Món bánh căn thơm ngon chuẩn vị ngay tại nhà
Món bánh căn thơm ngon chuẩn vị với các bước thực hiện đơn giản, bánh xốp mềm thơm ngon không hề khó cho người lần đầu thực hiện.
Nào các bạn hãy nhanh tay cùng Thế Giới Ẩm Thực vào bếp và cùng học cách làm món bánh căn này ngay nhé!
Món bánh căn thơm ngon chuẩn vị
Nguyên liệu làm món bánh căn thơm ngon chuẩn vị:
Gạo lúa thơm: 1 kg.
Cơm nguội khô: 1 bát con.
Cà chua: 2 quả.
Tỏi khô: 1 củ.
Tôm tươi: 300 gram.
Trứng cút: 20 – 30 quả.
Lá hẹ: 1 mớ vừa.
Gia vị cần có: dầu ăn, mắm, đường, bột nêm…
Rau sống ăn kèm: xà lách, xoài xanh, dưa chuột, húng quế…
Video đang HOT
Cách làm món bánh căn thơm ngon chuẩn vị:
Bước 1:
Vo sạch 1 kg gạo đã chuẩn bị. Tiếp đến, bạn đem phần gạo này ngâm lẫn với 1 bát con cơm nguội trong vòng 1 đêm. Hết thời gian ngâm, bạn lại đem vo kỹ gạo một lần nữa.Cho hỗn hợp gạo và cơm nguội vào cối xay cùng với nước và xay mịn thành bột nước.Xay xong, để ủ bột tự nhiên trong lúc chờ thực hiện các công đoạn làm bánh khác.
Bước 2:
Cắt rễ, đem rửa sạch phần lá hẹ tươi rồi thái lá hẹ thành các khúc thật nhỏ.Với phần tỏi khô, bạn cắt chân bóc vỏ sau đó đem đập dập (không băm nhỏ).Đun nóng khoảng 3 thìa canh dầu ăn sau đó cho tỏi vào chao trong khoảng 10 giây. Chao xong, bạn vớt tỏi bỏ ra ngoài rồi cho lá hẹ vào đảo đều.Khi chảo lá hẹ dậy mùi thơm thì bạn tắt bếp, trút dầu hẹ ra bát con.
Bước 3:
Cà chua đem rửa sạch và thái nhuyễn hoặc thái múi cau mỏng nhỏ.Tôm thịt bạn bóc vỏ, làm sạch rồi đập dập, băm nhuyễn tôm.Làm nước chan: Phi thơm một chút tỏi với khoảng 1 thìa canh dầu ăn sau đó cho cà chua, tôm tươi vào xào thơm.Tiếp đến, bạn cho vào chảo chừng nửa lít nước lọc và đun cho sôi. Cuối cùng, nêm gia vị cho vừa ăn rồi tắt bếp.
Bước 4:
Chuẩn bị bếp than hồng đỏ lửa. Khi bếp than đã sẵn sàng, bạn đặt những chiếc khuôn bánh căn lên trên để làm nóng.Dùng cọ phết một lớp dầu ăn đều khắp khuôn để đảm bảo bánh nướng không bị dính.Từ từ đổ bột bánh căn đã có vào khuôn với lượng bằng 2/3 khuôn. Sau đó, bạn đập trứng cút vào bánh rồi đậy nắp khuôn lại và chờ 3 – 4 phút cho bánh chín.Bánh chín, nhấc bánh ra ngoài và thoa phần dầu hẹ lên trên.
Những lưu ý khi làm bánh căn:
Nướng bánh: Bánh căn chuẩn là khi được nướng bằng bếp than hồng. Tuy nhiên trong trường hợp gia đình bạn không chuẩn bị được bếp than, bạn có thể sử dụng lò nướng để nướng bánh. Không nên nướng bằng bếp gas hay bếp than tổ ong vì sẽ làm bánh có mùi khó chịu, không thơm.
Nhân bánh: Ngoài nhân là trứng cút, bạn có thể tuỳ chọn những loại nhân khác theo sở thích của mình như thịt băm, hải sản… Tương tự với phần nước chan bánh, bạn cũng có thể điều chỉnh/bổ sung thêm thịt, trứng nếu muốn.
Thưởng thức bánh căn:
Sau khi nướng xong, bạn phết lớp dầu hẹ lên trên và chan nước dùng rồi thưởng thức.Nên thưởng thức bánh căn khi nóng và ăn kèm các loại rau ghém, rau sống để tăng tính hấp dẫn của món ăn, làm cho món bánh không bị khô ngán.
