Món bánh khọt truyền thống
Bánh khọt có nguồn gốc từ đâu, bao giờ, không ai biết. Chỉ thấy nó phổ biến ở các tỉnh phía nam. Bánh khọt đúng kiểu truyền thống được xếp tròn như những cánh hoa trắng ngà cháy sém cạnh vào đĩa.
Người bán ngả quang gánh ra là có ngay một bếp lò nóng rực than hồng để đặt chiếc khuôn có nhiều lõm nhỏ thoa mỡ dầu, bên cạnh có thau bột pha sẵn. Chủ gánh liền tay cầm chiếc gáo cán dài múc bột rót vào từng lõm khuôn, tùy giá tiền khách chọn mà làm bánh bột suông, thêm nhân đậu xanh, hay đặt vào lòng bánh một con tôm nõn đã bóc vỏ. Đậy vung đôi ba phút là bánh chín. Những chiếc bánh bé xíu được lấy ra rất nhanh, để khuôn tiếp tục được thoa mỡ, chan bột, điểm nhân, đậy nắp…
Bánh khọt đúng kiểu truyền thống được xếp tròn như những cánh hoa trắng ngà cháy sém cạnh vào đĩa, mặt bánh rắc bột tôm chấy hồng rực, kèm mấy sợi đu đủ cà rốt ngâm dấm, chấm với nước mắm ớt chua ngọt hoặc chén mắm nêm pha loãng. Bí quyết bánh ngon nằm ở chỗ pha chế bột không đặc không loãng, thêm vài thứ nọ kia sao cho tấm bánh mỏng nhẹ khi chín tới sẽ giòn cạnh mà lòng bánh vẫn dẻo thơm. Cái thứ nọ kia đó, tôi được vài bà chủ gánh tiết lộ: Có người pha nước dừa, người thêm bún, cơm nguội hoặc trộn vào bột gạo chút bột mì, bột năng. Còn tôm chấy là tôm tươi bóc vỏ quết mịn, rang thơm phức kiểu làm ruốc. Pha nước chấm sao cho hài hòa mặn ngọt, khách ăn lần này còn muốn quay lại lần sau… Đơn giản vậy thôi mà khách hàng say mê gắp, chấm hết đĩa này qua đĩa nọ, ăn tới no lúc nào không biết.
Món bánh khọt truyền thống
Bánh khọt truyền thống có họ hàng với bánh căn. Bánh khọt được đúc từ khuôn hợp kim gang thép, thoa nhiều mỡ hành, mỗi mẻ một tay đúc hai khuôn có thể cho ra hàng trăm chiếc bánh. Còn bánh căn có khuôn đúc bằng đất nung, cách làm thủ công chậm rãi và lối ăn thanh nhẹ đậm hương vị xưa cũ…
Bánh khọt có nguồn gốc từ đâu, bao giờ, không ai biết. Chỉ thấy nó phổ biến ở các tỉnh phía nam. Mấy năm trở lại đây nhiều nơi cho bánh khọt “lên đời” bằng cách mở nhà hàng sang trọng, ăn kèm rất nhiều rau xanh, có nơi cẩn thận gắn bảng rau sạch đã xử lý qua hệ thống ozone hẳn hoi, để yên lòng du khách. Tuy nhiên, thường bánh ngon đúng chất truyền thống, hiếm khi đồng hành với những chuỗi cửa hàng hiện đại, mà vẫn ở nơi khuất nẻo, đơn sơ…
Nước Nhật có một loại “ bánh khọt Nhật Bản”, tên là Takoyaki. Đó là những chiếc bánh nhồi bằng bột mì, nướng trên khuôn kim loại, điểm nhân bạch tuộc rưới nước sốt. Khẩu vị Việt có lẽ ít hợp với loại bánh khọt này, nhưng cách thức mà người Nhật đã tôn vinh Takoyaki bằng cách chép sử về Takoyaki, mở Bảo tàng Takoyaki, tự hào giới thiệu Takoyaki với thực khách muôn phương đáng để chúng ta giật mình, ngẫm nghĩ…
Theo nhandan
Video đang HOT
6 món bánh nghe tên là cười
Gắn với những bộ phận đặc biệt, những động từ mạnh, các món như bánh đòn, bánh đập, bánh khọt, bánh khoái... khiến người ta bật cười khi nghe tên.
Bánh đòn
Ảnh: lamsao.com
Bánh đòn hay bánh tét là một trong những loại bánh không thể thiếu trong nhà của các gia đình miền Trung hay miền Nam trong dịp Tết Nguyên đán. Nếu tên gọi thứ nhất xuất phát từ hình dáng thon dài, đều cả hai đầu như cái đòn của món bánh này. Còn cái tên bánh tét có nguồn gốc từ hành động dùng lạt buộc trên thân bánh, cắt bánh thành từng lát.
