Món ăn, bài thuốc siêu hay từ quả cam – Cam đang mùa rộ, không tận dụng thật đáng tiếc!
Trong Đông y, quả cam có vị ngọt, chua, tính hơi mát, công năng sinh tân giải khát, khai vị, chữa ho, dùng khi chán ăn, đầy tức ngực sườn, giải độc cá, cua, ốm yếu và giải rượu.
Cam ngon ngọt, giàu dinh dưỡng lại đang mùa chính vụ nhưng ít ai biết đây còn là thuốc quý trong Đông y
Những ngày gần đây, cam quýt là thứ quả không thể thiếu trên những nẻo đường, con phố. Vào giai đoạn chính vụ, thứ quả ngon ngọt này đang được người dân tận dụng mua về ăn, uống nước cực tốt cho sức khỏe trong khi mua với giá siêu rẻ chỉ 10.000-15.000 đồng/kg. Nhưng ít ai biết rằng, cam là loại quả được dùng để làm thuốc chữa bệnh trong Đông y. Nhất là vào giai đoạn thời tiết ẩm ương như hiện nay, quả cam có thể được sử dụng để làm thuốc chữa bệnh thường gặp vào mùa đông cực tốt.
Theo cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Phó Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), trong Đông y, quả cam có vị ngọt, chua, tính hơi mát, công năng sinh tân giải khát, khai vị, chữa ho, dùng khi chán ăn, đầy tức ngực sườn, giải độc cá, cua, ốm yếu và giải rượu.
Những ngày gần đây, cam quýt là thứ quả không thể thiếu trên những nẻo đường, con phố.
Nghiên cứu của y học hiện đại cho thấy, trong quả cam chứa nhiều vitamin C, Ca, P, K, -caroten, acid citric va aureusidin… rất có ích cho cơ thể. Vỏ cam chứa hàm lượng caroten hơi nhiều, có thể dùng làm thuốc kiện tỳ và điều tiết hương thơm. Chưa kể, nước cam vắt rất giàu flavonoids và axit citric, có thể thúc đẩy tăng lượng cholesterol tốt đồng thời loại bỏ cholesterol xấu ra ngoài, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Mùi hương của loại quả này được giới chuyên gia nhận định có thể giảm áp lực tâm lý, đánh bay cảm xúc căng thẳng…
Do đó, không chỉ là ăn cam hay uống nước cam hàng ngày, chuyên gia khuyên, đây cũng là thuốc chữa bệnh khi cần để chấm dứt nhiều bệnh thường gặp vào mùa đông mà không muốn uống thuốc kháng sinh.
Không chỉ là ăn cam hay uống nước cam hàng ngày, chuyên gia khuyên, đây cũng là thuốc chữa bệnh khi cần để chấm dứt nhiều bệnh thường gặp vào mùa đông mà không muốn uống thuốc kháng sinh.
Món ăn, bài thuốc chữa bệnh từ quả cam được giới Đông y tin dùng
Theo lương y Bùi Hồng Minh, ngoài việc dùng để làm món tráng miệng, chúng ta có thể tận dụng những quả cam căng mọng làm thuốc chữa bệnh siêu đơn giản theo hướng dẫn dưới đây:
Ngoài việc dùng để làm món tráng miệng, chúng ta có thể tận dụng những quả cam căng mọng làm thuốc chữa bệnh siêu đơn giản.
Video đang HOT
- Làm thuốc giải nhiệt trị sốt, điều trị chứng xuất tiết, giúp ăn ngon miệng, giải rượu: Vắt nước cam, hòa thêm một chút nước lọc và thưởng thức giúp trị hiệu quả những chứng bệnh này.
- Miệng khát họng đau, ho khạc nhiều đờm: Cam tươi vắt lấy nước cốt, cho thêm nước cúc hoa vào dùng sẽ có tác dụng sinh tân giải khát, thanh nhiệt giải độc, sơ tán phong nhiệt, khai vị tiêu thực, ly khí tan đờm.
