Món canh chua Khmer gây thương nhớ
Về miền Tây Nam bộ vào mùa hè, ngoài thưởng thức cây trái miệt vườn, du khách còn có thể thưởng thức những món ăn dân dã của con người nơi đây.
Từ khoảng tháng 5-6 đến gần giáp Tết Nguyên đán, cá rún thường di cư vào gần bờ để tìm nơi sinh sản. Ở vùng biển Gành Hào (Bạc Liêu) thời điểm này, ngư dân bắt đầu tổ chức ra khơi đánh bắt cá rún.
Cá rún là loại cá biển da trơn, thịt nhiều, ít xương nhỏ. Loài cá này rất gần gũi trong ẩm thực của người dân miền Tây bởi nấu món nào cũng ngon. Sau khi đã bán hết cá tươi cho khách hàng đi các tỉnh và các chợ, số cá còn lại được phơi khô để dành ăn dần trong những ngày mưa bão. Khô cá rún cũng là món đặc sản dân dã gần gũi trong bữa ăn gia đình ở xứ này.
Món canh sim lo của đồng bào Khmer đủ sức giúp giải nhiệt mùa hè.
Mùa hè miền Nam có số ngày mưa tương đối nhiều. Những ngày không mưa thì thời tiết nóng bức. Đặc biệt là buổi trưa, sức nóng khiến thân thể đổ nhiều mồ hôi, người thiếu nước, mệt mỏi, khó chịu, miệng đắng, chán ăn. Vào ngày cuối tuần, gia đình tôi hay nấu những món ăn giúp kích thích vị giác. Vợ tôi người Khmer. Cha mẹ cô ấy gốc người Sóc Trăng, nơi có nhiều người Khmer, Hoa, Kinh nên bữa cơm trong gia đình tôi khá đa dạng.
Có hôm, vợ tôi nấu các món ăn thuần túy truyền thống Kinh, thỉnh thoảng đổi món Khmer hay Hoa tùy theo thời tiết và mùa. Cũng từ đó, tôi được thưởng thức món ăn rất yêu thích là canh sim lo (Som lo m’chu). Đây là món canh của đồng bào Khmer Nam bộ, có nghĩa là canh chua. Khác với món canh chua truyền thống của người Việt, canh sim lo được nấu với khô các loại cá chép, tra, đuối…
Video đang HOT
Người nấu mua 200-400 g đầu khô cá rún hay thân khô (nên chọn khô còn mới để không bị hôi dầu khi nấu). Canh được nấu cùng bắp chuối xiêm hay thân cây chuối con xắt ghém. Ở quê, chỉ cần ra vườn kiếm gốc chuối xiêm nào trổ buồng gần hết nải thì dùng lưỡi hái cắt một nhát hay dùng dao chặt một, hai cây chuối con.
Phụ liệu cho món canh này cũng dễ tìm gồm cơm mẻ, me xanh hay me vắt, ớt, ngò gai, ngò om, tỏi, sả, đường, hạt nêm, nước mắm. Đặc trưng hương thơm hấp dẫn của món canh này chủ yếu từ cơm mẻ, ngò gai.
Cách chế biến canh chua sim lo không hề cầu kỳ. Đầu tiên, ngâm khô trong nước khoảng 15-45 phút cho nở ra và bớt vị mặn. Bắp chuối tách bỏ phần già bên ngoài, rửa sạch với nước phèn chua, sau đó ngâm trong nước pha muối ăn. Sau khi xả nước sạch, cắt bỏ phần đuôi của bắp chuối rồi chẻ làm tư, cắt bỏ phần cùi. Ớt trái cắt đôi. Ngò gai xắt chỉ theo chiều ngang của lá, sả lặt bỏ phần lá già bên ngoài, cắt bỏ phần đầu có rễ, cắt bớt ngọn lá rồi dùng dao đập cho hơi dập.
