Món ăn thuốc trị mề đay mẩn ngứa
Nổi mề đay là bệnh dị ứng da thường gặp, tuy không nguy hiểm nhưng ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống và công việc của người bệnh.
Bệnh do nhiều nguyên nhân khác nhau: do thức ăn; do tác dụng phụ của một số loại thuốc; thay đổi thời tiết; tiếp xúc với tác nhân như phấn hoa, lông súc vật, hóa chất tẩy rửa; ô nhiễm môi trường… Bệnh hay tái phát và trở thành mạn tính.
Người bệnh có triệu chứng ngứa ít hoặc nhiều, mặt da mẩn nổi rải rác hoặc từng mảng, tại chỗ sưng nề, da dày co cứng, có màu sáng tía. Cơn ngứa liên tục và mỗi lúc càng nặng hơn, tê bì ở từng vùng trên cơ thể.
Đa phần những trường hợp bị mề đay cấp có thể tự thuyên giảm mà không cần điều trị hoặc có thể biến mất nhanh chóng sau khi dùng thuốc. Tuy nhiên, những người bị mề đay mạn tính hoặc tái phát cần phải phối hợp với điều chỉnh lối sống và chế độ ăn uống. Xin giới thiệu một số món ăn thuốc tốt cho người bệnh.
Cháo chi tử hạt sen: chi tử 16g, hạt sen 20g, gạo tẻ 70g, gia vị vừa đủ. Hạt sen ngâm vào nước ấm 3 giờ, chi tử sắc kỹ chắt lấy nước thuốc. Cho gạo vo sạch và hạt sen vào nồi, đổ nước thuốc nấu cháo, cháo chín nêm gia vị. Chia ăn 2 lần trong ngày.
Công dụng: hạt sen bổ tâm tỳ, tăng sức đề kháng và tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể. Chi tử chống viêm, thanh nhiệt tả hỏa, an thần. Gạo tẻ dưỡng cơ nhục, bổ ngũ tạng. Món này rất tốt cho người bị mề đay thể phong nhiệt, biểu hiện: cơn ngứa bùng phát rất nhanh, toàn thân nóng ran, mặt da đỏ, sưng nề nhẹ kèm theo các nốt tịt và những mảng da dày, có co cứng, tê bì…
Người bị mề đay có triệu chứng ngứa ít hoặc nhiều, da nổi mẩn rải rác hoặc từng mảng,…
Cháo rau má đậu xanh: rau má 70g, đậu xanh 30g, gạo tẻ 40g, gia vị vừa đủ. Rau má rửa sạch cắt ngắn. Đậu xanh xay lấy cả vỏ, gạo đãi sạch. Cho đậu xanh và gạo vào nồi, đổ nước vừa đủ nấu cháo, cháo chín cho rau má vào đun thêm một lát là được, nêm gia vị, Chia ăn 2 lần trong ngày.
Công dụng: rau má tính mát nhuận gan, mát phổi, kháng viêm, tiêu độc. Đậu xanh mát bổ, thanh nhiệt tiêu độc, chống dị ứng, giải độc. Món này giảm ngứa, kháng viêm, nhuận huyết, tiêu độc, lợi gan mật…; rất tốt cho người bị mề đay do cơ địa, hay tái phát khi thay đổi thời tiết.
Cháo sài hồ thịt nạc: thịt thăn lợn 80g, gạo tẻ 70g, gia vị vừa đủ. Sài hồ sắc kỹ lấy nước, thịt thăn lợn băm nhỏ ướp gia vị rồi xào với hành khô cho chín. Cho gạo tẻ vo sạch cùng nước thuốc vào nồi nấu cháo, cháo chín cho thịt vào nấu thêm một lát, nêm gia vị, chia ăn 2 lần trong ngày.
Công dụng: thịt thăn bổ thận, bổ nguyên khí, tăng miễn dịch; sài hồ thanh nhiệt, tiêu độc, trừ tà. Dùng món này các triệu chứng giảm nhanh, ổn định sức khỏe.
Cháo rau má đậu xanh giúp giảm ngứa, kháng viêm…; rất tốt cho người bị mề đay do cơ địa, hay tái phát khi thay đổi thời tiết.
Video đang HOT
Cháo khổ qua rau muống tim lợn: tim lợn 1 quả, khổ qua 60g, rau muống 40g, gạo tẻ 60g, gia vị vừa đủ. Khổ qua rửa sạch bỏ ruột thái lát mỏng. Rau muống rửa sạch cắt ngắn. Quả tim lợn bổ làm tư rửa sạch, gạo vo sạch. Cho gạo cùng tim lợn vào nồi, đổ nước nấu cháo, cháo chín cho khổ qua vào đun tiếp, cho rau muống đun sôi thêm một lát, nêm gia vị, chia ăn 2 lần trong ngày.
