Món ăn trên phim: Cùng Asuka làm bánh Wagashi
Wagashi là loại bánh thơm ngon, tinh tế, hoàn hảo như kiệt tác nghệ thuật… của người Nhật.
Bánh Wagashi (hay còn gọi là bánh ngọt Nhật Bản) đã từ lâu được ví như một nét tinh hoa đầy nghệ thuật và quyến rũ của nền ẩm thực xứ Phù Tang. Niềm tự hào về bánh Wagashi của người Nhật được tái hiện một cách khá chân thực, sâu sắc thông qua bộ phim truyền hình dài tập Asuka. Khán giả màn ảnh nhỏ Việt Nam từng được làm quen với bộ phim hấp dẫn này cách đây gần chục năm.
Sự đa dạng của bánh wagashi – niềm tự hào của ẩm thực Nhật Bản
“Wa” có nghĩa là Nhật Bản, còn “gashi” – điệp âm của “kashi” – mang ý nghĩa bánh ngọt. Wagashi xuất hiện từ thời Yayoi (300 TCN – 300), nhưng khi đó chúng không khác gì với các loại quả, dâu và các hạt tự nhiên.
Sau một thời kì dài hình thành và phát triển, đến cuối kỷ nguyên Muromachi (1336-1573), khi Nhật Bản mở cửa giao thương với nước ngoài, cách chế biến Wagashi lại bị ảnh hưởng bởi công thức và các thành phần nguyên liệu du nhập từ Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha.
Wagashi đã từng là món ăn chỉ dành cho giới thượng lưu ở Nhật
Đến cuối thời Taisho (1912-1926), từ “Wagashi” mới hình thành để phân biệt với các loại bánh Tây khác. Mặc dù bị ảnh hưởng bởi nhiều nền văn hoá ngoại lai trong nhiều thế kỷ nhưng Wagashi vẫn luôn mang trong mình ý thức nghệ thuật của dân tộc Nhật.
Thưởng thức bánh Wagashi không chỉ để no mà còn để thực khách thỏa mãn 5 giác quan của mình. Yếu tố mỹ học được đặt lên hàng đầu, nói không ngoa, chúng ta có thể ví Wagashi giống như một kiệt tác nghệ thuật thu nhỏ mà người thợ bánh Nhật sáng tạo ra.
Mỗi chiếc Wagashi đều được ví như một tiểu vũ trụ tổng hòa những yếu tố tươi đẹp trong đất trời: Bột bánh thường được nhuộm màu theo các mùa trong năm, hình dạng bánh đa dạng tương ứng với các hình ảnh thiên nhiên (hoa anh đào, hoa mơ, lá phong, bông tuyết…) và đặc biệt là nhân bánh từ đậu đỏ tượng trưng cho con người đứng ở trung tâm.
Khách ẩm thực dễ dàng cảm nhận được hương vị 4 mùa hòa quyện trong bánh Wagashi
Hoa, lá, cỏ, cây.. cảm hứng vô tận của thợ bánh Wagashi
Trong bộ phim Asuka, chắc hẳn khán giá không thể nào quên hình ảnh những chiếc bánh Wagashi đẹp mê mẩn đến nỗi chỉ ngắm nhìn thôi cũng đủ no. Và gắn liền với nó còn là ước mơ hoài bão mãnh liệt của Asuka (Takeuchi Yuko đóng), mong muốn trở thành một người thợ bánh Wagashi chuyên nghiệp, gánh vác cửa hàng bánh truyền thống của gia đình.
Bài học đầu tiên mà người cha – một thợ bánh wagashi lão luyện dạy cho cô bé Asuka là: “ Bánh ngọt chính là phép thuật. Đường, bột, và đậu đỏ… Chỉ từng đó nguyên liệu mà có thể làm được mọi thứ đẹp đẽ mình nghĩ, bằng chính bàn tay này.“
Video đang HOT
Cô thợ bánh Asuka chăm chú tạo hình bánh trong phim
Một chiếc bánh Wagashi tuyệt đẹp đầy ý nghĩa trong phim Asuka
Trong phim, Asuka từng kể lại bánh wagashi mà cha cô làm có một vị ngọt rất hiền lành, dễ chịu, như tan ra nơi đầu lưỡi. Bí quyết của vị ngọt thanh khiết đó chính là một loại đường cổ xưa được sản xuất tại Nhật Bản (wasambonto). Loại đường này trải qua giai đoạn tinh chế truyền thống đặc biệt để cho ra những hạt màu kem thật mịn, vị thanh thoát và mùi thơm của bơ và mật ong khá dễ chịu.
Đường wasambon chuyên để làm bánh wagashi
Ngoài ra các thành phần cơ bản để làm nên bánh Wagashi bao gồm đậu (azuki) đỏ hay trắng thạch (kanten) giàu chất xơ, chiết xuất từ rong biển để làm Wagashi dạng thạch (yokan). Từ đây, người thợ có thể chế biến ra rất nhiều loại Wagashi phong phú khác nhau như: Yokan (bánh thạch), Monaka (bánh rán), Manju (bánh bao), Higashi (bánh khô), Namagashi (bánh ẩm), mochi (bánh dày)….
Yonkan- bánh thạch trong veo như tác phẩm nghệ thuật
Theo Eva
Bánh Wagashi cho 12 tháng ở Nhật Bản
Wagashi là loại bánh truyền thống của Nhật Bản. Những chiếc bánh hết sức tinh tế mô phỏng hình hài của cỏ cây hoa lá bốn mùa bốn mùa kheo sắc. Mỗi một tháng lại có những loại hương vị và hình hài khác nhau tượng trưng cho thời tiết thay đổi và sự xoay vần của vạn vật.
