Món ăn từ tắc kè giúp chàng sung mãn trên giường
Thành phần chủ yếu có trong tắc kè là chất béo, các loại axít amin, dùng làm thuốc có tác dụng bổ phế, ích tinh huyết, bổ thận dương.
Theo y học cổ truyền, tắc kè có vị mặn, bình, quy kinh, có ít độc tính. Khi dùng, người ta thường sử dụng một cặp tắc kè, ít khi chỉ dùng một con làm thuốc. Với những nam nhi yếu kém về chuyện ấy, chắc chắn các món ăn dưới đây sẽ giúp họ tự tin hơn nhiều.
Rượu tắc kè:
Tắc kè một cặp, nhân sâm 15g, nhục thung dung 50g, thục địa, bách bộ, mạch môn mỗi thứ 20g. Cho tất cả những thứ trên vào 1.000ml rượu trắng, ngâm trong vòng 1-2 tháng. Nên dùng trước khi ăn cơm hoặc buổi tối trước khi đi ngủ. Rượu tắc kè có tác dụng bổ dương, ích tinh huyết.
Món ăn từ tắc kè giúp bổ thận tráng dương
Video đang HOT
Canh tắc kè nấu với chim cút:
Tắc kè một cặp, chim cút 1 con, một chút gừng, gia vị. Làm thịt chim cút, chặt miếng sau đó cho tắc kè vào cùng, đổ một lượng nước vừa đủ, nấu sôi, vặn nhỏ lửa hầm trong vòng 2-3 giờ. Khi ăn cho thêm gia vị, gừng, ăn 1 lần/ngày, ăn trong 1 tháng.
Canh nhân sâm tắc kè:
Tắc kè một cặp, nhân sâm 10g, thịt thăn 100g, táo đỏ, gừng lượng vừa đủ. Thịt nạc, tắc kè, nhân sâm rửa sạch, tất cả cho vào bát rồi hấp cách thủy. Nên dùng món ăn này thay cho canh hằng ngày có tác dụng ôn tỳ bổ thận.
BS. Nguyễn Thanh Khang
Theo Suckhoedoisong.vn
Món ăn tốt cho người mắc chứng tinh dịch bất thường
Trong những năm gần đây, muộn con trở thành một vấn đề khá thời sự đối với nhiều cặp vợ chồng. Nguyên nhân do nam giới phần nhiều là vì mắc chứng tinh dịch bất thường.
Nghĩa là số lượng tinh trùng suy giảm, chất lượng tinh trùng không đảm bảo ví như tỷ lệ hoạt động thấp, sức vận động suy giảm, số dị dạng cao thậm chí không có tinh trùng hoặc hầu hết tinh trùng bị chết yểu. Trong y học cổ truyền, căn bệnh này được gọi là chứng nam tử tinh thiểu, nam tử tinh hàn hoặc tinh thanh bất dục. Nguyên nhân của chứng bệnh này rất phức tạp, nhưng theo cổ nhân phần nhiều là do tạng thận hư tổn. Bởi vậy, các chứng tinh hàn, tinh thiểu, tinh loãng (tinh thanh) đa phần là do thận tinh và thận khí suy giảm gây nên.
Hải sâm - vị thuốc bổ thận ích tinh
Khi mắc chứng bệnh này, ngoài việc dùng thuốc, tập luyện, châm cứu xoa bóp... cổ nhân còn khuyên người bệnh trọng dụng những đồ ăn thức uống mang tính ôn ấm có tác dụng bổ thận sinh tinh như:
Trứng chim sẻ hoặc chim cút: Cổ nhân cho rằng ăn hai loại trứng này có tác dụng bổ thận dương, ích tinh huyết, điều hòa hai mạch xung và nhâm, là thức ăn rất tốt cho cả hai vợ chồng bị muộn con. Sách Bản thảo kinh sơ viết : "Tước noãn tính ôn, bổ noãn mệnh môn chi dương khí, tắc âm tự nhiệt nhi cường, tinh tự túc nhi hữu tử dã" (trứng chim sẻ tính ấm, có công năng ôn bổ dương khí ở mệnh môn nên thận âm theo đó mạnh lên, tinh đầy mà có con).
Thịt chim sẻ: Còn gọi là ma tước nhục, vị ngọt, tính ấm, có công dụng tráng dương khí, ích tinh huyết, làm ấm tạng thận. Y thư cổ viết: "Ma tước nhục năng tục ngũ tạng bất túc khí, trợ âm đạo, ích tinh tủy" (thịt chim sẻ có tác dụng bồi bổ khí của ngũ tạng, làm ấm âm đạo và bổ ích tinh tủy). Cổ nhân khuyên người bị liệt dương, lãnh tinh, suy giảm số lượng tinh trùng nên ăn thịt chim sẻ.
Thận dê: Còn gọi là dương thận, vị ngọt, tính ấm, có công dụng bổ thận khí, ích tinh tủy, rất có lợi cho nam giới tinh dịch lạnh và loãng. Sách Thực y tâm kính viết: "Trị thận hư lao tổn tinh kiệt: dương thận nhất song, khứ chi, tế thiết, vu thị chấp dĩ ngũ vị như thường pháp tác thang thực, tác chúc dĩ đắc" (để chữa chứng thận hư tinh kiệt dùng dương thận một đôi, lọc bỏ màng mỡ, thái nhỏ, nấu với nước đậu xị làm canh ăn hoặc nấu cháo cũng được).
Thịt chó: Tính ấm, vị mặn, có công dụng bổ trung ích khí, ôn thận trợ dương, bổ phế khí, cố thận khí, thực hạ tiêu, làm tăng tinh tủy, ấm tỳ vị, ích khí lực, mạnh lưng gối. Sách Bản kinh phùng nguyên viết: "Cẩu nhục, hạ nguyên hư nhân, thực chi tối nghi" (với những người phần dưới hư suy ăn thịt chó cực tốt).
Hải sâm: Tính ấm, vị mặn, có công dụng bổ thận ích tinh, nam giới mắc chứng tinh thiểu, tinh lãnh, tinh loãng ăn đều tốt. Sách Bản thảo tùng tân viết: "Hải sâm bổ thận ích tinh, tráng dương liệu nuy" (hải sâm có công năng bổ thận ích tinh, làm mạnh dương khí, trị được chứng liệt dương). Sách Thực vật nghi kỵ cũng viết: "Hải sâm bổ thận kinh, ích tinh tủy".
Mỡ chim bìm bịp: Còn gọi là điền kê du, có công dụng bổ thận ích tinh, nhuận phế dưỡng âm, được dân gian coi là loại thực phẩm cường tráng tư bổ. Y thư cổ cho rằng: điền kê du có tác dụng làm vững thận âm, sinh tinh tăng tủy, nhuận phế tạng, là thuốc quý cho người tỳ thận hư nhược, khí không hóa thành tinh dịch được.
Theo ThS. Hoàng Khánh Toàn (Sức Khỏe & Đời Sống)