Món bánh bột lọc đậu xanh, cả nhà ăn mê mẩn
Bánh bột lọc đậu xanh dai ngon làm rất đơn giản và không yêu cầu nhiều nguyên liệu, bạn có thể mua được ở bất cứ đâu!
Nguyên liệu:
- 200g bột năng
- 100g đậu xanh không vỏ
- Vài cọng hành lá
- Gia vị: Muối, tiêu, ít bột năng làm bột áo.
Cách làm:
- Bước 1: Đậu xanh rửa sạch cho vào nồi hấp cho đến khi chín rồi cho vào máy xay nhuyễn. Nếu không có máy bạn có thể dùng cối giã nhuyễn.
- Bước 2: Bắc chảo lên bếp, cho vào chảo 4 thìa canh dầu ăn rồi cho đậu xanh đã xay nhuyễn vào, sên cho đến khi đậu xanh dẻo thì nêm tiêu, muối cho vừa ăn.
- Bước 3: Cho bột vào tô trộn, cho 1 tí muối, 1 thìa canh dầu ăn, trộn đều rồi từ từ cho 200ml nước thật sôi vào, dùng thìa gỗ quậy cho đến khi bột tạo thành một khối thì dùng tay nhồi cho đến khi bột dẻo, mịn, không dính tay. Tùy vào độ hút nước của bột cũ hay mới mà có thể không cần hết lượng nước.
Video đang HOT
- Bước 4: Chia bột làm hai phần, dùng cây cán cán một phần bột thành một miếng bột mỏng, rồi dùng cutter kích cỡ tùy thích cắt bột thành những miếng tròn bằng nhau. Làm như vậy thì bánh của bạn sẽ đều hơn là dùng tay cán từng miếng bột riêng biệt. Lưu ý nhỏ là nếu để bột khô sẽ rất khó nặn bánh nên phần bột chưa dùng tới bạn nên dùng màng bọc thực phẩm bao lại để tránh bột bị khô.
- Bước 5: Cho nhân đậu xanh lên vỏ bánh và dán hai mép bột lại với nhau là xong. Cứ như thế làm cho đến khi hết bột.
- Bước 6: Hành lá cắt nhỏ, cho vào bát, cho dầu ăn vào rồi dùng màng bọc thực phẩm cho vào lò vi sóng quay chừng 20 giây.
- Bước 7: Bắc nồi nước lên bếp, cho vào 1 thìa canh dầu ăn để giúp luộc bánh không bị dính. Khi nước sôi thì cho bánh vào luộc, khi bánh nổi và vỏ bánh trong hơn là bánh đã chín, vớt bánh ra dĩa, cho vào mỡ hành đều khắp bánh.
Bánh bột lọc nhân đậu xanh làm như thế này thì chay hay mặn đều dùng được, cách làm không quá cầu kỳ nhưng ăn rất ngon.
Chúc các bạn thành công và ngon miệng!
Trồng rau răm, 'gặt'... gà kho tàu
Khi mùi vị béo thơm của mỡ gà ăn bắp bao bọc lấy da gà, chan hòa cùng nước kho chứa dư vị nồng the của tinh dầu rau răm, càng thêm cuốn hút bội phần.
Trước nay, giống rau có lá thon nhỏ tựa như đôi mắt một mí của mấy người đẹp xứ Kim Chi, chịu không ít tai tiếng. Song, những trải nghiệm của chúng tôi về "chuyện tình" rau răm - gà giò thật mượt mà ấn tượng.
Rau răm "hỏi thăm" gà giò
Có lần, cả nhóm về vùng đất gò Củ Chi, thuộc TP.HCM thăm mộ một chị đồng nghiệp đáng kính. Và tôi thật sự ngạc nhiên lúc ra sau bếp phụ dọn cơm cùng người nhà ở đó. Bởi, làn sóng mùi nồng thơm mà dịu nhẹ thật dễ chịu quyện cùng hương nước mắm từ nồi gà ta kho rau răm cứ tiếp nối bay lên.
Chính dải mùi thơm thoảng nhẹ - nhấp nhô ấy, khiến cánh mũi người đứng gần cứ "phập phồng" liên tục. Càng ngửi càng nghe sảng khoái lạ. Và hình như, cái nắng chói chang nơi vùng đất thép này, cũng dần êm dịu hơn trong tôi.
