Món chè trứng gà đường đen tốt cho chị em giảm đau bụng khi “đến tháng”
Nhiều chị em đến kỳ kinh nguyệt thường bị đau bụng, mệt mỏi, ngoài việc uống nước ấm có thể dùng thêm món chè trứng gà đường đen này cũng giảm khó chịu rất hiệu quả.
Những người dễ bị chân tay lạnh, bị đau bụng trong ngày kinh nguyệt, cơ thể sẽ rất khó chịu. Trong những ngày ấy, ăn món gì cũng cảm thấy không ngon. Ngoài việc uống nước ấm để hoạt huyết, thông kinh lạc thì uống một bát chè trứng gà đường đen rất thích hợp và bổ dưỡng.
Theo trang Sức khoẻ & Đời sống, bạch chỉ là vị thuốc giảm đau, chống viêm lại kháng khuẩn. Bởi vậy, món chè trứng gà đường đen dùng thêm bạch chỉ lại càng hiệu quả. Chúng không chỉ giúp điều hoà khí huyết mà còn giúp bồi bổ cơ thể.
Cách thực hiện chè trứng gà đường đen
Nguyên liệu cần thiết
Trứng gà – 1 hoặc 2 quả
Đường đen – 10g (dùng đường đỏ cũng được)
Táo đỏ – 3 quả, bạch chỉ -10g
Nước lọc -1,5l
Cách nấu chè trứng gà đường đen
Táo đỏ và bạch chỉ mang rửa sạch. Cho tất cả vào nồi nhỏ, thêm nước và đun sôi, sau đó hầm ở lửa nhỏ trong khoảng 20 phút.
Video đang HOT
Trong một nồi nhỏ khác, đổ nước ấm và đập trứng gà vào, đun nhẹ đến khi trứng đông lại. Có cách khác là luộc trứng gà lòng đào, sau đó bóc vỏ rồi ngâm vào nước táo đỏ. Nếu bạn không thích nấu trực tiếp có thể luộc trứng và làm theo cách thứ hai.
Vớt táo đỏ và bạch chỉ ra, hoặc bạn có thể để lại táo đỏ và vớt bạch chỉ ra, cho phần trứng gà vào và đun nhỏ lửa trong khoảng 2 phút. Cuối cùng, thêm đường đen vào, nhiều hay ít tuỳ sở thích mức độ ngọt của bạn.
Ngoài ra, món chè này bạn có thể thêm vài sợi gừng tươi thái chỉ, món ăn sẽ đậm đà hơn. Không chỉ vậy, bạn có thể thêm một chút hạt kỷ tử vào, chúng sẽ gia tăng hiệu quả làm giảm đau và cải thiện thị lực.
Vậy là món chè trứng gà đường đen đã xong rồi, ăn khi còn ấm để hiệu quả đạt được tối đa nhất nhé!
Chúc bạn thành công với cách nấu chè trứng gà đường đen này nhé!
Tại sao đường đen/đỏ/đường nâu lại tốt cho phụ nữ?
Đã từ lâu, đường đỏ được y học phương Đông rất coi trọng vì nhiều ích lợi sức khoẻ mà nó mang lại. Đường đỏ giàu chất khoáng, vitamin và axit amin. Không chỉ bổ dưỡng, đường đỏ còn giúp cải thiện sự mệt mỏi, làm da dẻ hồng hào hơn.
Đường đỏ không chỉ giúp chị em phụ nữ điều hoà kinh nguyệt mà còn giúp làm mờ vết nám, giảm sự lão hoá của da. Một số công thức phổ biến sử dụng đường đỏ như nước táo đỏ, nhãn nhục, kỷ tử nấu đường đỏ; lục trà đường đỏ; nước sơn tra nhãn nhục đường đỏ; nước gừng đường đỏ; nước ô mai đường đỏ,…
Trên thị trường hiện có nhiều loại đường vàng, đường nâu, đường đen đều có thể dùng pha trà, nấu chè bổ dưỡng điều hoà khí huyết cho phụ nữ. Ngoài những loại đường thường thấy, một số loại đường đỏ/đường đen được nhiều người tìm kiếm như đường đen Kurozato – loại đường chưa tinh chế giúp giảm mức cholesterol và mỡ máu, mang lại cảm giác dễ chịu, xoa dịu cơn đau, tăng cường năng lượng hiệu quả.
Món chè giúp tăng cường miễn dịch, những người đang ho "long cả phổi" nên thử ngay
Thời tiết mùa xuân có nhiều thay đổi, sức đề kháng dễ bị ảnh hưởng gây nên các chứng cảm cúm và ho. Hãy thử làm thức uống đơn giản mà lại thơm ngon này nhé!
