Món dưa cà muối: Hương vị
Nhà em có vại cà đầy/Có ao rau muống có đầy chum tương/Dù không mỹ vị cao lương/Trên thờ cha mẹ dưới nhường anh em.(ca dao)
Món bánh đa kê không có gì nổi trội, nhưng tôi tưởng dường như là một đặc sản của người Việt. Cô bán hàng phết kê vào phần tư miếng bánh đa nướng, rắc đỗ và đường lên đó, rồi dùng lưỡi dao gập đôi bánh lại đưa cho khách – ăn khá ngon miệng và nhẹ bụng. Tôi vào một quán ăn của người Mexico ở nước ngoài, hóa ra cũng có món bánh đa kê. Người phục vụ đem ra cái cối ngay bàn ăn, trộn bột kê với loại lá gì đó nhào cho nhão ra, và đem tới một tập bánh đa cũng bằng kê, người ăn sẽ lấy bột kê nhão phết lên bánh đa, hoặc dùng miếng bánh quệt vào kê, giống như ăn trầu. Vị kê Việt và vị kê Mexico đều thơm nhưng khác nhau đôi chút, kê Mehico bùi hơn. Đó là món đặc sản tráng miệng. Kê và ngô có lẽ có nguồn gốc từ châu Mỹ, chúng ta mới biết đến hai loại lương thực ấy vào thế kỷ 16, và trồng nhiều trong thế kỷ 17.
Món ca la thầu (củ cải muối) của người Tàu
Ta có thể so sánh những thực phẩm tương đương theo kiểu đó, ví dụ món ca la thầu muối của người Tầu, món Kim chi của người Triều Tiên và món dưa cà muối của người Việt Nam, người Tầu còn có cả món bắp cải muối ( đôi khi là nguyên cả bắp lớn ) cũng như ta thôi. Ăn loại rau quả muối có vị chua rất nhuận tràng, dễ tiêu và ngon miệng.
Những làng tôi đi qua thời thơ ấu, phần đông nhà nào cũng có vại dưa cà muối và chĩnh mắm, chĩnh tương. Thường ngày rau cỏ hái ngay trong vườn, hoặc nhặt nhạnh quanh bờ rào, bãi hoang. Thời chiến tranh, lá sắn mọc trên thân sắn bờ rào cũng được hái muối làm thực phẩm, rau tầu bay, diếp dại… cũng được chén tuốt, ăn nhạt nhẽo hay nồng, chẳng thú vi gì. Hà Nội đôi khi bán món ca la thầu (củ cải muối) của Trung Quốc, lại có cả rau khô, nạo ra nấu canh, cũng không dễ ăn. Tất nhiên là thua xa vại dưa cà của người Việt. Ở làng có nhiều người nghèo, thậm chí không có nổi vại cà, chĩnh tương, họ cứ tự nhiên sang hàng xóm vốn không bao giờ đóng cửa xin tương cà, nếu gia chủ không ở nhà thì cứ tự tiện lấy. Tình cảm nông dân là vậy. Ông Đỗ Phủ ( thi nhân vĩ đại thời Đường ) có bà hàng xóm thường xuyên sang nhà ăn trộm táo chén thay cơm, khi chuyển đi nơi khác, ông viết bài thơ dặn người chủ mới chớ rào vườn, khỏi bà ta kinh sợ mà không sang ăn trộm nữa. Đó là những người nghèo cùng cực do chiến tranh liên miên, chồng con bỏ xác nơi chiến địa, còn lại một thân một mình. Bài thơ của ông rất cảm động.
Món kim chi (cải muối) của người Hàn Quốc
Muối dưa cà không khó, nguyên liệu chính là dưa cà – các loại cải, củ… dường như mọi rau củ đều muối được, và muối, chút đường, hay giấm, nước đun sôi để nguội, hoặc chính nước dưa từ trước, việc còn lại chỉ là liều lượng, thời gian, tùy theo kinh nghiệm, sao cho dưa cà muối khỏi hỏng, gọi là khú, tức là quá mặn, quá nhạt, dẫn đến tình trạng không chua được sinh ra thối, đắng. Dưa khú cà thâm là thành ngữ chỉ những người vô duyên, quá lứa trong nhân duyên.
Và cà muối, dưa cải muối của người Việt Nam (H3, H4) cũng một kiểu muối chua rau củ, nhưng cách thức khác nhau nên hương vị cũng khác nhau.
Video đang HOT
Nếu như món Kim chi Triều Tiên đã thành thương hiệu quốc tế, thì món dưa cà muối Việt vẫn loanh quanh ở quê nhà, dù hương vị không thua. Người Việt muối dưa cải bẹ, cải xanh, bắp cải, củ cải trắng, muối cà pháo, cà bát, muối rau cần, dưa chuột, xu hào, cà rốt, đu đủ… loại muốn ăn nhanh thì gọi là muối xổi, thêm chút ớt, đường, tỏi, hành tùy theo lúc ăn trực tiếp. Dưa quá chua thì đem nấu canh, canh dưa chua nấu cá, nấu tóp mỡ, hành, lạc giã, đậu phụ… đều ăn ngon miệng, làm cho ngay cả người chán ăn cũng thấy hào hứng. Thêm chút rau sống : diếp, xà lách, tía tô, kinh giới, ngổ, hành, răm… chấm vào canh dưa thật không gì bằng. Dưa góp, hành củ – muối hành, kiệu không thể thiếu trong ngày tết ăn với thịt mỡ, bánh chưng.
