Món bánh đặc sản có tên kỳ lạ
Món bánh đặc sản có tên kỳ lạ như bánh uôi, bánh tai hay bánh 7 lửa,… chắc hẳn có không ít du khách ngạc nhiên và thích thú.
Những món bánh này hấp dẫn từ màu sắc, hình dáng và quyến luyến thực khách ngay từ lần thưởng thức đầu tiên.
Vậy các bạn hãy cùng Thế Giới Ẩm Thực cùng tìm hiểu những món bánh đặc sản với những cái tên kỳ lạ này qua bài viết sau nhé!
Món bánh đặc sản có tên kỳ lạ:
Bánh uôi:
Bánh uôi là đặc sản và là niềm tự hào của người Mường ở Hòa Bình. Bánh có rất nhiều tên gọi khá hay, ý nghĩa khác như bánh tình yêu, bánh cặp, bánh vợ chồng hay bánh đoàn kết….
Nguyên liệu làm bánh:
Nguyên liệu chính để làm nên loại bánh thơm ngon này là bột gạo nếp nương.
Bánh uôi có hai loại: nhân mặn và bánh ngọt. Bánh nhân ngọt được làm từ hạt nho nhe (một loại hạt có ở xứ Mường, Hòa Bình) hoặc từ đậu xanh.
Còn nhân mặn sẽ có thịt lợn tẩm ướp gia vị.
Cách làm và thưởng thức bánh uôi:
Bánh được gói với lá chuối hoặc lá bương để đạt được mùi đặc trưng, thơm ngon nhất.
Khi ăn bánh uôi, thực khách phải tước từng chút lá một, nếu không bánh sẽ bị bong ra, rất khó thưởng thức.
Bánh uôi thường được làm vào các dịp lễ tết. Đặc biệt, trong tang ma của người Mường cũng không thể thiếu được bánh này.
Bánh tai:
Bánh tai là một đặc sản mà hầu như làng quê Phú Thọ nào cũng có.
Video đang HOT
Trước kia, bánh được gọi là bánh trai vì được nặn theo hình con trai. Nhưng về sau, dân gian gọi tắt là bánh tai.
Nguyên liệu để làm món bánh rất đơn giản, chỉ cần gạo tẻ, thịt lợn và các loại gia vị cần thiết.
Vốn là thứ quà quê dân dã nhưng bánh tai được rất nhiều người dân Phú Thọ ưa thích, du khách đến vùng đất tổ cũng có thể dễ dàng thưởng thức món ăn này.
Thưởng thức bánh tai:
Khi ăn bánh tai, phải nếm chậm rãi, cắn từng miếng nhỏ mới có thể cảm nhận hết được mùi bột quyện trong mùi thịt, hành ngây ngất.
Thưởng thức xong rồi mà mùi thơm của bánh vẫn còn phảng phất mãi chẳng rời.
Bánh răng bừa thực chất là bánh tẻ hoặc bánh lá, nhưng người Thanh Hóa gọi tên như vậy vì hình dạng chiếc bánh trông giống cái răng bừa.
Đây là loại bánh truyền thống thường được làm vào ngày rằm, ngày giỗ, ngày Tết Nguyên đán hay những khi nhà có công việc.
Món bánh răng bừa của Thanh Hóa
Cách làm bánh răng bừa:
Nguyên liệu chính là gạo tẻ. Còn nhân bánh là tổng hòa của các hương vị từ hành khô, mộc nhĩ, thịt ba chỉ, hạt tiêu, gia vị.
Những chiếc bánh thon dài sau khi gói xong sẽ được đem hấp hoặc luộc cho đến lúc mùi thơm của thịt ba chỉ, mộc nhĩ, hạt tiêu hòa với mùi bột gạo tỏa ra ngào ngạt.
Thưởng thức bánh:
Cắn một miếng bánh, bạn sẽ cảm nhận được bao nhiêu tinh hoa của đất, của trời và cứ muốn thưởng thức mãi không thôi.