Nguyên liệu của bánh đòn/tét gồm nếp, đậu xanh và thịt ba chỉ hay phần thịt nọng nhiều mỡ. Để bánh ngon, người gói sau khi ngâm nếp qua đêm, thường tẩm ướp gia vị thậm chí xào mỡ hành cho thơm. Điều kiện để có một cây bánh tét ngon là bánh được gói chắc tay, vừa ăn, phần nếp và phần nhân không bị lẫn vào nhau.
Bánh đập
Bánh đập hay bánh tráng đập là một trong những món quà vặt dễ ăn, dễ tìm, giá rẻ ở các tỉnh miền Trung...
Tạo hình của bánh đập khá đơn giản với chiếc bánh tráng mỏng, nóng hổi được trải đều lên trên chiếc bánh tráng gạo nướng tạo nên món ăn vừa mềm mịn, dai nhẹ vừa thơm lừng, giòn vui tai.
Có thế chấm bánh đập với tất cả các món nước chấm như mắm nước, xì dầu, nước kho cá, nước kho thịt, nhưng ngon nhất là chấm cùng mắm nêm có vị chua thanh của thơm bằm nhuyễn, vị cay xé lưỡi của tỏi, ớt.
Bánh khoái
Ảnh: hungontheworld.com
Xuất thân từ vùng đất kinh kỳ xưa, bánh khoái có tạo hình khá giống bánh xèo miền Trung. Song nếu quan sát kỹ, bánh khoái không chỉ phong phú hơn về các thành phần đi kèm như thịt heo, tôm, nấm hương/nấm mèo, lòng đỏ trứng... mà còn được chế biến thành hai lớp nhân khác nhau. Điểm nhấn này giúp bánh thơm hơn, đậm vị hơn song cũng vì thế mà mau ngán hơn.
Bánh khọt
Bánh khọt là món ăn đặc sản của Vũng Tàu. Có hai cách giải thích tên gọi của món ăn. Một xuất phát từ âm thanh khọt khọt vang lên khi người ta cho bột vào chảo. Hai là ngày xưa người dân nghèo chỉ có tiền làm món bánh toàn bột. Gọi lâu chệch thành khọt.
Bánh khọt chỉ nhỉnh hơn lòng bàn tay với phần nhân là con tôm đỏ au, cùng ít mỡ hành, rau hẹ đưa hương. Thuộc dòng món cuốn, bánh khọt có thể ăn vào bất kỳ thời gian nào trong năm nhưng ngon nhất là khi trời mưa.
Bánh cu đơ
Có cái tên khá buồn cười song bánh cu đơ gắn với câu chuyện cảm động về tình yêu của người cha nghèo dành cho con trai của mình. Câu chuyện như sau: có một người cha nghèo đến nỗi dù rất muốn làm một buổi lễ đơn giản cho con để mời láng giềng nhưng trong nhà chỉ còn một ít đậu phộng, ít mật đường. Sau bao đêm suy nghĩ, cuối cùng người cha nghĩ ra rang chín lạc rồi trộn mật đổ lên trên. Món ăn này được gọi là Cu Hai. Sau đó, người Pháp đến Việt Nam gọi món này là Cu Đơ (Duex có nghĩa là hai).
Kẹo cu đơ có bánh tráng nướng giòn ở hai mặt, ở giữa là nhân lạc rang được phủ ông một lớp mật có màu vàng rất hấp dẫn và bắt mắt.
Bánh cáy
Ảnh: monngonvietnam
Bánh cáy là món bánh dành cho dịp Tết của người Thái Bình. Tên gọi như thế vì những hạt nếp cái hoa vàng sau khi đem ngâm, trộn gấc đỏ đồ xôi, rồi ép dẻo, xắt hạt lựu, đem phơi khô có màu vàng giống trứng con cáy.
Bánh cáy hấp dẫn mọi người với khối bánh màu trắng ngà, lấm tấm hạt vàng. Khi ăn có vị ngọt của đường, cay nhẹ của gừng, béo bùi của nếp, dẻo thơm của cốm non.
Theo Eva
Bánh Khọt Cô Ba- Điểm đến lý tưởng thưởng thức món ngon. Đi đến Vũng Tàu, ngoài các món hải sản đặc trưng của xứ biển, có một món ăn góp phần tạo nên nét riêng, đó là bánh khọt. Nhắc đến bánh khọt, chúng ta rất dễ liên tưởng đến món bánh từ bột gạo ăn với dưa mắm đậm chất miền Trung hay mang vị béo nước cốt dừa của miền Tây. Ở...