- Chữa táo bón: Vỏ cam 250g, cho 2 bát nước vào nấu nhừ, ăn dần trong ngày.
- Chữa chứng phù thũng ở sản phụ: Vỏ cam phơi khô, tán bột, mỗi lần uống một thìa cà phê bột này với 30 ml rượu nếp, uống mỗi ngày 3 lần trong 3-5 ngày.
- Chữa đầy hơi, khó tiêu: Vỏ cam 250g thái nhỏ, lách lợn 1 cái để nguyên, cho vào 3 bát nước, đun nhỏ lửa cho đến khi còn một bát, dùng cả nước lẫn cái.
- Hỗ trợ điều trị bệnh nhân sốt xuất huyết: Nước ép quả cam, uống mỗi ngày 3 lần mỗi lần 1 quả 250g.
Uống nước cam giúp hỗ trợ điều trị sốt xuất huyết cực hiệu quả.
- Chữa chứng ăn không ngon miệng: Vỏ cam 250 g, gừng già 50 g, tất cả phơi khô, tán bột, trộn đều và uống ngày 2 lần trước bữa ăn, mỗi lần 1 thìa cà phê, liên tục trong 3-5 ngày.
- Điều trị phong thấp: Hạt cam phơi khô dưới bóng râm mát đem rang vàng, sau đó tán bột hòa uống 3 – 5g với nước đun sôi để nguội.
Tiểu Nguyễn
Theo baodansinh
Dù là món quen của mọi nhà nhưng nếu sơ chế mộc nhĩ sai cách có thể gây ngộ độc, thậm chí tử vong
Nếu gia đình bạn đang sơ chế và bảo quản mộc nhĩ đã qua sơ chế theo cách này, hãy dừng lại ngay nếu không muốn nguy hiểm đến tính mạng.
Mộc nhĩ là một thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, cung cấp nhiều protein, tinh bột và các chất béo tốt cho sức khỏe. Nó chứa vitamin K và các chất khoáng phong phú như canxi, magie, làm giảm cục đông máu, phòng bệnh tắc động mạch do huyết khối. Trong khi đó, vitamin E có trong mộc nhĩ giúp da tươi sáng, mịn màng. Ngoài ra, mộc nhĩ có hàm lượng sắt cao giúp bổ máu, phòng thiếu máu do thiếu sắt...
Thông thường, mộc nhĩ được bán trên thị trường ở dạng khô, vì vậy, khi muốn sử dụng bạn phải ngâm nó trong nước. Tuy nhiên, ít ai biết rằng nếu thực hiện bước ngâm mộc nhĩ sai cách lại rồi chế biến để ăn thì có thể khiến bạn tử vong trong gang tấc.
Bản thân mộc nhĩ không chứa độc tố.
Tại sao ăn mộc nhĩ lại có nguy cơ tử vong?
Đó là do việc bảo quản không đúng cách sau khi đã sơ chế hoặc ngâm mộc nhĩ quá lâu, bị sủi bọt sẽ tạo ra một số độc tố của vi khuẩn hoặc nấm mốc. Khi ăn vào cơ thể con người, các chất này sẽ gây ra ngộ độc ở mức nhẹ và thậm chí là mất mạng ở mức độ nặng.
Mộc nhĩ ngâm nước quá lâu có thể gây độc.
Khi ngâm mộc nhĩ quá lâu trong nước hoặc bảo quản mộc nhĩ đã qua sơ chế sai cách, lớp da bên ngoài của mộc nhĩ là một chất dinh dưỡng ở dạng gel sẽ bị nứt và các chất dinh dưỡng gelatin bên trong hòa vào nước tạo thành dung dịch dinh dưỡng. Chỉ cần một vi khuẩn hoặc nấm mốc trong không khí rơi vào dung dịch dinh dưỡng này, chúng sẽ sản sinh độc tố ở đó.
Mộc nhĩ bị nhiễm độc tố qua nấu nướng kỹ có hết độc?