Tiếp theo, vớt khô ra rửa lại với nước sạch, để một chút cho khô ráo nước rồi khô ra làm đôi, nếu nấu bằng thân khô thì chặt từng miếng. Cho chút mỡ hay dầu thực vật vào nồi, bắc lên lò. Khi mỡ sôi, cho tỏi bằm vào phi vàng, chiên khô rồi cho sả đã đập dập vào, tiếp tục xào qua lại cho sả ngả vàng, có mùi thơm. Kế đó, cho vào nồi một tô nước lọc và phần cơm mẻ đã lược sạch.
Đun lửa liu riu cho khô mềm và chất ngọt từ thịt, xương khô tươm ra rồi chờ nồi nước sôi lên. Nêm gia vị vừa ăn rồi cho ớt vào, đợi nước sôi khoảng 15-20 phút, cho bắp chuối vào, thêm 10 phút nữa, cho vào vài muỗng mỡ đã phi tỏi và ngò gai xắt chỉ rồi tắt bếp. Bạn chỉ cần múc canh ra tô dọn lên bàn, thêm chén nước mắm ngon nguyên chất và vài khoanh ớt rồi cùng người thân thưởng thức hương vị độc đáo của món canh.
Gắp miếng khô cá rún kẹp miếng bắp chuối, chấm vào chén nước mắm thơm, cay; nhai từ từ để cảm nhận độ dai dai, mằn mặn, beo béo của khô tan dần… cùng vị bùi bùi hơi chát của bắp chuối, chua chua, ngòn ngọt, thơm thơm của nước canh nêm cơm mẻ cùng hương thơm của sả, tỏi, ngò gai, ớt. Những thứ ấy hòa quyện thành một hương vị lạ trôi dần vào cuống họng, lọt thỏm xuống bao tử. Có cảm giác như bầu không khí oi bức của mùa hè đang được xoa dịu.
Khó mà diễn tả cảm giác khi chan miếng canh chua vào chén bún, dùng đũa lùa bún vào miệng và húp thêm ngụm canh. Thứ nước chua, ngọt, thơm, cay ấy thấm tan trên đầu lưỡi hòa cùng âm thanh của nước canh chạy qua môi và tiếng hít hà từ vị cay của ớt tạo thành một hợp khúc nhạc đồng quê miền Tây tuyệt trần.
Giờ đây, canh chua sim lo đã trở thành món ăn ngon không chỉ của riêng đồng bào Khmer Nam bộ mà của cả miền Tây. Dù bạn có khó tính hay kén ăn đi chăng nữa, trong một trưa hè nóng bức, được ngồi ăn bữa cơm với món canh chua sim lo thì không còn gì để phàn nàn về vị ngon tuyệt cú mèo của nó.
” Khô cá rún nấu sim lo
Có thêm bắp chuối ăn no đã thèm“.
Hoàng Liên Phương/ Báo Phụ Nữ
Hủ tiếu cà ri Vĩnh Châu - đặc sản trứ danh miền Tây
Về miền Tây nghe nhắc đến hủ tiếu không có chút gì xa lạ, nhưng hủ tiếu cà ri Vĩnh Châu xứ hành tím của miền sông nước lại thực sự khiến thực khách có được cảm nhận rất riêng biệt trong hương vị.
Hủ tiếu cà ri đặc sản Vĩnh Châu (Ảnh: st)
Ở miền Tây, mỗi khi nhắc đến hủ tiếu người ta thường nghĩ tới những loại như hủ tiếu Mỹ Tho, hủ tiếu Nam Vang hay hủ tiếu Sa Đéc đều có tiếng tăm nổi khắp vùng. Người miền Tây ăn hủ tiếu như món ăn sáng, ăn trưa hay ăn tối đều được vì hủ tiếu cũng là sản phẩm từ lúa gạo mang nhiều giá trị dinh dưỡng.
