Món ăn bằng sáp y như thật xuất hiện ở Cần Thơ
Nhiều người dân, du khách bất ngờ khi thấy mâm cỗ chứa đầy thức ăn lại được làm bằng sáp trưng bày tại Hội chợ du lịch đang diễn ra ở Cần Thơ.
Một mâm cỗ với nhiều món ăn như cá kho, chuột đồng chiên, bánh tét, thịt gà luộc, gà chiên… được làm bằng sáp trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam (VITM) Cần Thơ 2019 diễn ra từ 29/11 đến 1/12.
Để làm được 100 món ăn bằng sáp giống như thật trưng bày tại hội chợ, những người làm nghề này phải thực hiện nhiều công đoạn và công phu. Trước hết là họ hình dung tốt tạo hình của thức ăn cần mô phỏng, hiểu được cách tạo màu sắc sao cho giống thật nhất sau đó sẽ gia công tạo hình bằng tay. Một số mẫu thức ăn, trái cây quen thuộc và ít chi tiết có thể làm bằng khuôn đúc.
Du khách tham quan các mâm cỗ này, nhất là trẻ em không khỏi bất ngờ vì độ giống của những thức ăn làm bằng sáp.
Video đang HOT
Không nhiều người nghĩ đĩa trứng vịt này lại làm từ sáp. Mục đích của chủ gian hàng là để dễ dàng giới thiệu các món ăn miền Tây dân dã theo cách gây ấn tượng với thực khách.
Trưa 30/11, gian trưng bày trái cây sáp này thu hút hàng trăm lượt người đến tham quan.
Theo nhiều người, trái cây làm bằng sáp dễ bị phát hiện hơn so với các món ăn. Nguyên nhân bởi thức ăn được gia công bằng tay, còn trái cây thường được đúc theo khuôn.
Một đĩa trứng vịt lộn đã luộc chín được làm bằng sáp.
Thức uống cũng được mô phỏng bằng sáp 100%.
Một mâm cỗ đầy thức ăn khác bằng sáp. Tất cả không bán mà chỉ để dành cho khách tham quan, ngắm nhìn thỏa thích.
Khô cá sặc rằn (cá bổi) cũng được làm mô phỏng.
Ngoài các món ăn, chủ gian hàng còn mô phỏng một góc phố, với cảnh bán hàng rong. Tất cả mô hình người, vật dụng, thức ăn đều làm bằng sáp. Trong ảnh một du khách (áo trắng) vui vẻ chụp ảnh lưu niệm tại gian hàng tượng sáp.
Theo Zing
Cá kho Đại Hoàng đắt hàng nhờ... internet
Là nguyên mẫu của làng Vũ Đại trong tác phẩm nổi tiếng "Chí Phèo" của cố nhà văn Nam Cao, khoảng 5 năm nay, làng Đại Hoàng, thuộc thôn Nhân Hậu, xã Hòa Hậu, H.Lý Nhân, tỉnh Hà Nam còn nổi tiếng với món "cá kho Đại Hoàng".
Các cơ sở cá kho ở làng Đại Hoàng liên tục kho cá phục vụ khách hàng mỗi ngày - Ảnh: Văn Đông
Xuất phát từ cuộc sống khó khăn trăm bề, thiếu thốn đủ thứ, người dân Đại Hoàng kho cá thật mặn để ăn dần. Lâu dần, món cá kho này trở thành thứ không thể thiếu của người dân nơi đây với kỹ thuật kho cá ngày càng hoàn thiện. Khoảng 10 năm trước, nhiều hộ gia đình ở làng Đại Hoàng đã biến món cá kho cổ truyền của làng mình thành món quà biếu. Thấy ngon, nhiều người đã tìm đến đặt mua ăn trong dịp Tết. Tuy nhiên, cá kho Đại Hoàng chỉ thực sự phát triển nhờ áp dụng quảng bá trên internet.
Ông Trần Bá Luận, chủ cơ sở kinh doanh cá kho Trần Luận, người đầu tiên xây dựng trang web quảng bá sản phẩm cá kho Đại Hoàng, cho biết: "Chúng tôi lập trang web quảng bá sản phẩm từ năm 2009. Ngay sau đó, số lượng năm đầu bán ra chỉ được hơn 200 niêu, nhưng đến nay, nhờ quảng cáo từ trang web, mạng xã hội, số lượng bán ra có năm đến gần 1 vạn niêu cá". Cũng nhờ trang web mà cá kho của Cơ sở Trần Luận cũng như cá kho gia truyền làng Vũ Đại đã được Google lựa chọn để đại diện cho VN tham dự chương trình "Help Small Business think Big" tại Singapore.
Từ thành công trên, các cơ sở cá kho ở xã Nhân Hậu đồng loạt tiến hành quảng bá cá kho trên mạng internet. Hiện nay, chỉ cần gõ từ khóa "cá kho Đại Hoàng" trên Google sẽ có hàng loạt các trang web quảng bá sản phẩm hiện lên.
Theo thống kê, từ khoảng trên 1.000 niêu cá bán năm 2009, đến nay mỗi năm xã Nhân Hậu bán được khoảng 8 vạn niêu cá. Riêng trong dịp Tết Nguyên đán 2014 bán được khoảng 4 vạn niêu. Cùng với khách đến tận nơi đặt hàng, nhiều cơ sở cũng mở ra hàng loạt các đại lý tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, Nam Định...
Ngoài thị trường trong nước, nhờ internet, cá kho Đại Hoàng cũng đã "xuất ngoại" và gây được những ấn tượng nhất định. Dịp Tết Nguyên đán 2014, gần 300 nghìn niêu cá kho đã được chở ra nước ngoài bằng đường hàng không. Năm 2015, mặc dù còn gần 3 tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán, nhưng các cơ sở cá kho ở làng Đại Hoàng nói riêng, xã Nhân Hậu nói chung, đã nhận đơn đặt hàng cho gần 1 vạn niêu cá với giá từ 400 nghìn đồng đến 1,2 triệu đồng/niêu.
Theo Thanhnien
Nhớ gỏi cà đắng cá khô Đắk Lắk Vị ngọt đắng dai dai của cà cùng với vị giòn của cá khô, cay nồng của ớt xanh và vị thơm của lá ngò gai hòa quyện cùng với vị mặn ngọt và chua vừa phải làm món ăn có vị ngon đặc trưng khó tả. Nếu có một lần đặt chân đến Đắk Lắk thì bạn nhất định phải tìm ăn...