Món ăn từ bồ dục bổ thận, tráng dương
Bồ dục là tên gọi của thận lợn. Trong bồ dục dồi dào dinh dưỡng, giàu năng lượng, vitamin C, vitamin A, vitamin B1 và khoáng chất.
Theo Đông y, bồ dục vị mặn, tính lạnh không độc, có công hiệu bổ thận, ích tinh, tráng dương chữa thận hư suy yếu tình dục, di mộng tinh…
Cách sơ chế bồ dục: Dùng một ít muối hoặc bột mì rồi xát nhẹ để bồ dục sạch chất nhớt. Rửa sạch bồ dục với nước, chẻ đôi theo chiều dọc rồi lọc bỏ phần gân trắng ở giữa. Sau đó, cho muối vào chà xát lần nữa để loại bỏ hoàn toàn chất nhớt. Nấu một ít nước sôi, thêm một ít gừng đập dập rồi cho bồ dục vào chần khoảng 1-2 phút thì vớt ra. Xắt bồ dục thành miếng khoảng 2-3cm. Không nên xắt quá mỏng vì sẽ làm bồ dục mất đi độ giòn.
Bồ dục xào giá hẹ: 2 quả thận lợn đã sơ chế, 150g giá, 200g bông hẹ. Hành tím, hành lá, đường, nước mắm, muối, bột ngọt, dầu ăn, tiêu xay, dầu hào. Phi thơm hành tỏi, vặn lửa lớn rồi trút thận lợn vào xào nhanh chóng khoảng 1-2 phút. Nêm một ít gia vị gồm: 1 muỗng cà phê dầu ăn; 1 muỗng canh nước mắm; 1/2 muỗng cà phê bột ngọt; 1/2 muỗng canh dầu hào. Trộn đều cho thận lợn thấm gia vị rồi thêm hẹ đã xắt khúc vào, xào nhanh chóng khoảng 2 phút thì thêm giá đỗ, nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn. Cuối cùng, thêm hành lá đã xắt khúc vào, đảo đều rồi tắt bếp. Như vậy, món thận lợn xào giá hẹ đã hoàn thành nhanh chóng.
Bồ dục nấu nhục thung dung: Bồ dục 2 quả, đỗ trọng 20g, sinh khương 15g, nhục thung dung 15g, hành 20g, rượu 20ml, dấm 20g, đường trắng 30g, dầu ăn vừa đủ. Làm bồ dục xong để sẵn. Đun 1 lít nước với đỗ trọng, nhục thung dung xào thành dịch đặc, bỏ bã lấy nước để sẵn. Phi thơm gừng hành. Sau đó bỏ bồ dục xào sơ rồi đổ nước thuốc trên vào với đường xào chín (dùng đường tuỳ ý). Công dụng: Bổ khí huyết can thận tráng dương.
Video đang HOT
Bồ dục và phá cổ chỉ: bồ dục 2 quả, phá cổ chỉ 15g, gừng: 5g, hành 20g, rượu 15g, muối khoáng 6g. Làm bồ dục xong để phá cổ chỉ lên trên, rồi đổ rượu, gừng, hành, muối và 300ml nước. Bỏ vào nồi chưng cách thuỷ khoảng 30 phút. Công dụng: bổ thận tráng dương.
Dược thiện trị chứng suy giảm tình dục
Theo Đông y, chứng suy giảm khả năng tình dục ở nam giới được điều trị theo phép "bổ thận" vì thận là cội nguồn của tạng phủ, là gốc của 13 kinh mạch, là cơ sở của sinh mệnh, là bể chứa của tinh huyết.
Các bài thuốc chữa suy giảm tình dục, liệt dương, xuất tinh sớm, di tinh... của Đông y đều nhằm tác động đến tạng này. Dưới đây là một số món ăn bài thuốc có tác dụng bổ thận tráng dương giúp bạn đọc tham khảo và áp dụng:
Bài 1: Nhục thung dung 20g, thận dê 1 quả. Thận dê làm sạch sau đó thái mỏng ướp mắm muối rồi cho nhục thung dung vào, đổ nước vừa phải, hầm cách thủy 1 tiếng. Món này ăn bổ thận khí, ích tinh huyết, tráng dương, mỏi gối, đau lưng, tiểu tiện ban đêm nhiều lần do thận hư gây nên phải ăn món này. Cần ăn từ 7-14 ngày.