Rất tiếc là không, thực tế đã có một cặp vợ chồng vẫn bị ngộ độc sau khi ăn trứng chiên mộc nhĩ. Chỉ sau 8 tiếng ăn mộc nhĩ bị nhiễm độc, các triệu chứng ngộ độc sẽ biểu hiện rất rõ. Khi ăn mộc nhĩ bị nhiễm độc với một lượng nhỏ, bạn sẽ gặp phải các triệu chứng buồn nôn, nôn, đau bụng và đầy hơi. Nếu lượng ăn vào lượng lớn, tỷ lệ tử vong cao tới 50%!
Nếu không tử vong, bệnh nhân có thể xuất hiện các triệu chứng như vàng da, cổ trướng, xuất huyết dưới da và thậm chí co giật, tiểu và đi ngoài máu, cuối cùng có thể dẫn đến suy đa tạng trong cơ thể.
Chất độc trong mộc nhĩ bị nhiễm độc có khả năng chịu nhiệt cực cao, do đó, việc nấu nướng không thể phá hủy độc tính của nó.
Có thể ăn nấm đen tươi tránh độc?
Thực tế là bạn cũng không nên ăn mộc nhĩ tươi chỉ vì nó có nhiều tanin. Tanin có chức năng bảo vệ niêm mạc, cầm máu, giảm đau cục bộ, giảm tiết máu vết thương và ngăn ngừa nhiễm trùng do vi khuẩn. Tuy nhiên, nó tạo nên hương vị không ngon cho thức ăn. Tồi tệ hơn, bạn cũng có thể bị ngộ độc nếu ăn quá nhiều mộc nhĩ tươi.
Mộc nhĩ tươi chứa nhiều tanin, ăn nhiều cũng có thể gây ngộc độc.
Nên chú ý gì khi sơ chế và bảo quản mộc nhĩ đã qua sơ chế?
Để sơ chế và bảo quản mộc nhĩ đã qua sơ chế đúng cách, bạn nên ngâm mộc nhĩ khô bằng nước ấm hoặc nước lạnh trong 1-2 giờ, sau đó đun trong 5-6 phút bằng nước sôi. Khi đã chắt bỏ nước, là bạn có thể sử dụng ngay.
Nếu không sử dụng ngay, bạn cần để mộc nhĩ đã sơ chế ráo nước, đậy nắp kín và giữ lạnh trong tủ lạnh có thể giúp bảo quản từ 5-7 ngày. Còn nếu bảo quản ở nhiệt độ phòng, mộc nhĩ đã sơ chế có thể sử dụng trong 2-3 ngày, tuy nhiên, tốt nhất là bạn nên hạn chế việc bảo quản mộc nhĩ đã sơ chế ở nhiệt độ phòng bởi nó vẫn mang nguy cơ gây ngộ độc.
Cách bảo quản nấu đã qua sơ chế tốt nhất là để ráo nước, đậy kín và cất vào tủ lạnh để giữ được từ 5-7 ngày.
Nếu mộc nhĩ đã sơ chế không bảo quản bằng cách nêu trên mà vẫn để ngâm trong nước thì nên thay nước ngâm nhiều lần. Khi nước ngâm mộc nhĩ sủi bọt xuất hiện đục, dính hoặc có mùi lạ, bạn nên vứt đi bởi đó là dấu hiệu cho thấy đã có quá nhiều vi khuẩn xâm nhập tạo nên độc tính cho mộc nhĩ. Dù vậy, các chuyên gia cũng khuyến cáo bạn không nên bảo quản theo cách này.
Những điều nêu trên cũng đúng với các loại nấm và rau quả khô.
Nguồn: QQ và Healthline/Helino
Sai lầm tai hại khi dùng tinh bột nghệ chữa đau dạ dày như 'thần dược' Tưởng 'thần dược' chữa đau dạ dày, nhiều người đổ xô dùng tinh bột nghệ bừa bãi khiến bệnh thêm trầm trọng. Ở nước ta có tới 26% dân số mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, 70% dân số có nguy cơ mắc bệnh dạ dày. Đặc biệt, tuổi bệnh nhân ung thư dạ dày đang dần trẻ hóa, dưới 40...