Món cà ri xanh độc đáo ở Nhật Bản lấy ý tưởng từ cánh đồng hoa đẹp đến ngỡ ngàng
Nhìn đồi hoa đã say đắm, nhìn đĩa cà ri lại càng khiến du khách háo hức muốn được ăn thử ngay.
Nếu ai đã từng đến thăm công viên Hitachi Seaside thì có lẽ không thể nào quên khung cảnh thơ mộng, tràn ngập hoa nở rộ đầy màu sắc nơi đây. Hitachi Seaside nằm ở Hitachinaka, tỉnh Ibaraki (Nhật Bản) từ lâu đã vô cùng nổi tiếng, là thiên đường ngắm hoa của các du khách đến thăm đất nước mặt trời mọc bất kể thời gian nào.
Đến với Hitachi Seaside, du khách không chỉ được dịp ngắm hoa anh đào đẹp mắt mà còn rất nhiều loại hoa lung linh khác thay phiên nhau nở quanh năm khiến cho ngọn đồi này bốn mùa đều khoe sắc rực rỡ. Đặc biệt nhất trong công viên Hitachi này là loài hoa Nemophila có màu sắc xanh dương nhạt rất lung linh. Với hơn 4,5 triệu gốc hoa Nemophila nở đồng loạt vào mùa xuân sẽ khiến cho đồi Hitachi này bừng sáng và đẹp đến say lòng người.
Tuy nhiên, điểm thu hút đặc biệt của công viên Hitachi Seaside không hẳn chỉ do có nhiều loài hoa đẹp mà còn có món cà ri thú vị vô cùng. Món cà ri này độc đáo đến mức ai nhìn thấy cũng không tin vào mắt mình. Bởi từ trước đến nay thì cà ri luôn có màu vàng đặc trưng, thế nhưng món cà ri ở đây lại có màu xanh lam rất đẹp mắt.
Chắc chắn khi nhìn thấy đĩa cà ri xanh này thì nhiều người sẽ tò mò không biết màu xanh của cà ri từ đâu mà có. Thật ra, đĩa cà ri xanh này được lấy ý tưởng từ cánh đồng hoa Nemophila xanh mướt mắt kể trên, đặc biệt nguyên liệu tạo nên màu xanh cho món ăn cũng là từ hoa Nemophila.
Video đang HOT
Đó là lý do vì sao, du khách khi đi du lịch đến đây đều rỉ tai nhau rằng để có thể thưởng thức trọn vẹn hương vị của hoa Nemophila thì chỉ ngắm hoa thôi chưa đủ mà còn phải ăn hoa, tức là thưởng thức món cà ri có màu sắc xanh say đắm này.
Đặc biệt hơn nữa, ngoài lấy ý tưởng từ hoa Nemophila và tạo ra món cà ri xanh thì ở đây còn có món cà ri đỏ với ý tưởng từ đồi cỏ đổi màu Kochia. Cũng tại công viên Hitachi này có một đồi cỏ xanh mát mắt có thể đổi màu theo mùa. Và đến khi cỏ đổi sang màu hồng đỏ là lúc cả quả đồi đẹp đến lạ lùng.
Do đó, các du khách khi đến đây thưởng thức món ăn đều không thể bỏ qua cặp bài trùng cà ri xanh Nemophila và cà ri đỏ Kochia vừa ngon miệng vừa đẹp lạ mắt. Giá mỗi đĩa cà ri là 750 yên (khoảng 155k). Mặc dù màu sắc món cà ri có hơi lạ lùng nhưng hầu hết du khách đều đánh giá vị rất ngon và có mùi thơm rất khác biệt nhé!
Nguồn: Japan-guide
"Decode" những thuật ngữ thường hay thấy trong thực đơn của các nhà hàng Nhật Bản
Lắm khi cầm thực đơn mà vẫn bối rối không biết "aburi" là gì, rồi thì "don" là gì dù đã có ảnh minh hoạ. Nếu vậy thì hãy xem list sau đây để không phải gặp khó khăn khi gọi món nữa nhé!