Người Việt sống ở mảnh đất nóng ẩm mưa nhiều hay bị chứng chướng bụng khó tiêu, nên nghĩ ra nhiều món ăn nhẹ như bánh cuốn, bánh gio và các món dưa muối cho dễ tiêu, hàng trăm năm ăn dưa cà muối đủ trở thành phong vị ẩm thực của dân tộc.
9x trổ tài làm thịt đông và dưa góp kiểu miền Trung cho ngày Tết, ai cũng khen tấm tắc là chỉ cần nhìn đã biết ngon
Thịt đông là món ăn truyền thống không thể thiếu trong những ngày Tết của các gia đình Việt.
Thịt đông là một món ăn hấp dẫn luôn có mặt trong mâm cơm ngày Tết ở các gia đình Việt Nam. Ăn kèm với thịt đông thì không thể không có dưa góp.
Thịt nấu đông tuy phổ biến nhưng tùy theo từng gia đình sẽ có cách nấu khác nhau. Các chị em hãy cùng tham khảo cách nấu món thịt đông và dưa góp kiểu miền Trung qua chia sẻ của bạn Nguyễn Thị Thùy Linh nhé!
Cách làm thịt đông
Nguyên liệu
- Phần thịt: 500g thịt má lợn và 300g thịt nạc giò lợn.
- Nguyên liệu đi kèm: 50g mộc nhĩ khô ngâm nở cắt sợi tầm cỡ ngón tay, 20g hành củ thái lát, cà rốt tỉa hoa trang trí.
- Gia vị: hạt nêm, nước mắm, hạt tiêu, đường (nêm nếm tùy vào khẩu vị mỗi người). Công thức tác giả: 2 thìa canh hạt nêm, 1 thìa canh nước mắm, 1/2 thìa canh đường, 1 thìa cà phê hạt tiêu.
Cách làm thịt đông
- Thịt mua về rửa sạch cắt khúc tùy theo sở thích. Ướp thịt, mộc nhĩ, hành củ với toàn bộ gia vị. Trộn đều để gia vị ngấm vào thịt.
- Ướp thịt trong 30 phút thì cho lên bếp ở lửa vừa đảo đều cho thịt săn lại. Đảo tầm 10 phút thì cho vào 1 lít nước sôi.
- Đun ở lửa vừa tới khi nước xâm xấp mặt thịt và thịt mềm là tắt bếp. Bạn có thể nấu trong vòng 40 phút. Ai có nồi áp suất thì cũng có thể cho vào hầm cho nhanh.
- Cà rốt tỉa hoa xong chần qua nước sôi tầm 2 phút. Vớt ra để ráo.
- Khi thịt chín cho cà rốt vào đáy bát tô. Múc thịt, mộc nhĩ và nước vào bát. Để nguội hoàn toàn rồi cho vào tủ lạnh tầm 3 - 4 tiếng là lấy ra.
- Để ngoài tầm 15 phút thì chúng ta sẽ gỡ được bát thịt ra đĩa. Với nguyên liệu này chúng ta có thể nấu được 2 bát như ảnh.
Món thịt đông từ khi nấu đã tỏa mùi thơm hấp dẫn, đến khi ăn thì bạn càng cảm nhận rõ hơn vị ngon rất đặc biệt của món ăn truyền thống này!
Cách làm dưa góp
Nguyên liệu
- Cà rốt, su hào, gừng, tỏi, muối, đường, nước mắm, ớt cay, lá chanh, giấm, bột canh.
Cách làm
- Su hao, ca rot mua ve got vo rồi rua và cat khuc tùy ý.
- Cắt xong rua lai lan nua roi bop voi muoi hat. 1kg su hao ca rot bop voi tam 2 thia an com muoi. Bop cang lau thi sau dua mon cang gion.
- Bop xong thi đe nguyen tam 10 - 15 phút roi chan qua nuoc ấm 70 đo trong 2 phut. Rua sach lai voi nuoc loc roi đe rao. Co nang thì phoi nang tam 1 - 2 tieng cang ngon.
- Trong thời gian chờ su hào và cà rốt ráo thì băm nhỏ tỏi, ớt, thái lá chanh. Nếu khong có nắng phơi chỉ can rao nuoc thi uop cung giam, đuong va bột canh.
- Uop sao cho hon hop ngap mat cu đe đam bao cu tham đeu nhat (theo khẩu vị tác giả thì dùng 7 thìa giấm - 2 thìa đường - 1/2 thìa bột canh). Uop tu 1 - 2 tieng thi đo het nuoc uop.
- Cho vao ot, toi, gung bam, la chanh thai nho, them đuong, nuoc mam, nuoc cot chanh và nêm nem tuy theo khau vi sao cho có đủ vị chua cay mặn ngọt.
- Cuối cùng tron đeu hỗn hợp la xong. An sau khi tron lan 2 tam 30 phut tro đi la ngon.
Món dưa góp ăn rất giòn, có vị ngọt tự nhiên của củ quả kết hợp vị chua dịu của giấm và một chút vị mặn của muối.
Thịt đông thường được ăn kèm với dưa góp để chống ngán.
Góc tác giả
Tác giả của món thịt đông và nộm dưa này là bạn Nguyễn Thị Thuỳ Linh, 29 tuổi, hiện đang kinh doanh quán ăn nhỏ tại thành phố Vinh - Nghệ An.
Kim chi dưa chuột chua cay hấp dẫn không ngờ Món kim chi dưa chuột cực kỳ dễ làm, chỉ qua vài bước đơn giản là bạn đã có ngay món kim chi giòn thơm, cay nồng ngon tuyệt đỉnh, kích thích vị giác. Chuẩn bị nguyên liệu: - 5 quả dưa chuột - 1/2 quả táo - 1/2 củ cà rốt - 1/4 củ cải trắng - Vài nhánh hẹ hoặc hành...