Công dụng: khổ qua tính mát, thanh nhiệt chống dị ứng, dịu cơn ngứa và làm mát da. Rau muống vị ngọt tính hơi hàn, tác dụng tiêu độc, nhuận cơ, sinh cơ, chống ngứa, tiêu phù, hoạt trường. Tim lợn bổ tâm, kiện não. Gạo tẻ bổ tỳ dưỡng cơ nhục. Món này thích hợp với người bị mề đay hay tái phát, người nóng, hay ngứa lở ngoài da, tim hồi hộp, ngủ trằn trọc.
Để hạn chế mề đay tái phát, nên lưu ý:
- Không tắm nước quá nóng vì dễ làm da bị tổn thương. Với những vùng da bị nổi mẩn nên sử dụng những kem dưỡng da loại nhẹ hoặc làm mát với quạt, vòi sen,…
- Vệ sinh không gian sống tránh tiếp xúc với nấm mốc, côn trùng…
- Kiêng ăn các loại đồ ăn, thức uống có thể gây dị ứng, thực phẩm cay nóng, đồ ngọt, giàu protein và các chất kích thích như cà phê, thuốc lá,…
- Không mặc các trang phục và giày dép có chất liệu dày cứng, bí và bó sát.
- Nghỉ ngơi và ăn uống điều độ để hạn chế stress, mệt mỏi, suy nhược, căng thẳng quá mức.
- Thông báo với bác sĩ tiền sử dị ứng và tình trạng nổi mề đay mẩn ngứa khi dùng một số dược phẩm để được chỉ định loại thuốc phù hợp.
Những chiến thuật "vàng" giúp sĩ tử giữ sức khỏe mùa thi
Kỳ thi THPT Quốc gia 2020 đang đến rất gần. Trong giai đoạn nước rút này, tất cả các sĩ tử của chúng ta đều đang tập trung cao độ cho việc ôn luyện. Dưới đây là những chiến thuật "vàng" giúp các sĩ tử giữ sức khỏe mùa thi.
1. Duy trì chế độ ăn uống khoa học
Để có sức khỏe mùa thi tốt, sĩ tử cần duy trì chế độ ăn uống khoa học, tuyệt đối không bỏ bữa sáng.
Một bữa sáng lý tưởng cho cơ thể cần chứa đầy đủ các chất bao gồm: chất xơ, trái cây, ngũ cốc, sữa... Không nên chỉ ăn sáng bằng những đồ ăn nhẹ, thức ăn nhanh như: đồ chiên rán, bánh ngọt, bánh quy vì chúng hoàn toàn không đảm bảo chất dinh dưỡng.
Trong một ngày, các sĩ tử nên ăn 3 bữa chính và 2 bữa phụ, bữa phụ có thể vào buổi chiều và tối khi phải thức khuya ôn bài. Lưu ý sau ăn 30 - 60 phút mới được học, trong khoảng thời gian này tốt nhất nên tranh thủ nghỉ ngơi hoàn toàn để não bộ được thư giãn và tái tạo nguồn năng lượng.
Sĩ tử cần ăn bữa sáng đầy đủ dinh dưỡng (Ảnh creativecatering4u)
2. Không ăn thức ăn lạ để giữ sức khỏe mùa thi tốt
Giai đoạn gần đến ngày thi, sĩ tử nên tránh ăn thức ăn đường phố đến mức thấp nhất vì rất có thể sẽ bị ngộ độc thực phẩm. Ngoài ra cũng không nên ăn các thức ăn lạ khó tiêu hóa hoặc những loại thức ăn đã từng bị dị ứng. Thời điểm này các em cần một chế độ ăn uống khoa học để giữ được sức khỏe tốt.
3. Bổ sung thực phẩm tốt cho trí não
Theo nguồn tin được đăng tải từ báo Tiền Phong, ThS.BS. Lê Thị Hải - nguyên Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc Gia, để có một chế độ ăn uống khoa học và giữ được sức khỏe tốt sĩ tử nên bổ sung 10 loại thực phẩm đơn giản, dễ mua và dễ chế biến giúp cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho trí não như:
Nước: đừng để đến khi khát mới uống nước. Nước rất tốt cho bộ não bởi 80% bộ não là nước. Vì vậy, mỗi ngày cần uống 2 lít nước. Ngoài ra, thêm những loại rau củ, hoa quả nhiều nước như: dưa chuột, dưa hấu, các loại tảo biển, sâm... Cũng là một cách tăng lượng nước cho cơ thể.