Riêng vùng Vĩnh Châu ở Sóc Trăng lại có loại hủ tiếu đặc biệt, không chế biến từ sợi hủ tiếu khô thông thường. Thoạt nhìn tô hủ tiếu ở địa phương này cũng không có gì lạ hơn so với nơi khác, cũng là sợi hủ tiếu trụng nước dùng rồi chan nước dùng kèm những nguyên liệu.
Tuy nhiên, điều đặc biệt nằm ở sợi hủ tiếu, hủ tiếu Vĩnh Châu được bó từng bó nhỏ khoảng nửa ký được bọc trong tấm màng bọc thực phẩm có quấn giấy báo bên ngoài. Sợi hủ tiếu đã chín một màu trắng ngần như sợi bún nhưng không giòn giống bún mà đặc biệt dẻo dai và không có vị chua tạo nên một nét riêng đặc trưng chỉ có riêng ở hủ tiếu Vĩnh Châu.
Bên cạnh đó, xứ Vĩnh Châu, còn có món hủ tiếu cà ri với hương vị đặc trưng trứ danh vùng quê này, món ăn đơn giản nhưng thật sự độc đáo. Trước đây bà con nấu món cà ri với nguyên liệu chủ đạo là thịt heo, nhưng hiện nay thực khách có thể thưởng thức những loại thịt khác như thịt gà, thịt vịt. Do sở thích và khẩu vị từng người khác nhau mà nguyên liệu cũng thay đổi, không còn là một nguyên liệu nhất định nào cả.
Tô hủ tiếu cà ri đầy đủ gia vị, màu sắc hương vị hài hòa (Ảnh: st)
Trong những món hủ tiếu cà ri, người dân vùng Vĩnh Châu thích dùng vị xiêm để nấu nhất. Để nấu cà ri cho ngon ngọt người dân thường chọn vịt xiêm để thịt chắc ngọt và dày thớ lại không quá mỡ. Sau khi sơ chế, vịt được chặt miếng vừa ăn rồi ướp đầy đủ gia vị, chuẩn bị sẵn vài tép sả, một ít môn gọt sạch chiên sơ, nước cốt dừa và cả nước dừa tươi cùng dĩa hành tây xắt thiệt mỏng với một số loại rau giá ăn kèm.
Nồi thịt vịt sau khi ướp đủ ngấm gia vị sẽ được xào săn, đổ nước dừa tươi vào nấu sôi lên và khoai môn đã chiên nấu cùng tới mềm, sả đã đập giập sẽ để vào chung tạo hương thơm cho món ăn. Cuối cùng là nước cốt dừa đã vắt làm nên sự béo ngậy đặc trưng nhưng không gây ngán.
Tô hủ tiếu đậm vị quê hương (Ảnh:st)
Cho hủ tiếu đã trụng ra tô, thêm rau giá, một chút ngò gai và hành tây xắt mỏng lên trên sau đó chan nước cà ri lên, trưng cọng rau quế cho đẹp mắt, thêm vài miếng thịt chấm muối tiêu chanh ớt tùy thuộc khẩu vị sẽ có tô hủ tiếu cà ri thơm ngon đậm vị.
Nhìn vào tô hủ tíu cà ri vàng sánh có khói bốc nghi ngút ngon khó chê vào đâu được, vị béo của nước cốt dừa kết hợp cùng vị ngọt, chua làm cho thực khách ăn một lần lại nhớ mãi không quên được hương vị.
Đặc sản rau dại miền sông nước: Nhiều món có thể bạn chưa một lần thưởng thức Vùng đất miền Tây sông nước được mẹ thiên nhiên ưu đãi để các loại rau dại sinh sôi nảy nở. Các loại rau dại ấy được người dân chế biến thành các món ăn mang hương vị đặc trưng và giản dị như con người nơi đây. Rau sầu đâu Khô cá lóc gỏi sầu đâu. Ảnh minh họa: IT Sầu đâu...