chuẩn bị thức ăn, đột nhiên nghe thấy tiếng trống đập nhanh báo hiệu kẻ thù đang đến gần.
Những người lính đói khát ngay lập tức ném tất cả thịt bò và thịt cừu, rau vào nước sôi và ăn chúng rất nhanh để lấp đầy dạ dày trước khi vào trận chiến. Và có lẽ đây chính là nguồn gốc món ăn phổ biến hiện nay ở nhiều nước châu Á khi vào mùa đông.
Các nồi lẩu trong cung thường được làm bằng gốm sứ, bạc, bạc mạ vàng hoặc men.
300 năm sau, dưới triều đại nhà Thanh, bộ phận chịu trách nhiệm nấu thức ăn cho gia đình hoàng đế đã thêm một món lẩu vào mỗi bữa ăn trong những tháng mùa đông để giữ ấm cho các thành viên hoàng gia.
Để cố gắng giữ tuổi trẻ và nhan sắc, Từ Hy Thái hậu thường rất thận trọng về thói quen ăn uống của mình. Có 3 thứ mà Thái hậu Từ Hy thường xuyên ăn và coi đó là những thủ thuật làm đẹp quý giá của mình: Sữa mẹ, bột ngọc trai và hoa cúc.
Thái hậu Từ Hy luôn ra lệnh cho những người hầu của mình hái hoa cúc tươi mỗi ngày trong thời gian mùa đông và rắc cánh hoa vào nồi lẩu sôi để bà thưởng thức với công dụng giúp người ăn trẻ mãi không già.
Các ngự ẩm triều Thanh cũng giữ thân nhiệt cho mọi người bằng hái hoa cúc tươi rắc cánh hoa vào nồi lẩu sôi sùng sục.
Cuộc sống xa hoa của Từ Hy Thái Hậu cho đến nay vẫn là một chủ đề thú vị nhận được sự quan tâm của nhiều người yêu thích tìm hiểu nền văn hóa truyền thống Trung Hoa.
Mời bạn đọc xem thêm video: Hoàn cảnh gia đình nạn nhân trong vụ cháy tại Đài Loan, Trung Quốc
Nguồn VTV1
Vén màn bí mật vị hoàng đế si tình Trung Hoa đã bất chấp tất cả khi Hoàng hậu qua đời
Chỉ vì quá yêu thương Hoàng hậu của mình mà Hoàng đế đã bất chấp tất cả, thậm chí đánh mất đi đất nước.
Tình yêu luôn khiến người ta mù quáng. Một khi con người hết mình vì tình yêu thì lí trí thường bị coi nhẹ. Và một Hoàng đế khi yêu đến điên cuồng thì sẽ như thế nào đây. Câu chuyện tình si Hoàng đế Mộ Dung Hy thời nhà Hậu Yên với Hoàng hậu họ Phù khiến người đời sau cũng phải đưa ra nhiều ý kiến khác nhau.
Vị Hoàng hậu được sủng ái quá đà
Vua Mộ Dung Hy lên ngôi vào năm 402. Sau khi ngồi yên vị, cuộc tuyển chọn hậu cung cho Hoàng đế bắt đầu. Thời đó, Phù Duẫn là một vị đại quan vốn có dòng dõi là Hoàng tộc Tiền Tần. Bởi vậy, hai con gái của ông là Phù Tùng Nga và Phù Huấn Anh đã được đưa vào cung để làm nữ nhân của Hoàng đế.
Hai người con gái này có sắc đẹp nghiêng nước nghiêng thành và thông minh hơn người nên Mộ Dung Hy rất ưng ý. Ông tỏ ra rất sủng ái cả hai. Tuy nhiên cô em Phù Huấn Anh vẫn được lòng Hoàng đế hơn.
Khi hai mỹ nhân nhập cung, Mộ Dung Hy đã phong cho Phù Tùng Nga làm Quý nhân còn Phù Huấn Anh là Quý tần. Sau một thời gian ngắn, Phù Huấn Anh được phong hậu, trở thành mẫu nghi thiên hạ.
Phù Hoàng hậu có nhan sắc, mê hoặc được Hoàng đế nhưng lại chẳng biết thương con dân. Bà luôn nghĩ ra đủ mọi cách thức để hưởng thụ cuộc sống của người phụ nữ đứng đầu thiên hạ, chẳng quan tâm đến bất cứ điều gì.
Hoàng đế lại sủng ái vợ vô điều kiện. Bất cứ thứ gì Hoàng hậu muốn, ông sẽ tìm cách đáp ứng bằng được mới thôi. Thậm chí, việc nước hay đưa ra bất cứ một quyết định nào, Mộ Dung Hy cũng hỏi qua ý kiến Phù Hoàng hậu.
Hoàng hậu thích chơi trò săn bắn, Mộ Dung Hy chiều lòng vợ trèo lên cả những ngọn núi cao ở phía Bắc để chơi. Có hàng chục ngàn binh lính đi theo bảo vệ cặp Đế Hậu và có đến 5000 người đã bỏ mạng vì bị sói ăn thịt hoặc chết rét trên các ngọn núi phủ tuyết.
Năm 406, Đại Yên tiến quân đánh Khiết Đan. Thế nhưng đối thủ quá mạnh, Hoàng đế định rút quân về nhưng Phù Hoàng hậu không đồng ý. Bà chưa bao giờ chứng kiến chuyện đánh trận và muốn một lần được thấy.
Chiều lòng Hoàng hậu, vào ngày mùng 2 Tết Nguyên Đán, Mộ Dung Hy đã yêu cầu chuẩn bị ngũ cốc, cỏ cho ngựa để tấn công. Tuy nhiên, kết quả không như mong đợi, việc phải di chuyển quãng đường quá dài cũng như không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng đã khiến nhiều binh lính kiệt sức, họ bị thua trong cuộc chiến, thương vong vô số.
