Món ăn may mắn ngày Tết của các quốc gia châu Á
Dưới đây là những món ăn truyền thống mang ý nghĩa đại diện cho sự may mắn trong ngày Tết Nguyên đán tại các nước châu Á.
Malaysia và Singapore: Trong mâm cơm đầu năm của người Singapore và Malaysia đều có chung một món ăn truyền thống được gọi là gỏi cá Yu Sheng. Món ăn với màu sắc bắt mắt này thường được dùng làm khai vị trong những bữa tiệc năm mới với ý nghĩa mang lại khởi đầu may mắn, thịnh vượng cho gia chủ.
Gỏi cá Yu Sheng được chế biến từ cá hồi tươi kết hợp các loại trái cây và rau củ như bưởi, đu đủ, củ cải, cà rốt thái sợi, rau sống, đậu phộng, vừng… Khi thưởng thức món ăn này, thực khách sẽ rưới nước sốt được làm từ quả mận lên trên các loại nguyên liệu và trộn đều là có thể thưởng thức ngay. Ảnh: Foodie_travel_hk, miss_polkadot.
Nhật Bản: Không giống một số quốc gia châu Á, người Nhật ăn mừng năm mới trùng với dịp Tết Dương lịch. Trong ngày này, họ sẽ cùng nhau thưởng thức món ăn đặc biệt có tên gọi là Osechi.
Video đang HOT
Những phần Osechi sẽ được chế biến kỹ lưỡng trước đêm giao thừa, bao gồm súp Ozoni, mứt đậu đen, Tazukuri (cá mòi tẩm đường và tương rán giòn), tôm chiên, bánh dày… Tất cả sẽ được xếp trong một chiếc khay hình chữ nhật sang trọng. Mỗi loại thức ăn trong Osechi lại mang một ý nghĩa may mắn riêng. Ở mỗi địa phương khác nhau, các thành phần trong khay Osechi sẽ có những thay đổi nhất định.
Hàn Quốc: Tại xứ sở kim chi, người ta thường thưởng thức món canh bánh gạo (Tteokguk) trong bữa cơm ngày đầu năm mới. Món ăn này được làm từ bột gạo, nước xương bò hầm, thịt bò, hành hoa. Vào năm mới, các gia đình người Hàn sẽ cùng quây quần bên nhau để thưởng thức món canh này nhằm đánh dấu cột mốc bước sang một tuổi mới.
Việt Nam: Bánh chưng, bánh tét là 2 món ăn không thể thiếu trong mâm cơm ngày Tết của người Việt. Hai món bánh truyền thống này đều có phần dây lạc buộc bên ngoài thể hiện sự đoàn kết và gắn bó của các thành viên trong gia đình cũng như sự gắn kết dân tộc.
Campuchia: Trong ngày Tết Chol Chnam Thmay của người Campuchia, các gia đình thường quây quần bên nhau để cùng thưởng thức món cà ri cay nồng.
Lào: So với các quốc gia khác, người Lào thường đón năm mới khá muộn, thường vào khoảng giữa tháng tư dương lịch hàng năm. Vào những ngày Tết cổ truyền như Songkran hoặc Pi Mai, người dân đất nước Triệu Voi thường thưởng thức món Lạp để cầu mong may mắn và phúc lộc dồi dào trong năm mới. Món ăn này được làm từ thịt gà hoặc thịt bò băm nhỏ, trộn với các loại rau mùi, nước cốt chanh và thính nếp rang vàng, thường ăn kèm với cơm nếp dẻo.
Trung Quốc: Trong ngày đầu năm mới, người Trung Quốc thường có thói quen thưởng thức sủi cảo. Bởi món ăn này có hình dạng giống quan tiền nên được quan niệm là món ăn mang lại tài lộc cho cả năm. Vào đêm giao thừa, các thành viên trong gia đình thường quây quần bên nhau để gói sủi cảo và thưởng thức chúng trong không khí đầm ấm của ngày Tết.
Theo Zing
Yu Sheng món ăn mang lại may mắn cho năm mới
Đến Malaysia, Singapore những ngày đầu năm mới, bạn dễ bắt gặp Yu Sheng - món ăn tượng trưng cho sự dồi dào, thịnh vượng và phát đạt.
Yu Sheng trong tiếng Hoa có nghĩa là dồi dào, dư dả. Yu Sheng giống như một loại salad kiểu châu Á gồm rất nhiều rau củ xắt nhỏ và cá sống cắt mỏng (thường là cá hồi kiểu sashimi hay cá thu) và rưới nước sốt lên trên. Người Hoa ở Malaysia và Singapore đặc biệt là các doanh nhân và những người đi làm rất thích ăn món này trong suốt dịp Tết bởi cá là biểu tượng của thịnh vượng trong năm.
Yu Sheng một món ăn khá phổ biến trong ngày Tết tại các nước sử dụng tiếng Hoa như Malaysia, Singapore... Yu Sheng gồm rất nhiều loại rau củ xắt nhỏ và cá sống cắt mỏng.
Người dân Malaysia lý giải về sự dồi dào của Yu Sheng khi thêm bưởi vào cá để thêm sự may mắn và dư dả - thêm cà rốt để cầu cho may mắn - thêm củ cải, dưa leo mang ý nghĩa trẻ mãi không già, làm ăn thăng tiến - thêm tiêu vào các nguyên liệu để cầu mong thu hút nhiều tiền tài của cải. Sau đó chan dầu lên trên các nguyên liệu để làm tăng lợi lộc.
Các gia vị được thêm vào trước khi ăn gồm: đậu phộng rắc lên trên lên tượng trưng cho vàng bạc đầy nhà, mè tượng trưng cho thăng tiến chức vị, bột mì chiên hình cái gối tượng trưng cho gối vàng với lời chúc vàng đầy sàn nhà.
Thưởng thức Yu Sheng trong dịp Tết là phong tục của người Hoa sống ở Malaysia và Singapore, nhưng lại không phổ biến ở Hong Kong bởi nguồn gốc của món ăn này được sáng tạo ra từ 4 người Malaysia xuất thân là bếp trưởng của một nhà hàng Singapore vào năm 1964.
Ngày nay món ăn này thường được sử dụng như món khai vị để mang đến may mắn tài lộc cho năm mới. Nó được ăn trong 15 ngày Tết, đặc biệt là ngày thứ 7, hay còn gọi là ngày Renri có nghĩa là "ngày sinh nhật của tất cả mọi người". Và nhiều người dùng nó trong bữa cơm đoàn tụ gia đình đêm giao thừa. Mọi người sẽ đứng xung quanh bàn và nói lời chúc phát tài, vạn sự như ý. Sau đó sẽ cùng tung đảo nguyên liệu 7 lần và la to "Lo hei" (cầu may mắn) với những lời cầu chúc năm mới thịnh vượng. Mỗi người sẽ cầm đũa đảo rồi tung Yu Sheng lên cao và ước nguyện điều may mắn cho năm mới.
Người Hoa ở Malaysia tin rằng ai tung Yu Sheng càng cao thì người đó sẽ gặp nhiều may mắn trong năm.
Theo Homnayangi
Ý nghĩa các món ăn dịp Tết tại Singapore Bak Kwa là món thịt heo khô lừng danh của người dân Trung Quốc đặc biệt trong dịp lễ Tết. Bak Kwa được gọi theo tên địa phương được dịch có ý nghĩa là thịt khyoo. Những miếng thịt heo sấy khô dùng trong dịp Tết được xem là sự tốt lành trong truyền thống của người Trung Quốc, tượng trưng cho sự...