Món ăn, bài thuốc trị viêm phế quản tái phát trong mùa đông
Viêm phế quản là bệnh hay gặp, được chia làm 2 thể cấp tính và mạn tính, thuộc phạm vi khái thấu, đàm ẩm trong y học cổ truyền.
1. Nguyên nhân gây viêm phế quản
Y học cổ truyền quan niệm viêm phế quản thường do phong hàn, phong nhiệt và khí táo gây ra.
1.1 Do phong hàn:
Gặp ở giai đoạn đầu của viêm phế quản cấp.
- Biểu hiện: Người bệnh ho có đờm, sốt, sợ lạnh, nhức đầu, chảy nước mũi, ngứa cổ, khàn tiếng, rêu lưỡi trắng, mạch phù.
- Phương pháp điều trị: Sơ phong, tán hàn, tuyên phế (chữa ho trừ đờm).
- Dùng một trong các bài thuốc sau:
Bài 1: Tía tô 12g, lá hẹ 10g, trần bì 6g, kinh giới 10g, xuyên khung 6g, bạch chỉ 8g, rễ chỉ thiên 8g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 2: Hạnh nhân 10g, tô diệp 10g, tiền hồ 10g, bán hạ chế 6g, chỉ xác 6g, gừng 3 lát, trần bì 4g, phục linh 6g, cam thảo 6g, cát cánh 8g, đại táo 4 quả. Tất cả tán bộ uống ngày 15 – 20g chia làm 2 lần.
Bài 3: Hạnh nhân 12g, cát cánh 8g, tiền hồ 12g, tử uyển 12g, cam thảo 4g. Sắc uống ngày 1 thang.
Viêm phế quản thường gặp do phong hàn, phong nhiệt, khí táo gây ra
1. 2 Do phong nhiệt:
Gặp ở viêm phế quản cấp và đợt cấp của viêm phế quản mạn tính.
- Biểu hiện: Người bệnh ho nhiều đờm, họng khô, sốt, nhức đầu, sợ gió, rêu lưỡi vàng, mạch phù sác.
- Phương pháp điều trị: Sơ phong thanh nhiệt, tuyên phế (chữa ho trừ đờm).
- Dùng một trong các bài thuốc sau:
Bài 1: Tang diệp 16g, rễ cây chanh 8g, rễ cây dâu 12g, bán hạ chế 6g, bạc hà 8g, cúc hoa 8g, rau má 12g, xạ can 4g, lá hẹ 8g, rễ chỉ thiên 8g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 2: Tang diệp 12g, hạnh nhân 8g, tiền hồ 8g, chi tử 8g, bối mẫu 4g, sa sâm 8g, tang bạch bì 8g, cam thảo 6g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 3: Tang diệp 12g, cúc hoa 12g, liên kiều 12g, ngưu bàng tử 12g, bạc hà 6g, cát cánh 8g, hạnh nhân 12g, tiền hồ 12g, cam thảo 4g. Sắc uống ngày 1 thang.
1. 3. Do khí táo
Gặp ở viêm phế quản cấp khi giao mùa thu đông trời hanh.
- Biểu hiện: Người bệnh ho khan, ngứa họng, miệng khô, nhức đầu, mạch phù sác.
- Phương pháp điều trị: Thanh phế nhuận táo, chỉ khái.
- Dùng một trong các bài sau:
Bài 1: Tang bạch bì 12g, mạch môn 12g, lá tre 12g, lá hẹ 8g, sa sâm 12g, thanh cao 16g, thiên môn 12g, hoài sơn 12g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 2: Tang diệp 12g, thạch cao 12g, cam thảo 16g, mạch môn 12g, tỳ bà diệp 12g, hạnh nhân 8g, gừng 4g, a giao 8g, đẳng sâm 16g. Sắc uống ngày 1 thang.
2. Viêm phế quản mạn tính
Video đang HOT
Đợt cấp của viêm phế quản mạn tính được điều trị như viêm phế quản cấp tính. Nếu không có đợt cấp tính viêm phế quản mạn tính chia làm 2 thể:
2.1 Thể đàm thấp
- Biểu hiện: Người bệnh ho có đờm, hay tái phát, trời lạnh ho nhiều hơn, bụng đầy tức, ăn uống kém, rêu lưỡi trắng, mạch nhu hoạt.
