Món đặc sản Cà Mau cay xé lưỡi, du khách ăn một lần nhớ mãi không quên
Về Cà Mau, nhớ đừng quên thưởng thức món tằm cay có vị béo đặc trưng của nước dừa xen lẫn với vị cay nồng của ớt.
Nghĩ về Cà Mau, du khách sẽ nhớ đến những món đặc sản như cua, mắm, khô các loại… mà ít ai biết rằng nơi đây còn có món tằm cay rất được người dân địa phương yêu thích. Họ có thể ăn bánh tằm cay bất cứ thời điểm nào, trong bữa chính hay khi xế chiều đói bụng.
Một trong những món ăn nên thử khi đến Cà Mau: Bánh tằm cay. (Ảnh minh họa)
Bánh tằm cay hấp dẫn du khách ở vị cay the xé lưỡi hòa quyện ở làn nước sốt béo ngậy rất độc đáo. Có 2 phiên bản cho bạn lựa chọn: bánh tằm cà ri gà và bánh tằm cà ri xíu mại. Và ở phiên bản nào thì phần nước sốt cà ri cũng là điểm sáng, tạo nên thương hiệu cho món ăn này.
Nước sốt cà ri là điểm nhấn của món ăn này. (Ảnh minh họa)
Để nấu được nước sốt ngon, người đầu bếp phải gia giảm nguyên liệu sao cho thật chuẩn xác. Sốt cà ri ngon nhất là khi đủ đầy các gia vị như đinh hương, bột nghệ, quế chi, đại hồi và bột ớt khô. Nhờ rang sơ qua chảo nóng nên chúng lan toả một mùi thơm và hài hòa trong món ăn.
Video đang HOT
Về phần bánh tằm, người ta nắn bằng tay cùng lượng bột đầy và chắc. Bởi thế mà khi ăn, bánh tằm đậm mùi bột gạo, có độ dai cứng và không dễ bị nhũn khi chan ngập sốt.
Nước sốt cà ri phải được nêm nếm gia vị một cách chuẩn xác mới ra được mùi vị thơm ngon nhất. (Ảnh minh họa)
Topping xíu mại cũng phải được chế biến theo đúng công thức mới ra được viên xíu mại cân bằng giữa nạc và mỡ, ăn vừa mềm vừa béo mà không bị ngán. Riêng phần thịt gà phải dai chứ không bở thì món ăn mới hấp dẫn.
Bánh tằm cay được ăn chung với các loại rau thơm và giá đỗ. Khi ăn, bạn sẽ từ từ cảm nhận được vị ngọt của nước cốt dừa, vị cay xé lưỡi của ớt rồi đến vị ngọt thanh của rau, và cuối cùng là vị béo của xíu mại và thịt gà. Ăn đến đâu toát mồ hôi hột đến đấy nhưng đọng lại cổ họng là vị chua – ngọt – mặn hài hoà đan xen vào nhau.
Món ăn khiến người ta phải hít hà nhưng muốn ăn mãi không thôi. (Ảnh minh họa)
Làm người ta phải chấm mồ hôi, chảy nước mắt khi thưởng thức là thế, nhưng một lần nếm thử hương vị này thì ai cũng phải “vét sạch” đĩa món cho thoả lòng. Chẳng cần cầu kì nguyên liệu, bánh tằm cay như gói trọn nét đặc sắc của nền ẩm thực bình dị, dân dã từ vùng đất Cà Mau.
Bí quyết làm nên món bánh canh cua ngon "hết sảy" ở Cà Mau
Các công đoạn chế biến bánh canh cua biển Cà Mau khá đơn giản nhưng để tạo hương vị đặc trưng thì mỗi đầu bếp đều có tuyệt chiêu riêng.