Vị thuốc nhục thung dung cường dương ích khí.
Bài 2: Tôm he 250g, tôm he rửa sạch ngâm vào rượu gạo 30 phút rồi lấy ra xào với dầu gừng trên ngọn lửa mạnh, thêm gia vị phù hợp ăn với cơm món ăn này bổ thận tráng dương, cần ăn 7-14 ngày.
Bài 3: Tôm nõn 250g, rau hẹ 200g. Dùng dầu vừng xào to lửa, khi chín cho thêm gia vị mắm muối vừa đủ rồi ăn với cơm. Cần ăn liên tục 7 ngày, có tác dụng bổ thận tráng dương.
Bài 4: Gan gê 200g, rau hẹ 200g. Gan dê thái mỏng, cho dầu vừng vào xào với rau hẹ. Khi xào dùng ngọn lửa mạnh, lúc chín cho gia vị vừa đủ, ăn với cơm, ăn liền 7 ngày. Tác dụng ôn thận, cố tinh, ích huyết, dưỡng gan cơ thể cường tráng sinh lực dồi dào.
Bài 5: Đuôi lợn 250g, xuyên đoạn 250g, đỗ trọng 250g. Hầm nhừ, ăn liên tục 7 ngày, có tác dụng bổ trong, ích khí, cương cử mạnh, khỏi bệnh di tinh.
Bài 6: Khởi tử 50g, dương vật bò 1 bộ. Dương vật bò rửa sạch, thái nhỏ cho vào nồi đất, đổ ít rượu trắng và khởi tử vào rồi hầm cách thuỷ. Tác dụng: bổ thận tráng dương, chữa khỏi bệnh di tinh, tiểu đêm nhiều lần, người già suy nhược. Cần ăn liên tục 7 ngày.
Bài 7: Thận dê 1 đôi, dái dê 1 cái, nhục thung dung 15g, khởi tử 15g, ba kích 15g, sơn dược 15g, thục địa 15g, táo tàu 15g. Cho vào nồi đất hầm cách thủy 1 tiếng. Tác dụng ích tinh, bổ huyết, tráng dương, bổ thận khí, cơ thể cường tráng, tăng cường trí nhớ.
Bài 8: Nhục thung dung 20g, thục địa 20g, tơ hồng 12g, sơn thù du 15g, viễn chi 10g, sơn dược 10g, nhung hươu 0,6g, ngũ vị tử 6g. Sắc đặc lấy nước uống. Cần uống ít nhất 7 thang trong 7 ngày. Riêng nhung hươu sau khi sắc được thuốc thì nuốt với nước thuốc.
Tác dụng: Cường dương ích khí, động phòng bất thống.
Bài 9: Hải mã 10g, tơ hồng 15g, sơn dược 15g, thục địa 15g, dâm hương hoắc 15g. Sắc đặc uống 7 ngày mỗi ngày 1 thang.
Tác dụng: Bồi bổ thận khí, chữa bệnh cương cử kém, tiểu đêm nhiều lần.
Bài 10: Cà rốt 500g, thịt dê 500g. Hầm nhừ mỗi ngày ăn 1 lần, ăn liền 7 ngày.
Bài 11: Cá chép 1 con 1kg, vừng đen 1,5kg, gạo nếp 0,5kg. Nấu cháo, ngày ăn 1 lần, ăn liên tục 7 ngày. Tác dụng bổ thận tráng dương.
11 món ăn chữa bất lực Theo Đông y, chứng bất lực được điều trị theo phép "bổ thận". Các bài thuốc chữa liệt dương, xuất tinh sớm, di tinh... của Đông y đều nhằm tác động đến tạng này. Bất lực hay là tình trạng suy giảm khả năng tình dục ở nam giới. Đây là vấn đề tế nhị và nhạy cảm nên đàn ông thường giấu...