Lưu ý đặc biệt khi chữa viêm phế quản
- Phương pháp điều trị: Táo thấp hóa đàm, chỉ khái.
- Dùng một trong các bài sau:
Bài 1: Vỏ quýt sao 10g, vỏ vối sao 10g, hạt cải trắng 10g, bán hạ chế 8g, cam thảo dây 8g, gừng 4g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 2: Nam tinh chế 20g, bán hạ chế 20g, bồ kết chế 20g, phèn chua phi 20g, hạnh nhân 4g, ba đậu chế 4g. Tất cả tán bột làm viên, ngày uống 10g, chia 2 lần.
Bài 3: Trần bì 10g, bán hạ chế 8g, phục linh 10g, cam thảo 10g, hạnh nhân 12g, thương truật 8g, bạch truật 12g. Sắc uống ngày 1 thang.
2.2 Thể hàn ẩm
Hay gặp ở người viêm phế quản mạn tính kèm theo giãn phế nang ở người cao tuổi, người giảm chức năng hô hấp, tâm phế mạn.
- Biểu hiện: Ho nhiều đờm, hay tái phát, thở suyễn, trời lạnh sau khi vận động triệu chứng ho càng nặng hơn, rêu lưỡi trắng trơn, mạch tế nhược.
- Phương pháp điều trị: Ôn phế hóa đàm.
- Dùng bài thuốc: Ma hoàng 6g, quế chi 6g, can khương 4g, tế tân 4g, ngũ vị tử 6g, bán hạ chế 8g, cam thảo 4g, bạch thược 4g. Sắc uống ngày 1 thang.
Tử uyển, trong bài thuốc trị viêm phế quản thể phong hàn
Với quan điểm ” Dược thực đồng nguyên” và “Chỉnh thể thi trị”, bên cạnh việc dùng thuốc, y học cổ truyền cho rằng cần lưu tâm đến vấn để thực dưỡng trong phòng và chữa bệnh.
3. M ón ăn b ài thuốc phòng chống bệnh viêm quế quản
Bài 1:Nhân sâm 15g, vịt 1 con, rượu vang 2 thìa, gia vị vừa đủ. Vịt làm sạch ướp rượu và gia vị, nhân sâm thái vụn cho vào trong bụng vịt. Tất cả đem hầm nhừ, chia ăn trong vài ngày.
Công dụng: Nhân sâm bổ phế khí, thịt vịt ích phế âm. Hai thứ phối hợp có công năng kiện tỳ ích phế, bổ huyết cường tim nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
Bài 2: Phổi lợn 1 cái, tang bạch bì 30g, hạnh nhân 30g, gia vị vừa đủ. Phổi lợn làm sạch thái miếng, đem hầm nhừ cùng với tang bạch bì và hạnh nhân, gia thêm gia vị. Ngày ăn 2 lần, mỗi lần 1 bát nhỏ.
Công dụng: Bổ phế, tiêu đàm, lợi thủy, chỉ khái, bình suyễn. Dùng cho người bị viêm phế quản mãn tính trong thời kỳ tiến triển có sốt, họ nhiều, khạc đờm có mủ.
Bài 3:Tang diệp (lá dâu) 10g, hạnh nhân 10g, sa sâm 5g, bối mẫu 3g, vỏ quả lê 15g. Tất cả thái vụn, hãm với nước sôi trong bình kín, sau 20 phút thì dùng được, pha thêm 10g đường phèn, uống thay trà trong ngày.
Công dụng Thanh phế, bổ phế, chỉ ho, trừ đàm. Dùng thích hợp cho người bị viêm phế quản mãn tính trong thời kỳ tiến triển.
Viêm phế quản, dùng thuốc nào, cần lưu ý gì?