Do có hình dáng nhỏ nhỏ, xinh xinh và có màu trắng trông như những đóa hoa hồng nên bánh vạc còn có tên gọi khác là White Rose (hoa hồng trắng).
Đây là món ăn khá phổ biến trong thực đơn của các nhà hàng, quán ăn ở Hội An.
Món bánh vạc phổ biến tại Hội An
Nguyên liệu làm bánh:
Nguyên liệu chính để làm bánh vạc là tinh bột gạo. Nhưng để có được đĩa bánh vạc như ý thì bột gạo phải được lọc đi lọc lại nhiều lần.
Nhân bánh chủ yếu làm từ tôm tươi, thịt xay nhuyễn trộn với tiêu, hành, nấm mèo, muối, nước mắm…
Thưởng thức bánh vạc:
Đĩa bánh vạc dọn ra được rắc thêm hành phi lên trên, chấm kèm nước mắm ớt được pha thật khéo.
Nhâm nhi miếng bánh vạc trong miệng, vị ngọt của nhân thịt tôm, giai giòn của vỏ bánh, thơm của hành phi, cay cay, mặn mặn của ớt và nước mắm… tất cả hòa quyện chỉ trong một miếng.
Ai đã từng về thăm mảnh đất Quảng Nam sẽ không thể quên loại bánh khô mè.
Chiếc bánh có hình vuông hay chữ nhật, được bao phủ bởi lớp mè thơm phức, qua 7 lần nướng mới tạo nên vị thanh bùi và ngon ngọt… Vì thế, món bánh khô mè ấy còn được gọi bằng cái tên dân dã: bánh 7 lửa.
Bánh 7 lửa gợi nhớ quê hương Quảng Nam
Cách làm bánh:
Nguyên liệu tuy rất đơn giản, nhưng công đoạn chế biến thì công phu, đòi hỏi nhiều thời gian, sự khéo léo và kinh nghiệm của người làm bánh lâu năm.
Từ những nguyên liệu đơn sơ mộc mạc như bột gạo, đường kính, gừng, mè… qua bàn tay của con người lại trở thành món bánh tuyệt hảo.
Thưởng thức bánh 7 lửa:
Chiếc bánh 7 lửa khá xốp và giòn, có vị ngọt của đường, vị bùi của mè và chút thanh của vị gừng.
Để có thể thưởng thức món bánh đúng “chuẩn”, du khách đừng quên nhâm nhi cùng chén trà nóng thơm ngon.
Bánh chông là món ăn ngày tết của cư dân ở xã Giao Tiến, huyện Xuân Thủy, Nam Định.
Cách nấu bánh có một công đoạn tương tự như xôi gấc, nhưng sau khi chín xôi thì trộn đường vào rồi giã cho nhuyễn.
Sau đó ép lại, cắt thành miếng hình thoi cỡ ngón tay, phơi khô, rang giòn lên rồi mới ăn.
Bánh giòn, có màu hồng cam rất đẹp, mùi thơm ngon, vị ngọt.
Món bánh này đến nay tại Nam Định cũng không còn mấy phổ biến, chỉ còn vài gia đình làm để cung cấp theo đơn đặt hàng hoặc mang lên thành phố biếu cho người thân làm quà cho đỡ nhớ quê.
Hàng bánh bèo chén lâu đời hút khách ở Hội An
Chén bánh bèo đổ dày, nhân tôm thịt sền sệt, béo, kèm sợi cao lầu chiên giòn rụm nhai vui miệng.
Đến Hội An, nhiều du khách bỏ qua bánh bèo bởi nó không nổi tiếng trên bản đồ ẩm thực phố Hội như cao lầu, mì Quảng, bánh bao, bánh vạc... Tuy nhiên, ít người biết rằng bánh bèo là đặc sản mà bạn nên ăn thử khi du lịch nơi đây. Đa phần các tiệm bánh bèo tại Hội An đều là quán bình dân, giá thành rẻ, khoảng 3.000 - 5.000 đồng/chén. Trong đó, tiệm bánh bèo cô Tú trên đường Phan Đình Phùng là một trong những địa chỉ được dân địa phương ưa chuộng.
