Món ăn bài thuốc bổ dưỡng chống rét
Trời lạnh, lựa chọn chế biến một số món ăn bài thuốc bồi bổ sức khỏe, tăng cường nhiệt lượng, ôn ấm tỳ vị chống lại thời tiết bên ngoài, đồng thời nâng cao sức đề kháng của cơ thể, phòng ngừa bệnh tật.
Lẩu nhân sâm.
Theo Sức khỏe đời sống, ThS.BS. Lê Thị Hương cho biết, khi tiết trời giá lạnh, việc lựa chọn và chế biến các món ăn nóng hổi là hết sức quan trọng, vừa có công dụng bồi bổ sức khỏe, tăng cường nhiệt lượng, ôn ấm tỳ vị chống lại thời tiết bên ngoài, đồng thời nâng cao sức đề kháng của cơ thể, phòng ngừa bệnh tật.
Sau đây là một số món ăn bài thuốc bổ dưỡng nguyên khí, tráng dương sinh tân, dưỡng da chống lạnh để cả nhà cùng thưởng thức.
Lẩu nhân sâm: Xương sườn heo 1kg, xương ninh lấy nước dùng làm nước lẩu. Nhân sâm 20g, hoàng kỳ 20g, hạt tiêu 3g, đinh hương 3g. Khi nước xương sôi hớt bớt bọt, cho nhân sâm đã được rửa sạch cùng với các vị thuốc trên vào nồi tiếp tục đun thêm 1 giờ nữa cho xương ra hết chất ngọt, nhân sâm và các vị thuốc tiết ra các chất bổ dưỡng thành nước dùng để nhúng các loại thịt như thịt dê, thịt gà, thịt lợn nạc, tôm…, ăn cùng rau thơm, ngồng cải, những loại rau mà bạn thích.
Lẩu thịt dê: Xương dê 500g, thịt dê 1-2kg, nhân sâm 20g, kỷ tử 5g, đại táo 5g, ý dĩ 3g, bạch truật 3g, nấm hương 10g. Xương dê đem rửa sạch, cho vào nồi nước sôi chần sơ qua để loại bỏ bớt mùi hôi. Sau đó cho vào một nồi nước hầm, ninh để lấy nước dùng.
Thịt dê rửa sạch, thái thành từng miếng mỏng, ướp với một ít gừng và rượu để khoảng 30 phút để khử bớt mùi của thịt dê. Tiếp theo, bạn lấy thịt dê ra, chắt bỏ nước gừng và rượu ướp thịt. Cho thịt dê vào nồi nước lẩu đun tiếp. Lẩu thịt dê ăn cùng rau cải, khoai môn, củ sen, đậu phụ tươi.
Lẩu gà trống: Gà trống 1 con, làm sạch, chặt miếng vừa ăn, xếp thịt gà lên đĩa. Phần đầu, cổ gà, chân cho vào nồi cùng với 500g xương heo, ninh lấy nước dùng làm nước lẩu. Nhân sâm 20g, hoàng kỳ 10g, cam thảo 3g, đại táo 3g, bạch quả 2g, nêm muối, hạt tiêu, gừng tươi, rượu cái cho vào nồi nước lẩu ăn cùng rau ngải cứu, cải cúc, đậu bắp, nấm tươi.
Ngoài lẩu nhân sâm, bạn có thể sử dụng một số món ăn bài thuốc sau thích hợp trong mùa đông lại đơn giản dễ làm:
Canh mộc nhĩ với kỷ tử: Mộc nhĩ trắng 20g rửa sạch, kỷ tử 30g, hai thứ đem hấp với đường phèn rồi ăn nóng. (Rất thích hợp với những người mắc các bệnh đường hô hấp, da hay bị nứt nẻ vào mùa đông).
Video đang HOT
Canh mộc nhĩ với kỷ tử.
Bong bóng cá hầm: Bong bóng cá loại to, làm sạch rồi cho vào nấu chín, sau đó thái thành sợi, thêm gừng, gia vị vừa đủ, cho vào nồi hầm cùng với các loại thịt khác như thịt lợn, thịt bò, thịt dê… ăn nóng.
Bồ câu hầm: Chim bồ câu 1 con, ba kích, hoài sơn, kỷ tử mỗi vị 20g, thêm nước hầm mềm. (Món dược thiện này dược tính ôn nhiệt, những người có thể chất nóng trong không dùng).