Hoàng hậu cũng là người rất có "năng khiếu" trong chuyện ăn uống. Thế nhưng sở thích của bà lại quá khác người. Vào mùa hè vốn nắng gắt thì bà muốn được ăn vây cá đông hảo hạng và ngược lại những loại thực phẩm chỉ mùa đông mới có thì bà muốn ăn giữa tiết hè.
Thời gian đấy, nông dân làm gì biết thâm canh trái vụ, tất cả chỉ dựa vào thời tiết. Thế nhưng Hoàng đế không những không ngăn cản cho sở thích ngược đời của Hoàng hậu mà bắt quan lại và dân chúng tìm kiếm để dâng lên.
Thậm chí, ông từng ra lệnh giết chết nhiều người được giao nhiệm vụ tìm kiếm đồ ăn trái mùa không thành công.
Sự sủng ái và si mê của Hoàng đế Mộ Dung Hy dành cho Hoàng hậu của mình trở thành gánh nặng cho dân chúng. Rất nhiều lần, dân chúng phải chịu đựng những đòi hỏi vô cớ, ngược đời từ người chủ hậu cung.
Cái chết của Hoàng hậu
Được yêu chiều là vậy nhưng Phù Hoàng hậu lại phận bạc, bà qua đời vào năm 407. Hoàng đế đã khóc lóc rất nhiều. Ông liên tục vuốt ve cơ thể ngày càng lạnh của vợ và hoảng loạn, than thở cho cuộc đời quá ngắn ngủi của Hoàng hậu.
Hoàng đế ngất đi rồi tỉnh lại, biết được thực tế Hoàng hậu đã qua đời lại tiếp tục ngất đi như muốn quên đi thực tế cuộc sống. Liên tiếp những ngày sau khi Phù hậu mất, Mộ Dung Hy chỉ ăn cháo chứ không nuốt nổi đồ ăn gì khác.
Khi chuẩn bị đậy nắp quan tài, ông lại chạy đến ôm lấy quan tài khóc lớn vì không muốn âm dương cách biệt. Có những tài liệu ghi chép lại rằng, Hoàng đế đã chui vào quan tài nằm chùng Hoàng hậu và ân ái với xác chết của bà dù bà qua đời không ít ngày.
Sau khi quan tài Hoàng hậu được đưa đến cung điện, Hoàng đế đã ra sắc lệnh lập lễ đường và yêu cầu hàng trăm vị quan đến để khóc thương cho bà. Hàng loạt người được trao nhiệm vụ kiểm soát, nếu thấy vị quan nào không khóc hoặc khóc giả vờ thì phải trừng phạt. Ai khóc lóc thảm thiết là trung quân ái quốc.
Chừng đó chưa đủ, Hoàng đế còn ép chết Trương Vương phi - vợ của Cao Dương Vương để đi cùng Hoàng hậu xuống suối vàng cho bà đỡ cô đơn. Ba cô con gái của Vương phi và Vương gia đã hết sức cầu xin cũng không khiến Hoàng đế thay đổi dự định.
Mộ Dung Hy cũng dùng sạch tiền quốc khố để xây cất lăng mộ lớn cho Hoàng hậu.
"Hãy xây nó thật to đẹp, sau này ta cũng sẽ được an táng ở đây", Hoàng đế đã nói như vậy.
Ngày đưa tang, Mộ Dung Hy với cái đầu rối bời, đi chân trần đằng sau cỗ xe của Hoàng hậu. Chiếc xe quá to để ra được khỏi cổng thành. Hoàng đế ngay lập tức tuyên bố phá hủy cổng phía Bắc để đi ra.
Lúc đó, nhiều trưởng bối ngăn cản không thành đã tự nghĩ với nhau: "Hoàng đế phá hủy đi cánh cửa dẫn đến kinh thành, triều đại của ngài ấy sẽ chẳng được lâu".
Vì Hoàng hậu qua đời, Hoàng đế ngập trong buồn đau, bỏ bê triều chính. Nhân lúc này, Đại tướng Cao Vân và Phùng Bạt lên kế hoạch tạo phản. Đúng ngày đưa tang Hoàng hậu, họ đã tấn công Hoàng cung, kiểm soát kinh thành.
Tin tức đến tai Hoàng đế, ông bình thản tuyên bố: "Những kẻ này chỉ là tên trộm nhỏ, ta sẽ xử chúng khi quay lại".
Xong xuôi mọi việc, ông mặc áo giáp và chạy về tấn công lại Hoàng cung nhưng không thành công. Hoàng đế phải thay đồ của dân, trốn trong rừng nhưng bị bắt lại.
Hoàng đế bị xử tử ngay sau đó. Tân đế mới đã cho chôn Mộ Dung Hy cùng lăng mộ với Hoàng hậu như cách tác thành cho nguyện vọng cả đời của ông. Cái chết của Mộ Dung Hy cũng là dấu chấm hết cho triều đại nhà Yên trong lịch sử Trung Hoa.
Hoàng đế nhà Thanh tiêu tốn "núi vàng" cho ngự thiện, 120 món chỉ nấu bằng nguồn nước quý giá này Hoàng đế nhà Thanh mỗi bữa dùng 120 món, dùng bát bạc thìa ngọc tiêu tốn 'cả núi tiền'. Nguồn nước nấu ăn chỉ dùng nước nằm ở núi Ngọc Tuyền. Trong cuốn hồi ký "Nửa đời trước của ta", vị vua Thanh triều cuối cùng là Phổ Nghi từng tiết lộ sự thật khó tin: Ở vào thời điểm còn ngồi trên...