Nhắc đến Cà Mau, nhiều người sẽ nghĩ đến vùng đất được thiên nhiên ưu ái với vô số loài thủy hải sản có giá trị cùng những món ăn ngon trứ danh có thể kể đến như: ốc len xào dừa, lẩu mắm U Minh, tôm xào bồn bồn... Tuy nhiên, sẽ thiếu sót nếu du khách không thưởng thức bánh canh cua - món ăn dân dã mang hương vị đặc trưng của người dân nơi đây.
Cua biển sau khi luộc được tách thịt, gạch để làm bánh canh cua
Để bánh canh được ngon nhất, các đầu bếp ở Cà Mau luôn chọn những con cua biển đạt chuẩn đem luộc rồi tách lấy phần thịt, gạch để riêng. Sau đó, cho bột gạo cắt thành từng sợi (bánh canh) và nước cốt dừa vào nồi nấu trong khoảng thời gian nhất định. Khi bánh canh gần chín thì nêm nếm gia vị rồi cho thịt, gạch cua, hành lá xắt mỏng vào nấu trong lửa nhỏ tầm 5 phút là đã có ngay món đặc sản Cà Mau.
Tuy các công đoạn thực hiện có vẻ đơn giản nhưng để tạo nên hương vị đặc trưng cho bánh canh cua thì mỗi thợ nấu đều có bí quyết riêng. Hương thơm bột gạo hòa quyện với vị ngọt, béo của cua... đã tạo nên sức hấp dẫn khó cưỡng. Đặc biệt, bánh canh cua sẽ ngon hơn khi ăn kèm với nước mắm mặn và ớt xắt mỏng.
Sợi bánh canh làm bằng bột gạo xay nên có mùi thơm, rất hấp dẫn
Ông Nguyễn Văn Được (46 tuổi; ngụ TP HCM), cho biết cua biển Cà Mau có chất lượng thịt thơm ngon nên chế biến bánh canh thì ngon "hết sảy".
"Mỗi khi về vùng đất cực Nam của Tổ quốc, tôi đều dẫn các con đi ăn bánh canh cua. Ăn xong, đứa nào cũng tắm tắt khen ngon. Những khi quán đóng cửa, tôi mua cua về nhờ điểm du lịch chế biến giùm" - ông Được chia sẻ.
Tiếp lời ông Được, chị Trần Tiết Mai cho biết mình sinh ra và lớn lên ở làng quê nên món bánh canh không quá xa lạ. "Khi còn nhỏ, mỗi lần bà nấu bánh canh, anh em tôi đứa nào cũng ăn sạch chén. Tôi may mắn được đi nhiều nơi và thưởng thức món ăn này ở nhiều địa phương nhưng nhận thấy bánh canh cua Cà Mau là một trong những món ngon nhất, bởi ngoài chất lượng, nó còn gợi lại biết bao ký ức tuổi thơ" - chị Mai nói.
Bánh canh cua Cà Mau đã làm nao lòng nhiều thực khách khó tính
Cua biển Cà Mau được xem là cua ngon nhất miền Tây bởi chất lượng thịt thơm ngon do được nuôi dưỡng trong môi trường thổ nhưỡng thuận lợi cộng với nguồn thức ăn dồi dào. Vậy nên, không ít người tiêu dùng sẵn sàng chi số tiền lớn để tìm mua cua "Made in Cà Mau" về thưởng thức. Vừa qua, Hội đồng xác lập kỷ lục Việt Nam đã công nhận cua Cà Mau lọt tốp 100 món ăn đặc sản của Việt Nam.
Giải ngán Tết: Cua Cà Mau tăng giá kỷ lục, bộ chân cua hoàng đế giá 3 triệu Giá cua gạch ở Cà Mau vào những ngày giáp Tết tăng cao, đạt mức giá kỷ lục khi lên tới 1 triệu đồng/kg. Trong khi đó, chân cua hoàng đế đông lạnh giá tới 3 triệu đồng/kg cũng cực kỳ đắt hàng dịp Tết. Cua đặc sản Cà Mau tăng giá kỷ lục Những ngày cận Tết Nguyên đán 2022, giá cua...