Gà hấp gạo nếp: Gà làm sạch, thêm gia vị vừa đủ, hầm chín. Gạo nếp 500g, ngâm khoảng 3-4 giờ cho gạo mềm.
Cho gạo vào vỉ, dưới đổ nước hầm gà, trên rải thịt gà đã hầm, đậy nắp, cho vào nồi hấp cách thủy, trước tiên đun to lửa cho sôi rồi vặn nhỏ lửa đun khoảng 50 phút là được, ăn thịt gà cùng với xôi.
Cháo gừng: Gạo tẻ 60g. Gạo vo sạch cho nước vừa đủ nấu thành cháo. Gừng tươi rửa sạch thái thành hạt nhỏ. Cháo chín cho gừng vào, nêm gia vị, hành lá, khuấy đều ăn nóng.
Canh cá chép đậu đỏ: Cá chép tươi 500g, đậu đỏ 100g, vỏ quýt, gừng tươi, vừa đủ, nấu thành canh, ăn nóng.
Các biện pháp phòng ngừa bệnh mùa đông
Thay đổi thời tiết có thể làm thay đổi thành phần bụi, gia tăng các dị nguyên đường hô hấp, thay đổi nhiệt độ và độ ẩm cũng là những yếu tố nguy cơ làm xuất hiện các đợt nhiễm khuẩn hô hấp. Vì vậy, khi đi ngoài trời cần đeo khẩu trang để tránh các tác nhân gây bệnh. Cần giữ môi trường không khí trong nhà và nơi làm việc sạch, được luân chuyển để hạn chế nguy cơ lan truyền các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp qua không khí.
Hút thuốc lá, thuốc lào, xì gà làm giảm rất rõ sức đề kháng của niêm mạc đường hô hấp và dễ mắc bệnh. Hút thuốc thụ động cũng có tác động tương tự.
Cần nâng cao sức đề kháng bằng việc tập thể dục đều đặn, phù hợp sức khỏe. Trong mùa đông, không nên đi tập quá sớm (trước 5 giờ sáng) và quá muộn (sau 21 giờ). Cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng đủ năng lượng, cân đối. Thường xuyên vệ sinh răng miệng để tránh nhiễm khuẩn răng miệng, vi khuẩn đi xuống cơ quan hô hấp và gây bệnh. Tránh các thức ăn đã từng gây dị ứng, hoặc có thành phần sulfite thường thấy trong các chất bảo quản thực phẩm như khoai tây, tôm, hoa quả khô, bia, rượu đã qua chế biến vì thường gây các cơn hen.
Tiêm vaccine và dùng thuốc: Việc tiêm vaccine phòng cúm hàng năm, tiêm vắc-xin phế cầu (5 năm một lần), vaccine phòng vi khuẩn haemophilus làm giảm đáng kể tần suất các đợt nhiễm khuẩn hô hấp.
Những bệnh nhân hen phế quản nên tránh dùng các thuốc aspirin, một số thuốc kháng viêm không steroids khác khi đã từng xuất hiện cơn hen khi sử dụng với những thuốc này. Những bệnh nhân có bệnh phổi mạn tính có rối loạn thông khí tắc nghẽn không dùng các thuốc chẹn beta giao cảm.
Khi có dấu hiệu mắc bệnh hô hấp, người bệnh cần đi khám chuyên khoa hô hấp để có chỉ định điều trị cụ thể.
Phòng bệnh hay gặp mùa rét cho cả nhà
Thời tiết lạnh và dễ thay đổi của mùa đông là giai đoạn cả người lớn và trẻ nhỏ đều dễ bị ốm.
Để nâng cao sức đề kháng của cơ thể chống lại bệnh, cần bố sung đầy đủ các chất dinh dưỡng đảm bảo cho hệ miễn dịch khỏe mạnh.
Thời tiết lạnh và dễ thay đổi của mùa đông là giai đoạn mà cả người lớn và trẻ nhỏ đều dễ bị ốm. Vì vậy nhiều khuyến cáo được đưa ra nhằm tăng cường sức đề kháng cho cơ thể thông qua chế độ dinh dưỡng cũng như luyện tập thể thao hàng ngày rất cần thiết để giúp phòng bệnh cho cả gia đình...
Các bệnh thường gặp trong mùa đông
Bệnh về đường hô hấp: Viêm phế quản cấp: mầm bệnh gây viêm phế quản cấp mùa đông thường là virut cúm influenza A và B, hiện nay có thể là virut cúm A/H1N1 và H5N1, các virut parainfluenza, virut hợp bào hô hấp... Khi bị nhiễm virut, cơ thể giảm sức đề kháng nên dễ bị bội nhiễm bởi các loại vi khuẩn thường trú ở đường hô hấp.