Do khác biệt ngôn ngữ mà đôi khi chúng ta sẽ không hiểu tên của các món ăn, không biết món ấy được chế biến như thế nào, gồm những gì dù đã có ảnh minh hoạ. Có đôi khi chúng ta e ngại không dám thử một món ăn ngon cũng là vì lý do này. Nhiều nhà hàng Nhật Bản thường chỉ phiên âm tên latinh của các món kèm với ảnh, đôi khi có ghi chú giải thích nhỏ nhưng điều này cũng không giúp ta dễ dàng hình dung ra được hương vị của món ăn. Nếu bạn thường xuyên gặp phải vấn đề này thì cũng đừng lo, chỉ cần nhớ ý nghĩa của một số chữ sau đây thì sẽ có thể gọi món Nhật như người bản xứ luôn đấy!
Aburi ()
Nếu để ý kỹ, ta sẽ thấy chữ aburi này rất nhiều trong thực đơn của các nhà hàng sushi và hiếm ở nơi nào khác. Vì sao lại thế? Ấy là vì "aburi" có nghĩ là "khè lửa". Các nhà hàng chuyên về sushi thường phục vụ đồ tươi sống, và một cách khác để ăn đồ tươi sống là khè lửa cho chín mặt ngoài. Các món thịt, cá sống sẽ được khè lửa qua trong một thời gian ngắn, chỉ đủ để lớp vỏ bên ngoài chuyển màu, khi ăn mang lại hương vị giòn béo tự nhiên. Lần sau cứ thấy công thức "aburi tên món ăn" thì bạn biết rằng đây là món được khè lửa sơ qua rồi nhé.
Age ()
Age dùng để chỉ các món chiên ngập dầu. Ví dụ như trong thực đơn có món "cơm gà karaage" thì nghĩa là cơm gà chiên. Thường thì các món chiên kiểu này có tẩm một lớp mỏng bột. Các món ăn có chữ "age" ở đuôi là các món được chiên ngập dầu. Ví dụ như: Karaage là món gà chiên và Aburaage hoặc usuage có nghĩa là đậu hũ chiên.
Don (È28;)
Trong văn hoá ăn uống Nhật Bản hiện nay, don là cách gọi ngắn gọn của "donburi", nghĩa là "tô, thố". Bất kì món nào có chữ "don" này đều là món nào đó ăn kèm với một lượng cơm lớn trong chiếc tô to. Thường thì cơm sẽ được bới đầy tô, được phủ lên trên bởi món ăn kèm. Có các loại don phổ biến như katsudon (cơm heo chiên xù), gyudon (cơm thịt bò), unadon (cơm lươn), oyakodon (cơm trứng và gà)...
Mushi ()
Mushi có nghĩa là hấp. Các món ăn có chữ mushi phía sau là các món ăn được làm chín bằng cách hấp hơi nước. Ví dụ như món trứng hấp nổi tiếng của Nhật có tên là chawanmushi, còn rau củ hấp thì được gọi là yasai mushi. Ngoài ra thì người Nhật còn có các món hấp ấm trà nổi tiếng là dobinmushi - chỉ các món ăn được hấp trong ấm trà.
Dobinmushi - món hấp trong ấm trà của người Nhật.
Yaki ()
Yaki có nghĩa là "làm chín trực tiếp bằng nhiệt độ" nên thường được dùng để chỉ các món nướng hoặc xào, nói chung là những món cần nhiệt độ cao. Một số món thường thấy là yakisoba (mì soba xào), okonomiyaki (bánh xèo Nhật, món này được làm chín trên một bàn nướng nên cũng được xem là nướng), teriyaki (thịt xào nước sốt tương), sukiyaki (nhiều người tưởng là lẩu nhưng thực ra là thịt xào rau củ đấy), và yakiniku (thịt nướng kiểu Nhật).
Theo Trí Thức Trẻ
Hết tiền vẫn có thể ăn miễn phí tại nhà hàng có quy định "thiết thực" này ở Nhật Bản Có dịp du lịch sang Nhật, nếu lỡ tiêu hết tiền thì bạn vẫn sẽ có một phần ăn trị giá 190k hoàn toàn không mất tiền. Chuyện đi ăn quên mang tiền có lẽ không còn quá xa lạ với nhiều người, nhưng nếu điều đó xảy ra với bạn khi đang ở Nhật Bản thì bạn sẽ xử lý thế nào?...