Món ăn ngon bất ngờ từ loại “rau” lượng vitamin C cao gấp 5 lần táo, tốt cho dạ dày, dưỡng ẩm và giúp bổ sung khí huyết
Loại “rau” này đang vào mùa, nấu thành món ăn rất bổ dưỡng, được coi là một vị thuốc bổ và phù hợp với mọi người.
Sen – loại thực vật được ví von là báu vật của trời đất. Bởi toàn thể các bộ phận của cây sen có thể sử dụng làm thuốc hoặc chế biến món ăn. Trong đó củ sen được coi là bổ dưỡng nhất. Nhiều người rất thích chế biến món ăn từ loại “rau” bổ dưỡng này. Mùa thu, là thời điểm bắt đầu thu hoạch củ sen. Lúc này, bạn có thể dễ dàng tìm thấy củ sen ở các chợ rau với số lượng lớn. Vào mùa thu, củ sen không chỉ giòn, mềm mà còn rất ngon. Củ sen cũng đồng thời có vị ngọt, giàu chất dinh dưỡng và mang giá trị chữa bệnh nhất định. Củ sen có hàm lượng axit folic là 30,7 microgram/100g, gấp 5 lần so với táo! Hàm lượng vitamin C có thể đạt tới 19 miligam/100g củ sen, gấp 5 lần so với táo! Quan trọng hơn, trong Đông y, củ sen được coi là một vị thuốc bổ và phù hợp với mọi người ở mọi lứa tuổi.
Củ sen rất giàu vitamin C, vitamin nhóm B, chất xơ, khoáng chất sắt và đồng cùng chất điện giải. Do đó khi ăn củ sen thường xuyên sẽ giúp nhuận tràng, ngừa táo bón, tốt cho tiêu hóa; giúp tạo tế bào hồng cầu và tăng lưu lượng máu. Tanin trong củ sen có tác dụng cải thiện các tình trạng về gan như bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu, gan phì đại. Thêm nữa, củ sen tươi còn giúp thanh nhiệt, giải độc giúp gan khỏe mạnh và hoạt động tốt hơn… Đặc biệt thích hợp dùng vào mùa thu hanh khô. Nhiều người thích dùng củ sen để nấu canh hoặc xào cho các bữa cơm mùa thu. Hôm nay chúng tôi sẽ chia sẻ một công thức mới làm món ngon từ củ sen. Món ăn này trẻ em sẽ đặc biệt thích thú.
Nguyên liệu làm thịt trộn củ sen và cà rốt cuộn: Món ăn từ loại rau bổ dưỡng
1 củ sen to, 1/2 củ cà rốt, 400g thịt nạc vai, 2 miếng váng đậu tươi, vài cây hành lá, 1 cây hành baro, một nhánh gừng, 5 tép tỏi băm, 1-2 quả ớt, 2 cái hoa hồi, lượng bột tiêu thích hợp, lượng nước tương thích hợp, 1 thìa canh dầu hào, chút xíu muối, 10 hạt tiêu nguyên hạt, một ít dầu ăn (hoặc dầu màu điều sẽ đẹp mắt hơn), một ít mè trắng rang, 2 thìa canh giấm balsamic, 1 thìa canh đường.
Cách làm món thịt trộn củ sen và cà rốt cuộn
Bước 1: Củ sen bạn mua về rửa sạch bùn đất, sau đó cắt bỏ 2 đầu. Cà rốt rửa sạch và gọt vỏ (tùy thích). Củ sen sau khi gọt sạch vỏ thì cắt thành từng miếng nhỏ. Tiếp theo cho củ sen vào máy xay, xay đến khi có kết cấu hơi nhỏ. Lưu ý bạn không nên xay củ sen quá nhỏ/mịn.
Bước 2: Cà rốt bạn có thể nạo thành sợi rồi băm nhỏ. Hành lá bạn rửa sạch rồi xắt nhỏ, để riêng.
Bước 3: Tiếp theo bạn chuẩn bị làm một bát nước hành và gừng. Gừng gọt bỏ vỏ rồi thái sợi và cho vào bát tô. Kế tiếp bạn cho hành baro cắt khúc nhỏ (hoặc bạn có thể dùng 2 cây hành lá), hoa hồi, hạt tiêu nguyên hạt vào bát. Sau đó thêm lượng nước ấm vừa đủ ngập các nguyên liệu và ngâm trong 10 phút. Sau khoảng thời gian đó bạn sẽ thấy bát nước ngâm các nguyên liệu tỏa hương thơm dễ chịu.
