Món ăn để 2400 năm trong lăng mộ vẫn ‘ngon mắt’, chuyên gia ngỡ ngàng: Người xưa thật cao tay!
Ngoài vũ khí, đồ tùy táng, các chuyên gia còn tìm thấy một món ăn còn nguyên vẹn trong lăng mộ vị tướng quân nhà Chu.
Năm 2014, khi trường cấp 2 Kinh Châu ở Hồ Bắc, Trung Quốc mở rộng khuôn viên đã tìm thấy một quần thể di tích mộ cổ. Số lượng mộ cổ lên đến con số 400 và phân bố dày đặc, nhưng các ngôi mộ được tìm thấy được cho là không cùng một thời kỳ, một số được xác định là thuộc thời Chiến Quốc, một số khác được cho là thuộc thời Đường và thời Tống.
Các chuyên gia đã tiến hành khai quật quần thể lăng mộ cổ này, kết quả nhận thấy trong số rất nhiều ngôi mộ cổ, ngôi mộ có đồ tùy táng còn sót lại đầy đủ nhất là ngôi mộ thuốc nhà Chu thời Chiến quốc.
Đồ tùy táng được tìm thấy trong lăng mộ. (Nguồn: Baike.baidu).
Trong mộ này có nhiều vũ khí khác nhau bao gồm: Cung tên, gươm, súng, áo giáp. Với số lượng vũ khí được khai quật các chuyên gia phỏng đoán khả năng cao ngôi mộ này là của một vị tướng quân thời nhà Chu.
Tiếp tục tiến hành khai quật, các chuyên gia đã tìm thấy khá nhiều chai rượu, các bức tranh vẽ và đỉnh bằng kim loại. Ngoài những đồ vật này, các chuyên gia còn tìm thấy một vật khác rất thú vị, đó là hộp cá ướp muối trong lăng mộ.
Những con cá muối này được đặt bên trên của quan tài. Ban đầu, các chuyên gia đã lầm tưởng đó có thể là đồ dệt may nhưng họ nhận ra đó là một món ăn. Kết luận này khiến các chuyên gia bất ngờ, bởi món ăn để 2400 năm, không những không bị thối rữa mà trông khá hấp dẫn.
Cá muối được tìm thấy còn khá nguyên vẹn. (Nguồn: Kknews).
Cá sau khi ướp muối đem phơi khô thông thường bảo quản được trong vòng 6 tháng nhưng đó là trong trường hợp có nhiệt độ và độ ẩm lý tưởng. Số cá mà các chuyên gia tìm được đã bị chôn sâu dưới lòng đất – môi trường dễ gây phân hủy.
Các chuyên gia còn tìm thấy tổng cộng 13 con cá muối trong các hộp hình dáng còn nguyên vẹn và không bị thối rữa sau hơn 2400 năm, đây là phát hiện độc đáo trong lịch sử khảo cổ học.
Đến nay, phương pháp được sử dụng để bảo quản số cá này vẫn đang được các chuyên gia nghiên cứu.
Trong các cuộc triển lãm sau này, món cá muối 2400 năm trước đã thu hút sự chú ý của khách tham quan. Cư dân mạng Trung Quốc còn nói đùa rằng “Món cá muối để lâu như vậy mới hảo hạng!”.
Đang khai quật thì mộ cổ bốc mùi lạ, chuyên gia vội can ngăn: Nếu cố chấp đào thêm có thể mất mạng!
Mộ cổ thường chứa nhiều điều bí ẩn và nguy hiểm, ngay cả những người kinh nghiệm cũng không dám tự ý xông vào.
Phúc Kiến là một thành phố có lịch sử và văn hóa lâu đời. Vào thời nhà Đường, nền kinh tế rất thịnh vượng nên các lăng mộ được tìm thấy ở đây thường chứa đựng giá trị rất lớn. Vào giữa năm 2017, một khu dân cư ở Phúc Kiến đang tiến hành lắp đặt thang máy, trong quá trình thi công, họ đã tìm thấy một vài viên gạch màu xanh lam và những đồng xu cổ.
Sau khi nhận được thông tin, Cục Di tích Văn hóa đã cử đoàn khảo cổ đến. Các chuyên gia khảo sát ngôi mộ cổ, bởi vì một phần thi công trục thang máy đã tác động vào một phần của ngôi mộ. Dựa vào hoa văn trên gạch lam, các chuyên gia suy luận rằng đây là một trong những lăng mộ của triều đại nhà Đường.
Di vật được tìm thấy trong ngôi mộ cổ. Ảnh: Sohu
Công trình xây dựng đã làm cho mộ bị hư hại nên chỉ có thể tiến hành khai quật cứu hộ. Các chuyên gia đã phong tỏa hiện trường, nhân viên an ninh chuyên nghiệp đã được mời đến để ngăn những người khác đến gần, tuy nhiên sau đó công việc khảo cổ phải tạm dừng.
Lúc đó công trình khảo cổ học đã đào xong cửa mộ cổ, có thể nói cách lăng mộ chỉ còn một bức tường, tại sao các nhà khảo cổ học lại ngừng hoạt động?
Lý do là bởi khi nhà khảo cổ học ở cổng vào đã ngửi thấy mùi hôi thối bốc lên từ ngôi mộ cổ, sau khi kiểm tra kỹ xung quanh, chuyên gia phát hiện ra cách đó không xa có một bể tự hoại công cộng, do lâu năm nên nước thải trong bể ngấm vào, lúc này ngôi mộ chắc hẳn có nhiều khí độc.
Vì vậy, khi các chuyên gia chỉ có thể dừng công việc khai quật và bảo vệ khu vực lân cận, đồng thời cảnh báo người dân rằng nếu tiếp tục đi vào sẽ nguy hiểm đến tính mạng.
Sau đó, các nhà khảo cổ phải sử dụng máy móc mở cửa ngôi mộ, đợi khí độc bên trong thoát ra rồi mới vào mộ khi đã trang bị đầy đủ đồ bảo hộ. Ngay cả khi đã được trang bị, các chuyên gia vẫn đối mặt với những nguy cơ mất an toàn trong quá trình khai quật.
Những di vật văn hóa khai quật được trong các ngôi mộ cổ khiến các chuyên gia rất hài lòng vì còn tương đối nguyên vẹn, không có dấu vết bị kẻ gian trộm mộ, nhiều đồ đạc quý đã được tìm thấy và có giá trị rất lớn.
Lăng mộ có cỗ quan tài lớn hơn hoàng đế cùng thời: Đội khảo cổ chuẩn bị mở nắp thì có người tới ngăn cản! Nhân vật được chôn trong lăng mộ có công cán gì mà lại sở hữu cỗ quan tài to hơn cả vị hoàng đế đang tại vị? Nhà nước phong kiến Trung Hoa luôn có những quy định nghiêm ngặt về quy chế an táng, xây dựng mộ phần. Trong đó có quy định tất cả mọi chi tiết, từ quan tài cho...