Món bánh mì hấp Sài Gòn có gì đặc biệt mà hút khách đến vậy?
Thưởng thức món bánh mì hấp Sài Gòn, bạn sẽ cảm nhận được sự giòn giòn của rau, vị bùi, ngọt bùi của thịt bò với bánh mì, thêm mùi thơm lừng của đậu phộng. Tất cả hòa quyện, tạo thành hương vị rất lạ.
Không như những loại bánh mì nhồi nhân quen thuộc, bánh mì hấp sẽ mang đến hương vị mới lạ hơn. Bánh mì hấp ngon nhất là khi gói cùng rau sống vừa tươi vừa giòn và chấm trọn vào chén mắm chua ngọt.
Nguyên liệu tạo nên món bánh mì hấp Sài Gòn gồm bánh mì khô, thịt lợn (hoặc thịt bò), hành tây, hành lá, rau sống như xà lách, rau thơm, củ cải trắng, đỏ, lạc rang vàng, hành sim…
Thịt băm nhuyễn, hành tây cắt nhỏ như hạt lựu, trộn chung lại và ướp gia vị cho vừa ăn, sau đó xào sơ qua.
Củ cải trắng và đỏ cắt sợi nhỏ trộn với giấm, đường làm đồ chua. Hành lá cắt nhỏ phi thơm với mỡ. Hành sim mang phi cho vàng thơm. Pha nước mắm chanh ớt.
Video đang HOT
Khi gần ăn, bạn đặt một cái xửng thật nóng, bánh mì thấm qua nước cho mềm, sau đó xếp lên xửng hấp khoảng 3 phút là bánh mì sẽ mềm ra.
Món bánh mì hấp gồm phần bánh được cắt thành từng miếng vừa ăn, sau đó hấp mềm và ăn cùng thịt bò xào hành tây. Nhờ cách chế biến này mà món có độ ẩm, thơm và dai dai rất bắt vị.
Thịt bò tiếp thêm cái ngọt đậm đà và dung hòa trong hành thơm thơm, đậu phộng bùi bùi tạo nên tổng thể hương vị đầy hấp dẫn.
Cách ăn bánh mì hấp ngon nhất là khi gói cùng rau sống vừa tươi vừa giòn và chấm trọn vào chén mắm chua ngọt. Khi ấy vị giác cứ như bung tỏa, ăn mãi không ngán.
Hai địa chỉ để bạn thưởng thức món ăn này là quán Chị Tuyền ở đường Cô Giang (quận 1) hoặc hàng lề đường ở chợ Cô Giang (quận Phú Nhuận). Với giá mỗi phần dao động từ 35 – 40k
Theo kiến thức
Điểm mặt những quán ăn có tiếng lâu đời ở Sài Gòn
Bánh mì Hòa Mã, cháo lòng cô Giang hay hủ tiếu Thanh Xuân là những quán ăn lâu năm ở Sài Gòn, được lòng cả những thực khách sành ăn.
Hủ tiếu Thanh Xuân
Quán nằm ngay trung tâm quận 1 thế nên hầu như ai cũng biết đến danh tiếng của tiệm hủ tiếu Thanh Xuân. Người thân thuộc thì gọi quán với cái tên dân dã hơn là hủ tiếu Chùa Chà, vì quán nằm kế bên ngôi chùa Ấn Giáo do cộng đồng người Chà Và lập nên.
Hủ tiếu hấp dẫn với hương vị thơm ngon. Ảnh: Afamily
Hủ tiếu khô của tiệm Thanh Xuân không giống với hủ tiếu khô của người Hoa ở Chợ Lớn. Chủ quán chan lên sợi hủ tiếu một loại nước sốt đặc biệt được làm từ cà chua khiến sợi mỳ đậm đà hơn. Người chủ đã gìn giữ bí quyết nước lèo suốt 70 năm qua, chính vì thế mà nước lèo thơm ngọt đã gây ấn tượng với thực khách. Quán mở cửa 6h - 19h, giá trung bình từ 30.000 đồng.
Bánh mì Hòa Mã
Bánh mì Hòa Mã có thâm niên 50 năm với hương vị khác lạ và tiệm đã lưu giữ những kỷ niệm về Sài Gòn từ rất nhiều năm qua.
Không gian của quán không được bề thế, tấm bảng hiệu đã nhuốm màu nhưng không vì thế mà chất lượng bánh mì mất đi. Hương vị vẫn vẹn nguyên như những ngày đầu, gây ấn tượng với nhiều thực khách từng đến quán.
Đến đây, thực khách sẽ được bố trí chỗ ngồi dọc theo con hẻm nhỏ với những chiếc ghế nhựa, đôi khi là vài chiếc ghế sắt đặc trưng còn sót lại từ thế kỷ trước. Ngồi trên những chiếc ghế cũ kỹ này giữa lòng thành phố, gọi một phần bánh mì thập cẩm và thưởng thức, bạn sẽ cảm nhận được hương vị khó tìm ở nơi khác và cảm giác như tách biệt khỏi dòng xe đang tấp nập phía trước.
Bánh mì Hòa Mã có thâm niên tới 50 năm. Ảnh: I.T
Một ổ bánh mì thơm ngon là tổng hòa của nhiều yếu tố, từ chiếc bánh mì, miếng thịt hay đơn giản là cọng rau, miếng ớt. Nhưng điểm nhấn ở quán phải kể đến là phần thập cẩm được chiên trong chiếc chảo nhỏ. Bên trong chảo là đủ thứ nguyên liệu hấp dẫn như trứng gà ốp la, thịt làm nguội, xúc xích, chả cá, chả lụa... Tất cả đều được chiên nóng cháy cạnh tỉ mỉ cùng với ít hành tây và dùng nóng với bánh mì.
Cháo lòng đường Cô Giang
Đối với người sành ăn, những lúc thèm cháo thì địa chỉ này luôn xuất hiện đầu tiên trong danh sách ở Sài Gòn. Quán níu chân khách bởi hương vị của miếng dồi được làm theo công thức gia truyền. Dồi nhồi thăn heo, được tẩm ướp khéo léo.
Tô cháo ở đây khiến người khó tính nhất cũng phải gật gù vì hương vị. Ảnh: Foody
Quán này đã 4 đời chủ, bán đến nay đã 80 năm. Nếu ngày trước chỉ là gánh hàng bán rong trong khu chợ Cầu Muối thì bây giờ quán đã có địa chỉ hẳn hoi trên đường Cô Giang (quận 1). Gạo được rang trước khi nấu nên hạt cháo nở bung mà không bị nát, thơm phưng phức. Giá cho một tô cháo là 40.000 đồng, tuy đắt hơn so với mặt bằng chung, quán cháo này vẫn hút khách suốt nhiều năm qua.
Theo Dân Việt
Ăn bánh bao cadé, xôi cadé các kiểu mãi nhưng có ai biết được chữ "cadé" thực sự là gì? Bánh bao cadé, xôi cadé hay các loại bánh nhân cadé là món ăn được nhiều người yêu thích, nhưng cụ thể chữ này có nghĩa là gì thì chắc hiếm ai biết được... Vào buổi sáng, một người Sài Gòn trung bình có thể ăn hai đến ba chiếc bánh bao cadé để lót dạ, có thể kèm theo một ly cà...