Bước 4: Thịt nạc vai bạn rửa sạch, thấm khô nước. Sau đó bạn thái thịt thành các miếng nhỏ rồi cho vào máy xay, xay nhỏ (kết cấu giống thịt băm). Sau đó cho thịt vào âu lớn và bắt đầu nêm 1 thìa canh nước tương, dầu hào, chút xíu muối, bột tiêu rồi trộn đều. Lọc nước hành và gừng qua rây, cho vào tô thịt. Bạn lưu ý cho nước hành và gừng vào thịt cần chia thành nhiều lần với từng lượng nhỏ. Trong lúc cho nước hành và gừng vào bạn đồng thời đeo găng tay dùng một lần, trộn đều nhân thịt. Khi trộn hãy nhớ khuấy theo một chiều cho đến khi nhân thịt đặc quyện lại, thấm hết nước hành và gừng.
Video đang HOT
Bước 5: Sau đó bạn cho củ sen cà rốt, hành lá cắt nhỏ vào trộn đều để tất cả nguyên liệu hòa quyện hoàn toàn. Váng đậu tươi bạn rửa sạch dưới vòi nước, rồi lau khô và nhẹ nhàng trải trên mặt phẳng để không bị rách/nứt.
Bước 6: Tiếp theo, bắt đầu cho nhân thịt trộn củ sen và cà rốt vào. Dùng thìa dàn nhân thịt trộn củ sen và cà rốt thành một lớp mỏng. Lưu ý độ dày lớp nhân càng đều càng tốt, phủ kín toàn bộ miếng váng đậu. Sau đó bạn vừa ấn vừa cuộn lại. Sau khi cuộn xong bạn cho vào nồi hấp trong khoảng 20 phút.
Bước 7: Trong lúc chờ món ăn đang hấp, bạn tiến hành pha nước chấm. Cho tỏi băm, ớt xắt nhỏ, hành lá thái nhỏ, mè trắng, nước tương, giấm balsamic, bột tiêu, đường vào bát rồi khuấy đều. Như vậy là món nước chấm đã hoàn thành. Lúc này thời gian hấp món ăn đã hết, bạn tắt bếp lấy ra và phết một lớp dầu ăn mỏng lên mặt váng đậu để không bị khô. Nếu bạn muốn món ăn có màu sắc đẹp hơn thì có thể sử dụng màu dầu điều.
Bước 8: Chờ cho cuộn thịt trộn củ sen và cà rốt bớt nóng một chút thì cắt thành từng lát dày. Xếp từng lát thịt trộn củ sen và cà rốt cuộn ra đĩa sao cho đẹp mắt. Như vậy là món thịt trộn củ sen và cà rốt cuộn thơm ngon, hấp dẫn đã hoàn thành.
Thành phẩm món thịt trộn củ sen và cà rốt cuộn
Lớp váng đậu có kết cấu chắc chắn bọc trọn lấy phần nhân thịt trộn củ sen và cà rốt mềm, mọng nước. Khi cắn một miếng bạn sẽ cảm nhận được hương thơm ngào ngạt, củ sen có vị giòn, quyện với nước chấm chua ngọt càng thêm đậm đà. Món ăn này được chế biến bằng phương pháp hấp nên giữ được vị tươi ngon nguyên bản, đặc biệt thơm và đưa cơm.
Lời khuyên:
1. Thịt heo trong món ăn này bạn có thể thay thế bằng ức gà, cũng rất ngon. Củ sen có thể thay thế bằng củ cải và củ mài, cả hai đều là những lựa chọn tốt cho sức khỏe. Chúng có dinh dưỡng và hương vị khác nhau, bạn có thể thoải mái biến tấu, đổi vị cho gia đình.
2. Khi cuộn váng đậu, hãy cố gắng cuộn càng chặt càng tốt, nếu không phần nhân sẽ dễ rơi ra ngoài sau khi hấp và lúc cắt thành từng miếng.
Rau mồng tơi nấu được vạn món ngon, bổ dưỡng cho cơ thể nhưng nên tránh những điều sau để đảm bảo sức khỏe cả nhà
Rau mồng tơi là món ăn quen thuộc và được yêu thích trong bữa cơm gia đình Việt, nhờ vào hương vị thơm ngon và lợi ích sức khỏe mà nó mang lại.
Việc sử dụng rau mồng tơi không đúng cách có thể dẫn đến những tác hại không ngờ. Dưới đây là những điều bạn cần lưu ý khi ăn rau mồng tơi để tránh những vấn đề sức khỏe.