Dưới đây là 12 loại bánh wagashi trong năm của Nhật Bản:
Tháng 1: Hanabira mochi
Bánh Mochi ăn vào dịp năm mới
Loại bánh gạo nếp Mochi này ăn vào dịp năm mới. Bánh gạo nếp có nhân bột Miso và rễ cây ngưu bàng ninh trong nước xi-rô. Cách làm này bắt nguồn từ việc làm bánh để phục vụ cho các lễ nghi đầu năm tại Cung điện.
Tháng 2: Kobai
Cái bánh nhỏ này có hình dáng giống như trái mơ Nhật Bản (ume) và trang trí cho giống với những cánh hoa ume nở vào đầu mùa xuân. Bánh dẻo được làm bằng bột đậu và bột lúa mạch đem hấp lên, tạo thành một màu đo đỏ rất đẹp.
Tháng 3: Hishi mochi
Bánh Hishi Mochi góp mặt trong ngày lễ hội búp bê Hina Matsuri
Ba cái bánh gạo nếp, mỗi cái mỗi màu khác nhau, được dát mỏng ra rồi cắt thành những miếng hình thoi, đặt xếp lớp lên nhau. Thường được dùng để trang hoàng trong ngày lễ hội búp bê Hina Matsuri
Tháng 4: Hana-mi dango
Món bánh ngon cho những người ngắm hoa anh đào
Những cái bánh dẻo ngọt này được làm bằng bột gạo nếp rồi đem hấp. Người ta dùng những cái vồ bằng gỗ rất lớn để giã bột. Hai loại bánh trong hình này: loại màu sậm hơn (phía sau) được bọc bột đậu, loại màu sáng hơn (phía trước) được nướng với nước tương. Hana-mi dango trở nên phổ biến vào những năm 1800 như một món bánh ngon cho những người ngắm hoa anh đào.
Tháng 5: Kashiwa mochi
Chiếc bánh làm bằng gạo nếp này có nhân đậu và được gói trong một cái lá sồi. Loại bánh này được ăn vào dịp lễ Tango no Sekku (Tết Đoan Ngọ), tổ chức vào 5 tháng 5.
Tháng 6: Ajisai
Một miếng Yokan màu tím nhạt (bánh thạch đậu adzuki ngọt) được cắt thành hình khối với các góc tròn để làm cho nó trông giống một bông hoa Ajisai (hoa tú cầu). Nhân bánh làm bằng bột đậu trắng. Chiếc bánh này sẽ làm bạn quên đi thời tiết ảm đạm của mùa mưa.Tháng
Tháng 7: Mizukusa và seiryu
Rakugan (trên cùng bên phải) là hỗn hợp bột gạo, đường và một số thành phần khác được nhào chung với nhau và làm cho cứng lại, nó được tạo thành hình dạng và có màu xanh nhạt của loài cỏ nước (mizukusa). Kẹo Aruheito (ảnh dưới bên trái) ở đây miêu tả một dòng sông xanh mát (seiryu).
Tháng 8: Mizu yokan
Được làm bằng bột đậu và thạch. Mizu yokan sử dụng ít bột đậu và thạch hơn loại yokan thông thường, nên nó ướt hơn. Vì ướt nên nó dễ nuốt hơn, và và được coi là loại thức ăn lý tưởng dành cho những ngày hè nóng nực.
Tháng 9: O-hagi
O-hagi được làm bằng gạo nếp hấp, nặn thành những viên hình tròn, rồi bọc bột đậu đỏ bên ngoài. Loại bánh này thường để dâng cúng vào thời điểm thu phân. Loại bánh này trông giống như hoa của loài cỏ ba lá Nhật Bản (hagi), có lẽ vì vậy mà nó được đặt tên như vậy.
Tháng 10: Kuri no yaki-gashi
Hạt dẻ hầm trong nước xi-rô, được bọc trong bột hạt dẻ rồi đem nướng. Vào mùa thu, rất nhiều bánh kẹo làm từ hạt dẻ được bầy bán khắp cả nước.
Tháng11: Momiji
Một miếng bánh chưa nướng làm bằng bột đậu được cắt ra cho giống với màu sắc và hình dáng của lá cây thích Nhật Bản vào mùa thu. Một bữa tiệc cuối thu vừa đẹp mắt, vừa ngon miệng.
Tháng 12: Yuzu manju
Vỏ trái thanh yên yuzu mài ra cho vào bột lúa mì và khoai lang yamato, rồi đem hỗn hợp này hấp chín. Hỗn hợp này sau đó được bọc xung quanh mứt đậu, tạo thành cái bánh bao có hình dạng giống như một trái thanh yên vậy. Mùi thơm của trái thanh yên yuzu nhẹ nhàng bốc lên từ bánh rất hợp với tâm trạng thích thú của mùa đông.
Theo PNVN
Bánh wagashi - Ẩm thực tuyệt đỉnh Nhật Wagashi là những chiếc bánh ngọt tuy nhỏ nhưng vô cùng tinh tế và độc đáo. Wagashi là từ dùng để chỉ các loại đồ ngọt được trình bày đẹp mắt, mang tính thẩm mĩ cao chứ không đơn thuần là ngon miệng. Người dân xứ anh đào vốn có qua niệm mĩ học rất sâu sắc, do đó cái đẹp trở thành...