Món ăn từng “đuổi khách” bây giờ được nâng tầm thành quốc hồn ẩm thực Nhật
Món ăn này ngày nay có hình thức cực kỳ bắt mắt và rất tốt cho sức khỏe.
Chazuke là món ăn chủ yếu làm từ cơm với thức ăn bình thường và có chan trà xanh vào cùng. Ochazuke là cách nói thể hiện mức độ lịch sự hơn. Món ăn này rất đơn giản gồm cơm trắng, sau đó rót thêm nước trà và loại topping theo sở thích.
Ochazuke là món ăn đơn giản, giá phải chăng lại tốt cho sức khỏe nên nó nhanh chóng thay thế cho các loại thức ăn nhanh. Đôi khi, nó còn được chế biến một cách cao cấp là sử dụng gạo chất lượng cao koshihikari và trà sencha hảo hạng. Từ một món ăn đơn thuần chỉ có cơm trằng và nước trà xanh thì nay Ochazuke đã biến tấu rất đa dạng, sử dụng nhiều nguyên liệu đắt tiền nên có giá thành đắt đỏ theo.
Lịch sử hình thành Ochazuke
Ochazuke có một lịch sử lâu đời và được người Nhật yêu thích trong hơn 1000 năm. Từ thời Heian (794-1185) người ta đã bắt đầu rót nước nóng vào cơm. Trong thời kỳ Edo (1603-1867), việc uống trà xanh trở nên phổ biến hơn và người ta thay thế nước nóng thành trà xanh nóng. Từ những năm 1950, những gói Ochazuke đóng sẵn đã có mặt trên khắp các siêu thị Nhật, khiến cho việc ăn uống trở nên thuận tiện hơn.
Người Nhật kể rằng Ochazuke bắt nguồn từ một câu chuyện rất thú vị. Ngày xưa khi muốn đuổi những vị khách không biết ý tứ, cứ thích ngồi lỳ trong nhà người ta mà không chịu về, chủ nhà sẽ mời họ món cơm chan trà với ngụ ý rằng: “Anh ở nhà tôi lâu quá đến mức tôi chẳng còn gì để mời anh ăn cả”. Lúc đó, những vị khách này sẽ tự hiểu là mình cần phải ra về.
Khi nào thì nên ăn Ochazuke
Video đang HOT
Ochazuke có thể thưởng thức ở bất cứ nơi đâu, từ trong nhà cho đến nhà hàng cao cấp. Bất cứ một gia đình người Nhật nào cũng đều xem nó như một bữa ăn nhanh vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Bởi, Ochazuke rất dễ tiêu hóa, có thể làm dịu cơn đau dạ dày, ợ nóng hoặc thậm chí là một bài thuốc chữa buồn nôn hiệu quả.
Trong nhà hàng, Ochazuke thường được trình bày như là món ăn cuối hoặc gần cuối. Vào một buổi tối nếu ra ngoài và ghé vào các quán Izaya (quán rượu bình dân), gọi món Ochazuke như một cách để thư giãn và báo hiệu rằng cũng đã đến lúc mình cần về nhà.
Trong bữa ăn Kaiseki truyền thống của Nhật Bản, Ochazuke thường được phục vụ cuối cùng như một món tráng miệng. Gần đây, các nhà hàng đặc sản Ochazuke ngày càng phổ biến và các quán cà phê cũng thêm món ăn truyền thống này vào như một sự lựa chọn ăn uống lành mạnh dành cho giới trẻ.
Công thức Ochazuke
Thông thường Ochazuke sẽ gồm cơm trắng, topping và trà xanh, nhưng bây giờ nhiều người đã thay thế bằng gạo lức tốt cho sức khỏe hơn.
Ngoài cơm là chính, topping của Ochazuke cực kỳ đa dạng, nó có thể là bất gì thứ gì còn thừa trong tủ lạnh. Ngoài các nguyên liệu quen thuộc thông thường, nếu muốn có món Ochazuke sang trọng hơn, hãy thử thêm da cá hồi muối giòn, lươn nướng than, nhím biển tươi lên trên bát cơm trắng. Thậm chí một số người cũng thử nghiệm các loại topping kiểu phương Tây như gà nướng hoặc cá hồi hun khói.
Bên cạnh đó, người Nhật còn cho thêm tsukemono (rau ngâm), dưa chuột muối, takuan (củ cải ngâm), hoặc umeboshi (mận chua), rong biển wakame hoặc kizami nori (rong biển khô). Một số loại thảo mộc tươi của như mitsuba (rau mùi tây Nhật Bản), tía tô, rau xanh mizuna và aonegi (hành lá Nhật Bản) cũng được thêm vào. Sau đó, để món ăn đậm đà hơn có thể thêm gừng tươi, cải ngựa wasabi hoặc hạt vừng.