Những lưu ý khi ăn rau mồng tơi
1. Không ăn rau mồng tơi sống hoặc chưa chín kỹ
Rau mồng tơi có tính hàn, ăn sống hoặc chưa chín kỹ có thể gây ra các vấn đề tiêu hóa như đầy bụng, khó tiêu, đặc biệt là với những người có hệ tiêu hóa yếu. Nấu chín rau mồng tơi giúp phá vỡ các chất khó tiêu, giúp cơ thể hấp thu tốt hơn các vitamin và khoáng chất có trong rau.
2. Không ăn quá nhiều rau mồng tơi
Rau mồng tơi chứa nhiều purin và axit oxalic, tiêu thụ quá mức có thể dẫn đến sự hình thành axit uric và canxi oxalate, làm tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi thận, đặc biệt với những người đã có tiền sử sỏi thận. Hơn nữa, lượng chất xơ cao trong rau mồng tơi có thể gây đầy bụng, khó tiêu hoặc tiêu chảy, nhất là với những người có hệ tiêu hóa nhạy cảm.
3. Không để rau mồng tơi qua đêm
Rau mồng tơi chứa nitrat tự nhiên. Khi để qua đêm, nitrat có thể được vi khuẩn chuyển hóa thành nitrit, chất có thể gây hại cho sức khỏe bằng cách cản trở khả năng vận chuyển oxy của máu và liên quan đến một số bệnh ung thư.
4. Không kết hợp mồng tơi với một số thực phẩm
Axit oxalic trong rau mồng tơi có thể kết hợp với canxi trong các sản phẩm từ sữa như sữa, phô mai, sữa chua, tạo thành canxi oxalate, một chất khó hấp thụ và có thể gây sỏi thận. Đồng thời, axit oxalic cũng có thể liên kết với sắt, làm giảm khả năng hấp thu sắt và dẫn đến thiếu máu. Do đó, không nên kết hợp rau mồng tơi với các thực phẩm giàu canxi hoặc sắt như thịt đỏ, nội tạng động vật, các loại đậu.
Hãy lưu ý những điểm trên để bảo vệ sức khỏe của bạn và tận dụng tối đa lợi ích từ rau mồng tơi.
Hướng dẫn chọn rau mồng tơi ngon và an toàn
Để đảm bảo bạn chọn được rau mồng tơi chất lượng, hãy lưu ý những điểm sau khi mua:
1. Xem xét hình dáng
Chọn những cây mồng tơi có ngọn nhỏ, màu sắc thẫm và có vẻ hơi cứng. Phần thân không nên quá to và phải mướt mắt. Lá nhỏ, có vẻ hơi cằn cỗi thường là dấu hiệu của rau trồng tự nhiên, không có hình thức đẹp như rau trồng bằng hóa chất.
Nếu bạn thấy chùm hoa màu trắng ở phần nách lá hoặc trên ngọn, đây là dấu hiệu của rau đã già. Phần này vẫn ăn được, bạn có thể yên tâm sử dụng.
2. Kiểm tra màu sắc
Rau mồng tơi tươi ngon thường có màu xanh hơi sậm. Khi ngắt thân hoặc lá ra, sẽ thấy có một lớp nhớt nhẹ nhưng không quá nhiều.
Những loại rau có màu xanh non bắt mắt và thân bẻ ra thấy nhiều nước có thể không tươi ngon. Rau già, héo úa hoặc đã dập cũng không nên mua. Mồng tơi chứa nhiều nước, nếu để lâu có thể chuyển sang màu xanh đen và dễ bị thâm, dập. Điều này làm tăng nguy cơ vi khuẩn xâm nhập, có thể gây đau bụng hoặc tiêu chảy.
3. Kiểm tra mùi
Rau mồng tơi thường không có mùi đặc biệt. Khi vò nát lá, bạn sẽ cảm nhận được một mùi ngai ngái tự nhiên.
Không sử dụng rau có mùi lạ hoặc mùi hóa chất, vì đây có thể là dấu hiệu của việc rau đã bị xử lý bằng hóa chất độc hại.
Lưu ý những điểm trên sẽ giúp bạn chọn được rau mồng tơi ngon và an toàn cho bữa ăn của gia đình.
Chúc bạn trở thành người tiêu dung thông thái!
Không ngờ loại rau dại ven đường này lại giúp thanh nhiệt, giải độc cơ thể, tăng sức đề kháng trong ngày giao mùa Một loại rau dại mọc ven đường và bờ ruộng trở thành "cứu tinh" giải nhiệt không thể thiếu - đó chính là rau bồ công anh. Không chỉ là một nguyên liệu thiên nhiên dễ tìm, bồ công anh còn được sấy khô để pha trà, trở thành thức uống giải nhiệt và giải độc hiệu quả. Giá trị dinh dưỡng của...