Món gà hấp rượu của “dân nhậu” miền Tây
Cũng là một món ăn được chế biến từ con gà thả vườn, nhưng khi hấp rượu thì hương vị của nó lại hoàn toàn khác. Món ăn dân dã này từ lâu được xem là khoái khẩu của “dân nhậu” miền Tây mà dù đi đâu xa cũng nhớ về món nhậu độc đáo này.
Ở miền Tây, người dân quê thường chọn những khoảng đất còn trống để nuôi gà thả vườn. Gà ở nơi đây không được ăn thức ăn theo cách nuôi công nghiệp, mà chỉ ra ngoài vườn tìm cây lá, sâu bọ nên thịt vừa ngon, vừa chắc. Các lão nông miền Tây sau công việc đồng áng mệt nhọc ngoài đồng, thường tụ tập lại với nhau, bắt con gà vườn rồi hấp rượu, ngồi bàn tán rôm rả bên ly rượu đế miền quê, đó chính là nếp sinh hoạt vốn có của người dân quê tự bao đời.
Món gà hấp rượu độc đáo nơi miền Tây (ảnh: Hoàng Lê)
Để làm món gà hấp rượu “đúng điệu” miền Tây, cần chọn con gà thả vườn còn tơ, độ khoảng 1,5kg là vừa; nếu chọn gà đẻ nhiều lứa thịt sẽ dai, chế biến lâu, lại không có độ mềm. Sau khi làm gà sạch nên dùng muối và rượu xát quanh mình gà để sau khi hấp xong, thịt gà sẽ căng tròn, đẹp mắt.
Trong khi chờ đợi làm gà, dạo quanh vườn nhà để tìm các loại rau trong vườn sẵn có: hành lá, cải xanh, cải trời… để ăn kèm với món ăn thịt gà hấp rượu. “Dân nhậu” miền Tây thường hấp rượu cách thuỷ nguyên con gà để cho hương rượu đế cùng gia vị thẩm thấu vào thịt tạo thành một hương thơm lừng khó cưỡng.
Gà hấp rượu là món ăn quen thuộc của người dân quê nhưng không phải ai cũng biết cách chế biến. Nếu để quá lửa thịt gà sẽ mềm đi, mất đi hương vị ngọt lành đặc trưng của con gà thả vườn. Điều đặc biệt của khâu chế biến là cần phải chọn loại rượu gốc đúng chất miền Tây để khi gà chín, mùi rượu sẽ trộn lẫn với từng miếng gà thơm nồng, cay cay dùng với ly rượu “hơi khê” (loại rượu nấu bén nồi), ăn một lần rồi cứ hoài nhớ mãi.
Cách thưởng thức món ăn này cũng khá đặc biệt, sau khi gà chín thì mang ra đĩa, đặt ở giữa bàn, ai ăn gì thì cứ việc xé thịt ra. Dân nhậu miền Tây có cách nhậu vui cùng với chiếc đầu gà hấp rượu. Để cái đầu gà vào một cái tô rồi đậy nắp, lần lượt xoay đều đầu gà, đến khi mỏ gà xoay về hướng người nào thì người ấy sẽ uống một ly rượu đế. Đây là một “cách nhậu” khá độc đáo, luôn mang lại tiếng cười vui vẻ cho các “dân nhậu” miền Tây.
Món gà hấp rượu là một món ăn độc đáo được làm từ gà, làm nức lòng biết bao thực khách phương xa. Cách làm món ăn đơn giản, không tốn nhiều kì công, chỉ lấy nguyên liệu sẵn có từ vườn nhà, vậy mà tạo thành món ăn ngon lành, bổ dưỡng.
Giờ đây, món gà hấp rượu vẫn luôn có mặt trong các nhà hàng nhưng hương vị của nó không thể bằng món gà ta hấp rượu chính gốc miền Tây. Bởi vì, nơi phố thị làm sao tìm được con gà ăn cây cỏ vườn nhà, làm sao tìm được rượu đế gia truyền do chính người dân quê nấu.