Lạ miệng, cuốn hút món gà ta kho tàu nêm rau răm.
Gà được chặt miếng lớn, cỡ như phần gà xối mỡ ở TP.HCM vậy. Đến khi ăn, người nấu mới gắp gà ra, chặt hoặc cắt thành từng miếng nhỏ hơn cho dễ gắp. Lẽ tất nhiên, nồi gà kho lạt cũng được hâm nóng lại nhằm dễ hút rau hơn.
Rau ăn kèm là mớ đọt non dưa chua rau móp tỏa mùi chua thơm thanh dịu cực kỳ hấp dẫn. Nguyên do là rau được ủ với nước hèm (bã rượu) và gia vị thật vừa miệng.
Và điểm khác biệt của kiểu kho này là, nước nhiều gần gấp đôi cái. Cách thức chế biến của nó khá giống với lối kho tàu trong Nam. Những ai quen ăn mặn, có thể chan nước lã chã như canh, vì vị nước khá lạt.
Như đã nói, chính mùi thơm nồng nhẹ với vị đắng the từ xác rau răm như một loại nước hoa thần diệu giúp da thịt gà thêm thanh tân, lâu ớn ngán hơn.
Món gà ngon làm hao cơm, hụt rau dễ sợ!
Với lại, được biết món ăn dân dã mà có sức hút bạo liệt vừa kể, vốn có gốc gác tận ngoài miền Trung. Thế nên, rất có thể một số lưu dân cựu trào gốc Bình Định, Quảng Nam... vào miệt Long An, Củ Chi lập nghiệp đã chia sẻ "món ngon ngày cũ" cùng dân bản địa nơi đây.
Thêm một thắc mắc khác: thường các món kho của miền Trung mùi vị luôn đậm đà (nghiêng về mặn với cay), vốn không bồng bềnh nước như trong Nam. Do vậy, cũng có thể nói dĩa gà kho lạt hôm đó là một biến thể, nhằm phù hợp khẩu vị, phong thổ miền Nam.
Đến đây, bầy kiến tò mò trong tôi vẫn không chịu nằm yên. Chẳng hiểu, bản gốc nồi gà kho rau răm xứ Nẫu hấp dẫn cỡ nào nhỉ?!
"Chết mê!"
Vậy là, dò hỏi một số bạn bè đầu bếp và thổ địa ngoài đó về cách chế biến món cũ người mới ta này.
Kế tiếp, lại gọi điện nhờ chị Hà, bếp trưởng của quán Làng bưởi Năm Huệ ở cù lao Tân Triều (huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai) tìm giúp một con gà ta thả vườn thường được cho ăn bắp...
Thật mượt mà hương vị, miếng gà kho rau răm, kiểu ngoài Trung.
"Ban giám khảo danh dự" sành ăn hôm đó còn có ông Năm Huệ và anh Hoàng, quản lý của quán.
"Ôi! Thơm ngon quá xá! Bình thường tôi ăn lưng hai chén cơm. Nay bắt bén quá, "làm" gần ba chén.", ông Năm Huệ trầm trồ.
Với lại, rau răm ở đây được trồng theo lối canh tác rau sạch, nên tỏa mùi nồng thơm càng đằm thắm hơn. Đặc biệt, khi mùi vị béo thơm của mỡ gà ăn bắp bao bọc lấy da gà, chan hòa cùng nước kho chứa dư vị nồng the của tinh dầu rau răm, càng thêm cuốn hút bội phần.
Chấm kèm dĩa dưa chua sung muối chua kiểu Huế (ngâm cùng tỏi, ớt... xắt lát) thật "đẹp đôi" vô cùng.
Rau răm, gia vị đắc lực cho các món gà và hải sản.
Thế mới biết, dẫu vật thực hay con người khi đã đồng lòng tương trợ hết mình - rất có thể tạo nên kỳ tích lẫy lừng!
Ẩm thực xứ Huế: " Ăn một lần nhớ mãi" Cố đô xưa cũ được biết đến với những món ăn đậm chất cung đình, nhưng bên cạnh đó, đặc sản Huế được du khách yêu thích bởi những món ăn được chế biến và thưởng thức vẫn theo phong cách cung đình nhưng được bán ở nhiều đường phố với giá bình dân. Cơm hến Huế Cơm hến ngon nhất chỉ có...