Mùa đông khô lạnh đã qua, mùa xuân mưa ẩm đã đến, thời tiết thay đổi khiến nhiều người dễ bị ảnh hưởng đến sức đề kháng. Về đêm, nhiều người bị ho, thậm chí ho lâu đến mức mọi người hay nói là ho "long cả phổi".
Trên thực tế, ho là cách cơ thể phản ứng lại với những tác nhân gây hại bên ngoài. Nhanh thì vài ngày, lâu thì cả tuần, tuy nhiên càng kéo dài lại càng ảnh hưởng đến miễn dịch. Bởi vậy, để quá trình chữa lành cơ thể diễn ra nhanh hơn, bạn có thể bổ sung dinh dưỡng qua các món ăn và thức uống có lợi.
Thời điểm giao mùa, dễ bị ho, bạn không chỉ phải uống nhiều nước, ăn các loại hoa quả tăng cường vitamin C, và pha nước quất uống cũng rất tốt. Quất sử dụng lúc này có tác dụng trừ đờm, giảm ho và bổ phổi.
Các công thức thường thấy khi dùng quất để làm thức uống giảm ho là lê hoặc táo. Tuy nhiên, quất và nấm tuyết cũng là một sự kết hợp đáng lưu ý. Nấm tuyết hay còn gọi là mộc nhĩ trắng, không chỉ nuôi dưỡng lá lách và dạ dày mà còn giúp bổ phổi, hạ hỏa. Dùng hai thứ này đun nước uống, gọi là chè hay canh đều được, sẽ giúp giải khát, kích thích ngon miệng và nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
Nhiều công dụng như vậy, hãy thử làm ngay thôi nào.
Cách nấu chè quất nấm tuyết tăng sức đề kháng
Nguyên liệu cần thiết
Nấm tuyết - 50g
Hạt sen - 20g, hoa hòe khô - 10g
Quất - 5 quả, đường phèn, bách hợp (củ tỏi rừng) - 5g
Cách thực hiện
Nấm tuyết khô ngâm nước có thể nở rất to nên không cần cho nhiều, chỉ khoảng 50g là đủ khẩu phần cho vài người ăn rồi. Nấm tuyết cho vào tô, đổ nước ấm vào ngâm nở mềm và căng ra là xong. Hiện nay trên thị trường có nhiều loại nấm tuyết trông đẹp mã, trắng phau nhưng bạn đừng mua loại này vì chúng được tẩm lưu huỳnh.
Khi chọn nấm tuyết nên quan sát kỹ, loại nấm tốt thông thường có màu ngà, không quá trắng. Khi ngửi mùi thấy thơm nhẹ, không có mùi hắc.
Bách hợp khô cùng với hạt sen cũng mang ngâm trong nước ấm khoảng nửa giờ. Lượng bách hợp khô và hạt sen không cần quá nhiều.
Quất cho vào bát, đổ nước vào và rắc bột mì hoặc muối, chà kỹ chất bẩn trên bề mặt. Rửa sạch lại nhiều lần bằng nước và để sang một bên. Nếu bạn không thích loại quất thông thường có thể dùng loại quất ngọt đều được.
Nấm tuyết sau khi ngâm nở, rửa sạch, xé nhỏ. Cho nấm tuyết, hạt sen, bách hợp vào nồi cùng lượng nước thích hợp.
Đun sôi khoảng 10 phút, vặn nhỏ lửa, đun liu riu trong khoảng 30 phút. Lượng nước cho vừa, không nên để đặc quá, chè sẽ ngon hơn.
Khi gần được, cho vài viên đường phèn vào, khuấy đều để đường tan nhanh. Món chè sẽ ngon hơn khi có đường phèn, nhưng không nên cho nhiều kẻo sẽ bị ngọt gắt.
Tiếp đó, cho quất đã thái lát vào, cách này giúp mùi thơm của quất ngấm vào chè dễ hơn. Nấu thêm 2 phút là được.
Chè quất nấm tuyết ăn một lần thì chưa có hiệu quả ngay, kiên trì đều đặn tuần 1 lần bạn sẽ thấy sức đề kháng được cải thiện. Cách nấu thức uống này rất dễ phải không? Hãy chia sẻ cho bạn bè và người thân và những ai cần nhé.
Chúc bạn thành công với cách nấu chè quất nấm tuyết này!
Rằm tháng Giêng nấu chè nếp viên đậu đỏ, ăn đẹp da lại giúp thải độc cơ thể Chè nếp viên đậu đỏ là một gợi ý tuyệt vời cho ngày Rằm tháng Giêng. Có lẽ khó ai có thể chối từ bát chè nếp viên đậu đỏ mát lành được rắc chút hoa mộc thơm ngất ngây cho ngày Tết Nguyên tiêu. Rằm tháng Giêng ăn gì cho may mắn? Ngoài bánh trôi tượng trưng cho sự trôi chảy, suôn...