Chăm sóc người bệnh viêm phế quản, đừng bỏ qua các loại nước thảo dược rất dễ làm
Bệnh viêm phế quản mùa lạnh: Ai dễ mắc, phòng và điều trị thế nào?
Bài 4: Hạnh nhân 100g, tử uyển 100g, ma hoàng sao 30g, tô tử 60g, mật ong 500g, đường đỏ 300g. Sắc kỹ hạnh nhân, tử uyển, ma hoàng và tô tử 2 lần, mỗi lần lấy nửa bát dịch chiết rồi hòa với mật ong và đường đỏ, đem hấp cách thủy trong hai giờ, để nguội đựng trong lọ thủy tinh kín dùng dần. Mỗi ngày 2 lần, mỗi lần dùng 1 thìa hòa với nước ấm để uống.
Công dụng: Ôn phế, trừ đàm, giúp dễ chịu lồng ngực, dùng liên tục trong mùa đông có tác dụng dự phòng các đợt tái phát của viêm phế quản mãn tính rất tốt.
Bài 5: Bạch quả 100g, hạnh nhân 100g, hồ đào nhân 200g, lạc 200g. Tất cả tán vụn, mỗi sáng dùng 20g đun sôi với 180ml nước, đập một quả trứng gà, gia thêm một ít đường phèn rồi uống.
Công dụng: Phù chính cố bản, bổ phế thận, chỉ khái, bình suyễn. Dùng thích hợp cho những người bị viêm phế quản mãn tính thể phế thận đều hư biểu hiện bằng các triệu chứng ho kéo dài, khó thở, ngại nói, ngại vận động, lưng đau, gối mỏi, tay chân lạnh, dễ bị cảm mạo.
Bài 6: Gà mái 1 con chừng 1,2 kg, hoàng kỳ sao mật 50g, phòng phong 10g, phụ tử chế 10g, ma hoàng sao mật 10g. Gà làm sạch, các vị thuốc thái vụn gói trong túi vải rồi nhét vào bụng gà. Tất cả đem hấp cách thủy trong 4 giờ, sau đó bỏ bã thuốc, chia ăn trong 3- 4 ngày.
Công dụng: Bổ thận ích phế, nâng cao sức đề kháng và năng lực chống rét, dự phòng tích cực các đợt tái phát của bệnh VPQMT. Mỗi tháng nên làm từ 1- 2 lần.
Chú ý: Bài thuốc này cần có sự hướng dẫn chu đáo của thầy thuốc chuyên khoa vì phụ tử là vị thuốc có độc nếu bào chế không đúng cách và dùng đúng liều lượng sẽ rất nguy hiểm.
Bài 7: Đông trùng hạ thảo 15g, nhau thai nửa cái. Nhau thai làm sạch, thái miếng rồi đem hấp cách thủy cùng đông trùng hạ thảo, gia thêm gia vị, chia ăn vài lần.
Công dụng: Bổ khí dưỡng huyết, ích phế tư thận, dùng thích hợp cho người bị VPQMT trong giai đoạn ổn định.
Những món ăn, bài thuốc nêu trên, nhìn chung đều khá đơn giản, dễ kiếm, dễ làm và dễ dùng. Vấn đề cốt yếu là phải lựa chọn cho đúng thể bệnh và kiên trì sử dụng.
Những lưu ý để phòng bệnh viêm phổi ở trẻ trong mùa lạnh
Thời tiết chuyển mùa từ nắng ấm chuyển sang lạnh đột ngột, rất dễ làm cho trẻ, đặc biệt lứa tuổi từ 2 tháng đến 5 tuổi bị mắc các bệnh về đường hô hấp, nhẹ thì bị ho, sổ mũi, viêm phế quản và nặng hơn là viêm phổi.
Với các bé đi mẫu giáo, nhà trẻ nguy cơ mắc bệnh càng lớn, vì bố mẹ thường xuyên đưa đi đón về, tiếp xúc nhiều với không khí lạnh. Thêm vào đó, nguy cơ lây nhiễm trong sinh hoạt cộng đồng, người lớn trong nhà bị bệnh ho cảm cũng dễ lây cho trẻ, rồi lây chéo giữa các cháu bị bệnh và không bị bệnh ở lớp.