Trứng: quan niệm kiêng trứng vì sợ điểm thi giống quả trứng đã khiến sĩ tử có thể thiếu nhiều chất dinh dưỡng, vì trứng hoặc trứng vịt lộn là món ăn rất giàu protein. Tuy nhiên, không nên ăn quá nhiều, mỗi ngày nên ăn một quả vào buổi sáng hoặc bữa phụ buổi chiều, không nên ăn vào buổi tối.
Nấm: là loại thực phẩm mang lại giá trị dinh dưỡng cao, cung cấp chất đạm, chất béo, carbohydrat và vitamin.. giúp các em có sức khỏe tốt.
Đậu phụ: cung cấp đạm thực vật dễ tiêu, có thể mua và chế biến rất đơn giản.
Các loại hạt: như đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ, hạt sen... Đây là nguồn cung cấp vitamin, chất khoáng và đạm thực vật rất tốt cho các sĩ tử, đồng thời cũng là món ăn để các bạn bồi dưỡng thêm vào bữa ăn phụ.
Cá: không những là nguồn cung cấp đạm mà còn cung cấp các axit béo (hay còn gọi là omega) có lợi cho hệ tim mạch, thần kinh. Một tuần nên ăn ba bữa cá, ưu tiên các loại cá thu, cá basa, cá trích... Ngoài ra, mùa hè có thể ăn thêm canh cua, ngao hoặc hến là nguồn cung cấp đạm và chất khoáng rất dồi dào.
Các loại rau có màu xanh đậm: có nhiều sắt và vitamin nhóm B rất tốt cho các sĩ tử như rau ngót, rau dền, rau bó xôi.
Các loại quả: Nên ưu tiên các loại quả có màu vàng, đỏ để cung cấp nhiều vitamin A cho mắt. Ít nhất cũng ăn một quả chuối và một quả táo hoặc một cốc nước cam, quýt mỗi ngày để cung cấp vitamin và khoáng chất cho cơ thể.
Sữa chua: Ăn 1 - 2 hộp sữa chua mỗi ngày để cung cấp thêm lợi khuẩn giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt và bảo vệ đường ruột, hệ miễn dịch.
Sữa: Cung cấp nhiều năng lượng, có thể uống một ly sữa cho bữa đêm hoặc các bữa ăn phụ giúp tăng cường năng lượng và chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Dinh dưỡng từ thực phẩm tự nhiên như: sâm, yến, các loại tảo biển.
Những món ăn giàu dưỡng chất tốt cho trí não (Ảnh: Pinterest)
4. Tránh thức khuya
Nếu thức khuya để ôn bài, cơ thể dễ bị suy kiệt năng lượng, gây mệt mỏi, dẫn tới tình trạng học tập không hiệu quả. Vì vậy, bí kíp mùa thi hữu ích nhất dành cho các bạn chính là nên ngủ đủ 6-8 tiếng/ngày, ngủ trước 23h và dậy sớm học bài trước mỗi kỳ thi. Ngoài ra, đây là thời điểm não minh mẫn, học bài hiệu quả nhất.
5. Thư giãn
Đi dạo và hít thở: Khi cảm thấy đầu óc quá căng thẳng, hãy đứng dậy và ra ngoài đi dạo.
Mùa thi là thời điểm các sĩ tử phải ngồi một chỗ rất nhiều. Do đó, hoạt động đi dạo kết hợp với hít thở sâu giúp máu lưu thông, cơ thể được vận động nhẹ nhàng, mắt được nhìn xa và thư giãn.
Tăng cường các hoạt động thể dục, thể thao: Chơi các môn thể thao yêu thích như: bóng rổ, bóng chuyền, cầu lông, bơi,...sẽ giúp các em cân bằng về thể chất và tinh thần.
Hoạt động thể thao giúp cân bằng thể chất và tinh thần cho sĩ tử (Ảnh Internet)
Nhìn chung, khoảng thời gian trước mỗi kỳ thi luôn được coi là thời điểm mệt mỏi nhất, do đó mỗi sĩ tử nên biết cách phân bổ thời gian khoa học và hợp lý bằng cách kết hợp học tập và nghỉ ngơi, thư giãn để có thể đạt được kết quả cao thi cao nhất.
Đậu đen là "vua của các loại đậu", giúp sống thọ, ngừa ung thư, nhưng 4 nhóm người này không nên ăn Bài viết dưới đây được đánh giá bởi Nguyễn Quang Phong, Giám đốc bộ phận kinh doanh của Trung tâm Trao đổi thông tin Dinh dưỡng và thực phẩm Trung Quốc. Có nhiều loại đậu như đậu nành, đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen... Theo các loại chất dinh dưỡng họ đậu, nó có thể được chia thành các loại đậu giàu chất...