Chúc các bạn thực hiện thành công nhé!
Món bánh căn Đà Lạt nhẹ nhàng thanh đạm
Món bánh căn Đà Lạt được nhập cư từ những người dân miền Trung. Tuy nhiên, qua bàn tay chế biến khéo léo độc đáo riêng của con người Đà Lạt, du khách dần dần cảm nhận hương vị bánh căn rất nhẹ nhàng thanh đạm và thơm ngon lạ lùng, ẩn chứa nét tinh túy rất riêng của Đà Lạt mà không nơi nào có được.
Vậy các bạn hãy cùng Thế Giới Ẩm Thực tìm hiểu đôi nét về món bánh căn độc đáo hấp dẫn này của xứ sở sương mù qua bài viết sau nhé!
Món bánh căn Đà Lạt nhẹ nhàng thanh đạm
Món bánh căn Đà Lạt:
Bánh căn là một loại bánh được xếp vào hàng dân dã nên nguyên liệu làm ra bánh cũng không có gì là cầu kỳ, khó kiếm. Nguyên liệu làm bánh căn chủ yếu là từ những loại gạo bình thường. Nhưng để có được những chiếc bánh căn thơm giòn, người bán phải chú tâm vào khâu pha chế.
Nguyên liệu làm bánh căn:
Bột gạo làm bánh căn được pha chế theo một công thức đặc biệt: Gạo được ngâm nước, sau đó xay mịn cùng với một ít cơm khô, bột được đổ trên khuôn đất hình tròn và nướng trực tiếp trên lò than hồng.
Bánh căn Đà Lạt trở nên đặc biệt khi kết hợp đa dạng với nhiều loại nhân theo khẩu vị của thực khách. Nhân bánh có thể là trứng cút, trứng gà ta, trứng vịt được đổ trên mặt bánh khi bột bánh đã se gần chín. Nếu không dùng trứng, thực khách có thể chọn cho mình nhân hải sản, không thì chút đậu xanh đã xôi chín vàng ươm rất bùi.
Cách làm món bánh căn:
Bột gạo đã được xay nhuyễn từ hôm trước được các cô chủ quán đổ vào những khuôn tròn. Tiếp đến, những quả trứng được đập thật đều tay và đưa vào giữa khuôn, vàng ươm tô điểm trên nền bột bánh trắng phau.
Khuôn bánh được đậy nắp, tiếng than tí tách nổ lộp độp càng làm thực khách ngồi chờ nóng ruột muốn thưởng thức ngay.
Cách làm nước chấm ăn kèm bánh căn:
Một yếu tố quan trọng làm nên vị ngon của bánh không thể thiếu đó là nước chấm. Nước chấm của món bánh căn Đà Lạt được pha chế rất khéo theo phong cách đúng vị của người Đà Lạt, gồm nước mắm pha với chút mỡ hành và chút ớt hoặc sa tế, hoặc mắm nêm pha cùng nước mỡ hành và xíu mại.
Thưởng thức món bánh căn Đà Lạt:
Cái ngon nhất của bánh căn là chấm ngập cặp bánh còn nóng hôi hổi vào chén nước chấm, rồi cắn một miếng bánh đã thấm nước chấm nồng vị ớt, béo ngậy mùi hành phi.
Vị thơm nhẹ nhàng, thoang thoảng của bột gạo xay tan nhẹ cùng vị bùi bùi, béo béo của trứng cút hoặc trứng vịt, cùng cái thơm đậm đà rất riêng của nước mắm, tất cả hòa quyện và tan nhẹ trên đầu lưỡi dường như xua tan hết cái lạnh của xứ sở trên cao nguyên này.
Với mỗi một cặp bánh có giá dao động từ 3.000 - 5.000 đồng tuỳ thuộc vào nhân bánh, bánh căn có thể ăn vào buổi sáng như món điểm tâm nhưng chuộng nhất là ăn vào buổi chiều tối.
Món đặc sản nổi tiếng Ninh Thuận, ăn một miếng nhớ cả đời Một trong những đặc sản nổi tiếng của Phan Rang - Ninh Thuận phải kể đến đó chính là Bánh Căn. Đặc sản Bánh Căn của Ninh Thuận (Ảnh nguồn Internet) Bánh căn là món ăn đặc trưng của người Chăm Ninh Thuận, qua quá trình tiếp biến, người Việt đã học hỏi và sáng tạo thêm nhiều cái mới, làm món ăn...