Viêm phổi hay gặp ở trẻ em
Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai: Viêm phổi ở trẻ nếu không điều trị kịp thời, có thể dẫn đến tình trạng suy hô hấp, biến chứng nhiễm trùng máu và gây tử vong. Hàng năm, bệnh viêm phổi ở trẻ em chiếm tỷ lệ tử vong cao nhất.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), viêm phổi ở trẻ em đã lấy đi gần 20 sinh mạng mỗi giây và chiếm đến 16% nguyên nhân gây tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi. Có đến 99% trường hợp tử vong vì bệnh viêm phổi ở trẻ nhỏ xảy ra tại các quốc gia đang phát triển.
Việt Nam mỗi năm có đến 2,9 triệu lượt mắc bệnh ở trẻ dưới 5 tuổi và cũng là 1 trong 15 quốc gia chiếm 75% gánh nặng viêm phổi toàn cầu. Nếu bệnh được phát hiện sớm, điều trị và chăm sóc đúng cách, sẽ giảm tỉ lệ biến chứng và tử vong ở trẻ.
Trẻ nhỏ rất dễ mắc bệnh viêm phổi trong mùa lạnh
Yếu tố gây viêm phổi
Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, có nhiều loại vi khuẩn, virus hoặc vi nấm có thể gây viêm phổi cho trẻ, nhất là vào mùa lạnh. Loại vi khuẩn hay gặp nhất là S.pneumoniae, H.influenzae, B.catarrhali, M.hominis, S.aureus, S.pyogenes...
Virus cúm, virus hợp bào, virus H5N1, virus sởi... Do đường lây truyền của một số vi khuẩn, virus là ở trong không khí vào hệ hô hấp, nên khi một trẻ nào đó bị bệnh rất dễ lây lan cho nhiều trẻ khác trong lớp học, trong nhà trẻ hoặc trong gia đình, làng xóm, khu phố.
Nếu trẻ có chế độ dinh dưỡng kém, điều kiện chăm sóc và sức đề kháng không tốt (do chưa có điều kiện tiêm vaccin, trẻ hay ốm yếu, trẻ bị nhiễm HIV/AIDS, trẻ bị còi xương, suy dinh dưỡng, trẻ mắc bệnh bẩm sinh về tim mạch, hô hấp, hàm mặt, trẻ đẻ thiếu tháng, thiếu cân nặng... sẽ rất dễ bị các bệnh về viêm đường hô hấp, viêm phổi.
Bên cạnh đó, môi trường sống không thuận lợi, làm cho các loại vi sinh vật gây bệnh có điều kiện phát triển như: Môi trường sống mất vệ sinh, vệ sinh hoàn cảnh kém. Bố, mẹ hoặc trong gia đình có người hút thuốc lá, thuốc lào, nhà ở sống thiếu không khí, thiếu ánh sáng, nhà ẩm thấp, khói bếp, khói bếp than... làm cho nguy cơ mắc bệnh viêm phổi ở trẻ càng cao.
Môi trường sống mất vệ sinh cũng là nguy cơ khiến trẻ dễ mắc bệnh viêm phổi.
Nhận biết trẻ bị viêm phổi
Khi trẻ bị viêm phổi dấu hiệu nhận biết đầu tiên là ho, có thể ho vừa đến nặng nhưng thường là ho nặng tiếng, ở một số trẻ thì chỉ ho nhẹ.
Tuy nhiên, biểu hiện thứ 2 dễ nhận biết trẻ viêm phổi hay không là trẻ thở nhanh liên tục (khác với thở nhanh nhất thời khi trẻ bị sốt cao). Trẻ được coi là thở nhanh nếu thở trên 60 lần/phút (dưới 2 tháng tuổi), trên 50 lần/phút (2 tháng - 1 tuổi) hoặc trên 40 lần/phút (trên 1 tuổi).
Thở gắng sức với biểu hiện cánh mũi phập phồng, thở rên, co kéo cơ liên sườn (phần mềm giữa các xương sườn lõm vào khi trẻ hít vào), co rút hõm ức, rút lõm lồng ngực.