Video đang HOT
Món ăn này dù giản dị nhưng mang đậm chất sông nước và con người miền Tây. Ai ăn thử một lần sẽ cảm nhận được hương vị của mùi rượu đế thơm lừng, vị ngọt lành của thịt gà “nguyên sơ” với những con người miền Tây hiền lành, chân chất.
Người miền Tây có món canh chua ngon nhức nhối, không tới được cũng nấu thử một lần đảm bảo yêu ngay!
Món canh chua ngọt dịu nhẹ lại đầy đủ dinh dưỡng, không thử thì bạn đã bỏ qua một món ngon Việt vô cùng đặc sắc rồi đấy!
Canh măng - chân giò là món ăn không thể thiếu mỗi dịp Tết đến, chị em muốn nấu ngon cần nằm lòng các thao tác sau đây! Từ khóa "trà xanh" đang hot ngày hôm nay hóa ra còn có thể nấu thành canh: Chị em cần khám phá ngay! Bữa tối xong trong 1 nốt nhạc với món canh vừa thơm ngon, vừa giúp chị em có giấc ngủ sâu êm ái Mỗi cuối tuần tôi đều nấu canh gà hoa cúc cho cả nhà bồi bổ, vừa ấm người lại bổ dưỡng đủ đường!
Bông so đũa được xem là một đặc sản của miền Tây bởi vì nó xuất hiện nhiều và chủ yếu ở các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Bông so đũa có tính mát cùng vị ngọt hơi đắng, giúp kích thích ăn ngon miệng và tiêu hóa tốt hơn. Sau đây là cách chế biến món canh chua tôm bông so đũa thơm ngon, hấp dẫn nhất.
Nguyên liệu nấu canh chua tôm bông so đũa
150g tôm đất
200g bông so đũa trắng
2 trái cà chua
1 vắt me
Ngò gai, rau om
Cách nấu canh chua tôm bông so đũa
Bông so đũa nhặt bỏ nhụy và cuống hoa, sau đó rửa thật nhẹ nhàng dưới vòi nước cho sạch.
Tôm rửa sạch để ráo, để vỏ hoặc lột tuỳ sở thích, ướp với nửa muỗng cafe hạt nêm.
Cà chua thái múi.
Cách nấu canh chua tôm bông so đũa
Rau thơm rửa sạch, thái nhỏ.
Me cho vào chén, thêm nước nóng vào dằm ra để lấy cốt me.
Phi tỏi thơm, sau đó cho thêm 1 lít nước. Nêm vào 1/2 muỗng muối, 1 muỗng hạt nêm, 2 muỗng đường, 1 muỗng nước mắm, 4 muỗng nước me. Nước sôi cho tôm vào, vớt bọt rồi cho phần cà chua vô.
Cách nấu canh chua tôm bông so đũa
Nêm lại vừa miệng, cho hoa vào chần sơ rồi tắt bếp liền.
Cuối cùng là cho phần rau thơm đã thái nhỏ vào.
Cách nấu canh chua tôm bông so đũa
Cho canh ra tô, ăn nóng với cơm trắng và nước mắm mặn, thêm ít ớt.
Thành phẩm
Món canh chua dân dã quen thuộc hấp dẫn vô cùng với nước canh chua ngọt thanh, bông so đũa giòn giòn lạ miệng, tôm thì tươi ngọt chấm với nước mắm mặn thì còn gì bằng!
Chúc bạn thành công và ngon miệng với cách nấu canh chua tôm bông so đũa này nhé!
Là lạ bánh canh vịt Bánh canh là món ăn dân dã khá phổ biến. Mỗi vùng miền có một kiểu chế biến bánh canh khác nhau với nguyên liệu khác biệt: thịt, tôm, cá..., nhưng lạ nhất là bánh canh vịt miền Tây. Bánh canh vịt miền Tây có xuất xứ từ hai tỉnh Tiền Giang và Bến Tre. Người dân xứ này thường gọi giản dị...