Cuối cùng là đổ trà xanh nóng hoặc các loại nước khác lên trên cơm. Bản thân tên gọi Ochazuke có nghĩa là trà (ocha) và chìm trong chất lỏng (zuke). Ngoài trà xanh thì còn có nhiều loại trà khác thay thế như genmaicha (trà xanh với gạo lức rang), hojicha (trà xanh rang), bancha (trà xanh có hương vị mạnh được làm từ lá trà thu hoạch cuối mùa).
Một số người thưởng thức Ochazuke với dashi, nước dùng Nhật Bản được làm từ rong biển kombu, vảy cá bonito, nấm shiitake.
Cho dù bạn sử dụng trà xanh, nước dùng dashi hay nước nóng, hãy chắc chắn đổ chất lỏng xung quanh mép bát cẩn thận để không làm phiền các topping chất đống hoàn hảo phía trên. Sau khi nước trà ngấm vào gạo thì hãy thưởng thức nhé.
Theo Gurunavi
Bánh đa làng Dĩnh Kế
Từ một món ăn miền quê dân dã, bình dị ngày nay bánh đa nướng làm ở làng Dĩnh Kế, Bắc Giang đã trở thành loại hình ẩm thực được nhiều người ưa thích và lưu dấu một nét đẹp văn hóa của vùng Kinh Bắc xưa.
Vào những ngày nắng khi đi ngang qua làng Dĩnh Kế, ai nấy đều thích thú trước khung cảnh hàng trăm chiếc phên phơi bánh đa tròn, trắng muốt, dọc theo quốc lộ 1A, trong đường làng, ngõ xóm, sân nhà. Người dân làng Kế làm bánh đa quanh năm, đặc biệt nhộn nhịp vào những lúc nông nhàn.
Những phên bánh phơi tròn dưới nắng ở làng Dĩnh Kế.
Người dân làng Kế làm bánh đa quanh năm nhưng nhiều nhất vào thời điểm nông nhàn, khi đã kết thúc mùa vụ. Đây là nghề có từ rất lâu đời, được truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác cho người dân trong làng.
Nguyên liệu chính để làm ra những chiếc bánh đa Kế là gạo loại ngon, được người làm chế biến, ngâm nước để căng mọng rồi xay nhuyễn, tạo thành bột mịn, trắng muốt.
Để làm những chiếc bánh đa thoạt nhìn rất đơn giản, nhưng thực tế lại đòi hỏi một quá trình làm công phu và khéo léo của người thợ.
Anh Nguyễn Thi người làm bánh lâu năm làng Kế tráng bánh, một công đoạn quan trọng để làm ra những chiếc bánh đa hảo hạng.
Hạt vừng được rắc lên bề mặt bánh để tạo độ thơm ngon cho bánh đa Kế.
Bánh đa được tráng hai lần, sau khi lớp một chín nhưng vẫn còn ướt, lớp hai được trải đều ngay trên lớp một, tuy nhẹ tay nhưng phải đều và phẳng.
Sau đó được người thợ khéo léo lấy ra bằng cách quấn quanh một ống nứa rồi trải đều ra phên, để bánh không bị rách hay méo mó.
Phơi bánh cũng đòi hỏi kỹ thuật đúc kết qua nhiều năm. Nắng phơi bánh không quá nhạt nhưng cũng không được quá gắt và phải phơi cho đến khô kiệt, bánh mới giòn.
Mỗi ngày, một lao động làng Kế làm ra khoảng 250 tới 300 cái bánh đa thương phẩm.
Theo những người làm bánh làng Kế "Những năm gần đây sản phẩm bánh đa của làng Kế không chỉ cung cấp cho khách ở thị trường trong nước, mà còn xuất khẩu khá nhiều. Nhờ vậy giúp người làm nghề có thêm thu nhập, ổn định cuộc sống".
Những chiếc bánh đa Kế vàng lựng, thơm bùi, giòn ngọt mang đậm đà bản sắc, thể hiện được cái hồn cốt của món quà quê vùng đồng bằng Bắc Bộ.
Bánh đa Kế được đóng thành từng gói là món quà yêu thích của nhiều du khách khi đến Bắc Giang.
Theo ĐCSVN
Ăn bốc kiểu hoàng gia trong mâm gỗ ở Thái Lan Không có thực đơn cố định, bữa tiệc chủ yếu là các món ăn truyền thống Thái Lan đựng trong các chén nhỏ. Khantoke là tên gọi bữa tối được phục vụ trong hoàng gia hoặc các gia đình giàu ở vương quốc cổ Lanna, nay là Chiang Mai thuộc miền bắc Thái Lan. Hiện tại, truyền thống này vẫn được gìn giữ,...