Dấu hiệu rút lõm lồng ngực khi trẻ hít vào. Khi bé hít vào, phần dưới lồng ngực không phình ra như thường lệ mà lõm vào, nguyên nhân là do cơ hoành phân cách ổ bụng và lồng ngực cũng tham gia vào quá trình thở.
Thở nhanh và thở gắng sức là phản ứng bù trừ, nhưng cơ thể không thể cố gắng mãi. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể suy hô hấp, kiệt sức, nhịp thở chậm lại rồi ngưng thở.
Dược thiện hỗ trợ điều trị viêm phổi
Đại dịch COVID-19 bùng phát: Dinh dưỡng, bài thuốc phòng trị cho viêm phổi
Ngoài ra, trẻ sẽ bị sốt, có thể sốt vừa đến sốt cao. Đau ngực không chỉ trong lúc ho, mà cả giữa các cơn ho. Các biểu hiện kèm theo là nôn - không chỉ sau những cơn ho mạnh mà cả giữa các cơn ho cũng nôn. Trẻ tím tái quanh môi và ở mặt do thiếu ôxy. Thở rít mặc dù thở rít thường là biểu hiện của nhiễm virus nhiều hơn nhưng đôi khi cũng xuất hiện trong viêm phổi.
Khi bị viêm phổi, trẻ rất dễ bị suy hô hấp và nếu không được điều trị kịp thời trẻ có thể bị tử vong. Ngoài ra, khi trẻ bị viêm phổi, trẻ còn có thể bị sốt cao, co giật, bỏ ăn, bỏ bú, tiêu chảy dẫn đến mất nước, rối loạn điện giải... Do đó, cha mẹ cần chú ý đến các biểu hiện sớm của viêm phổi, các dấu hiệu nguy hiểm và tình trạng cấp cứu để đưa trẻ đến viện kịp thời.
Khi bị viêm phổi trẻ rất dễ bị suy hô hấp, nếu không được điều trị kịp thời trẻ có thể bị tử vong.
Những trẻ nào có nguy cơ cao mắc viêm phổi?
Những trẻ sau đây có nguy cơ cao mắc viêm phổi đó là: Trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, đặc biệt là trẻ sơ sinh (28 ngày đầu sau sinh). Trẻ đẻ non, nhẹ cân. Trẻ không được nuôi bằng sữa mẹ. Trẻ mắc các bệnh tim bẩm sinh, dị dạng đường hô hấp, suy giảm miễn dịch bẩm sinh. Điều kiện nuôi dưỡng không tốt, trẻ tiếp xúc với khói bụi, ô nhiễm môi trường. Có cơ địa dị ứng, mẫn cảm... cũng dễ mắc bệnh viêm phổi. Có cơ địa dị ứng, mẫn cảm... cũng dễ mắc bệnh viêm phổi.
Phòng bệnh viêm phổi cho trẻ như thế nào cho đúng?
Trong chương trình THTT do Báo Sức khỏe & Đời sống tổ chức, PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thúy - Trưởng Bộ môn Nhi, Trường Đại học Y Hà Nội đã chia sẻ, ở miền Bắc đợt lạnh thường kéo dài là nguyên nhân gây ra các bệnh đường hô hấp viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi ở trẻ. Để phòng viêm phổi cho trẻ cha mẹ cần thực hiện các biện pháp sau:
Bổ sung đủ dinh dưỡng cho trẻ
Dinh dưỡng đầy đủ đóng vai trò quan trọng với miễn dịch chung cho toàn cơ thể trẻ. Một số vi chất thiết yếu trong cơ thể như Vitamin, khoáng chất không thể thiếu để giúp hệ miễn dịch của trẻ hoạt động một cách bình thường. Do đó, phụ huynh cần phải bổ sung đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu cho trẻ trong một chế độ ăn cân đối. Với các trẻ biếng ăn, cha mẹ nhất thiết nên bổ sung từ các nguồn thực phẩm bổ sung như Multi Vitamin, các công thức bổ tổng hợp và các chế phẩm thảo dược chuẩn hóa có tác dụng chống biếng ăn cho trẻ.