Quán nhỏ nép trong hẻm, biển hiệu đơn giản nên bạn phải để ý kỹ mới thấy. Chủ quán tận dụng hiên ngôi nhà cấp 4 bày vài bộ bàn ghế nhựa cho khách ăn tại chỗ. Không gian thoáng, hơi lộn xộn một chút, nhưng lúc nào cũng nườm nượp khách ghé ăn lẫn mua mang đi.
Khay bánh bèo 2 người ăn tại chỗ, giá 44.000 đồng.
Sáng sớm, cô Tú đi chợ, chuẩn bị nguyên liệu, đến tầm 9h là mở hàng, bán tới chiều tối thì dọn. Khác với nhiều nơi, người Hội An thích ăn bánh bèo vẫn để trong chén, không đổ chung ra đĩa lớn. Vì thế, thực khách gọi món sẽ được phục vụ từng mâm, khay theo khẩu phần. Mỗi phần 12 chén, giá 44.000 đồng, thoạt nhìn thì không nhiều, nhưng thực chất vừa đủ cho hai người ăn. Bạn có thể gọi thêm chén lẻ với giá 4.000 đồng/chén. Trà đá miễn phí.
Khu vực bếp nhỏ, sát quầy bánh nên bạn có thể xem tất cả công đoạn chế biến. Bột bánh xay từ gạo, hòa một chút bột năng, hấp lên có màu trắng đục, mềm, dẻo. Đầu bếp đổ bột vào chén cỡ lòng bàn tay, dày hơn so với bánh bèo Huế rồi đem hấp trong xửng khoảng 7-10 phút. Cô Tú vừa hấp vừa bán nên bánh luôn nóng hổi, hấp dẫn. Thực khách không bao giờ ăn phải bánh nguội.
Phần nhân bánh gồm hai thành phần chính: tôm tươi và thịt. Tôm bóc vỏ, thịt nạc heo băm nhỏ, ướp gia vị, pha thêm chút màu điều tạo màu đỏ cam. Sau khi xào tôm thịt, đầu bếp thêm lượng nước bột gạo sao cho nhân sền sệt. Khi ăn, người bán múc một muỗng nhân cho lên trên chén bánh bèo, rắc thêm chút tiêu và hành lá thái mỏng dậy mùi thơm.
Điều tạo nên sự khác biệt của bánh bèo Hội An mà ít nơi nào có chính là sợi cao lầu chiên giòn - topping "đỉnh của chóp" khiến thực khách thích thú. Vụn sợi cao lầu khô chiên phồng, không quá béo như tóp mỡ, không mềm xốp khi gặp nước như vụn bánh mì mà vẫn giữ được độ giòn vui miệng làm bạn muốn nhai nhóp nhép mãi. Bên cạnh đó, điểm nhấn của mâm bánh là chén nước mắm ớt đi kèm. Nước mắm pha theo khẩu vị người miền Trung nên hơi mặn, chỉ đơn giản là nước mắm nguyên chất, ớt tươi xắt nhỏ, chút đường, nhưng lại rất hợp khi ăn với bánh bèo.
Cách ăn bánh bèo ở Hội An cũng khá thú vị. Bạn không dùng dĩa hay muỗng mà sử dụng que tre được vót nhọn một đầu, hình dáng tương tự con dao. Khi ăn, bạn dùng que tre xẻ ngang, dọc qua tâm chén bánh bèo như cắt bánh kem, rồi lấy đầu nhọn ghim từng miếng bánh thưởng thức.
Rau rừng đồ món đặc sản của người Mường Hòa Bình Rau rừng đồ là món ăn dân dã mang hương vị núi rừng của người Mường - Hòa Bình mang đậm phương thức hái lượm cổ bởi lẽ rau đồ là việc đồ tổng hợp nhiều loại rau rừng cùng một lúc. Nào các bạn hãy cùng Thế Giới Ẩm Thực tìm hiểu đôi nét về món rau đồ độc đáo và hấp...