Bên cạnh đó cần chú ý cho bé uống đủ nước, nhiều khi bé không khát, nhưng thật ra vẫn cần đủ lượng nước. Nếu bé ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, khỏe mạnh thì bệnh sẽ rất khó tấn công.
Cần bổ sung đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu để tăng miễn dịch hô hấp cho trẻ trong mùa lạnh.
Giữ ấm đường thở
Đường thở là nơi tiếp xúc thường xuyên với các yếu tố ngoại lai trong không khí như vi khuẩn, virus, khói, bụi... nên cũng là nơi dễ dàng mắc các bệnh lý nhiễm trùng. Tuy nhiên, trên niêm mạc đường thở luôn có một lớp chất nhày bảo vệ, tập trung các kháng thể, đặc biệt là IgA với tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, virus, vi nấm, trung hòa độc tố và hóa chất độc hại.
Khi đường thở bị lạnh do không khí lạnh, do ăn uống đồ lạnh, sẽ làm giảm tiết chất nhầy trên niêm mạc đường hô hấp dẫn tới khả năng phòng bệnh cơ thể bị giảm nghiêm trọng, làm trẻ dễ mắc bệnh nhiễm trùng hô hấp, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi và viêm tai giữa...
Phụ huynh nên giữ ấm đường thở cho trẻ bằng cách mặc ấm, giữ ấm cổ họng, đeo khẩu trang khi ra đường, đội mũi kín tai, sử dụng nước ấm. Bằng cách này, các bậc cha mẹ đã giúp trẻ giảm thiểu nguy cơ viêm đường hô hấp đáng kể.
Tiêm vaccin phòng bệnh
Ngoài các loại vaccin thông thường bắt buộc phải tiêm cho trẻ, có một số loại vaccine mà các bậc cha mẹ nên bổ sung thêm cho trẻ để ngăn ngừa bệnh hô hấp như: Vaccin phòng cúm, mỗi năm tiêm 1 lần, nên tiêm trước khi vào mùa lạnh khoảng 1 tháng để khi vào mùa lạnh vaccin có tác dụng phòng bệnh. Phụ huynh cũng lưu ý không tiêm vaccin nếu trẻ đang bị cúm hoặc nghi ngờ có nhiễm cúm cũng như các bệnh nhiễm trùng khác.
Các bậc cha mẹ cũng nên tìm hiểu tiêm cho trẻ vaccin phế cầu, để phòng tránh bệnh hô hấp do phế cầu gây ra, đặc biệt là viêm phổi.
Lưu ý:
Không tự ý mua thuốc kháng sinh để điều trị cho trẻ. Bởi, có một thực tế sau khi con uống được vài ngày thấy trẻ dừng ho, sốt cha mẹ lập tức dừng thuốc, làm như vậy rất dễ sinh ra bệnh nhờn thuốc, sau này khó chữa và trẻ dễ bị tái bệnh nhiều lần.
Khi trẻ bị viêm phổi cần phải đi khám bác sĩ và uống thuốc theo đơn.
Vì vậy, khi trẻ bị bệnh cần phải đi khám và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Bởi, việc điều trị cho trẻ tùy thuộc vào mỗi cơ địa và mức độ bệnh, loại kháng sinh, liều lượng, thời gian điều trị khác nhau. Không dùng đơn thuốc của trẻ này cho trẻ khác, không dùng lại đơn thuốc. Nếu dùng thuốc không đúng sẽ gây tình trạng kháng thuốc.
Phát triển phương thuốc trị ung thư từ đông trùng hạ thảo Dựa trên một hợp chất có trong đông trùng hạ thảo, các nhà khoa học đã bào chế một loại thuốc mới có thể giúp tiêu diệt ung thư. Thử nghiệm trên những bệnh nhân mắc ung thư nặng đã cho kết quả đầy hứa hẹn. Cordycepin là một hợp chất đặc biệt có nhiều công dụng với sức khỏe. Nhiều nghiên cứu...