Hen phế quản: người bị hen rất nhạy cảm với mọi kích thích gây bệnh như nhiệt độ lạnh, hóa chất, khói bụi, nấm, mốc, vi khuẩn; các yếu tố nội tại trong cơ thể như: nội tiết tố, dị ứng nguyên như thức ăn, thuốc chữa bệnh...Bệnh hen nếu không kiểm soát tốt sẽ rất nguy hiểm, có thể ảnh hưởng tính mạng.
Bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho hệ miễn dịch khỏe mạnh.
Đợt cấp của tâm phế mạn: mùa lạnh, bệnh tim phổi mạn tính gây ra bởi các bệnh phổi mạn tính như viêm phế quản mạn tính, hen, giãn phế quản, giãn phế nang, lao phổi... rất dễ bị nhiễm khuẩn tạo nên những đợt bệnh cấp tính. Bệnh thường đột ngột diễn biến nặng, khó thở nhiều, có khi chỉ sau vài đợt bệnh cấp là dẫn đến tử vong.
Viêm phổi mắc phải ở cộng đồng: chứng bệnh này trong mùa đông đáng chú ý nhất là: viêm phổi ở những người không có bệnh tật (tuổi dưới 60), yếu tố gây bệnh thường gặp nhất là S. pneumoniae, Mycoplasma pneumoniae, các virut hô hấp, Chlamydia pneumoniae, H. influenzae... Viêm phổi ở những người có bệnh (tuổi trên 60), chủ yếu do S. pneumoniae, các virut hô hấp, H. influenzae, trực khuẩn Gram (-) ái khí, tụ cầu vàng và các loại khác gây bệnh.
Suy hô hấp: Chứng suy hô hấp mùa lạnh thường do nhiễm khuẩn, ở người có bệnh phổi - phế quản mạn tính, ở người nhiễm virus (cúm...). Suy hô hấp do nhiễm khuẩn điều trị hiệu quả hơn suy hô hấp ở người bị bệnh phổi mạn tính. Suy hô hấp sau cúm thường rất nặng, tử vong cao.
Đau đầu trong mùa đông: Cứ vào mỗi dịp thời tiết thay đổi, số lượng người đến khám chuyên khoa thần kinh vì đau đầu tăng lên rõ rệt. Trong đó, hai dạng đau đầu cơ bản là đau cả đầu hoặc đau nửa đầu với các triệu chứng âm ỉ, tê buốt đầu cách hồi, hoặc đau dồn dập, dữ dội, choáng váng... gây nhiều phiền toái trong công việc, cuộc sống.
Đau đầu do thời tiết thường xảy ra ở những người nhạy cảm với sự thay đổi của nhiệt độ, độ ẩm, áp suất không khí... Các tác nhân này tác động đến sự co, giãn của các mạch máu trong sọ và hóa chất trung gian có khả năng gây viêm, làm khởi phát tình trạng đau đầu.
Những người hay bị stress, căng thẳng trong cuộc sống, công việc, thiếu ngủ còn có thể bị đau nửa đầu. Đau đầu thời tiết hay đau vỏ đầu là do mạch máu dưới da co thắt. Vì vậy, nếu tình trạng đau vỏ đầu, đau đầu khi trời lạnh tái diễn nhiều lần phải được thăm khám, điều trị giảm đau, giãn cơ, tăng cường sức bền thành mạch.
Đau nhức xương khớp: Thời tiết lạnh khiến cho các bệnh liên quan đến xương khớp dễ tái phát hoặc đối với những người có hệ xương khớp không tốt thì thời tiết lạnh là thời điểm dễ mắc bệnh nhất, với triệu chứng điển hình là đau nhức các khớp bé trong cơ thể như: khớp cổ tay, khớp bàn tay, khớp đốt ngón tay, khớp cổ chân...
Bệnh kéo dài có thể dẫn tới cứng khớp, khó cử động, dính khớp và mất dần chức năng vận động của khớp gây ảnh hưởng lớn tới cuộc sống của người bệnh.
Do vậy, vào mùa đông, cơ thể cần luôn giữ ấm, đồng thời kết hợp với việc bổ sung đầy đủ dinh dưỡng nhằm nâng cao hệ miễn dịch, tăng khả năng phòng chống bệnh, giảm đau nhức cho người bệnh. Do vậy, vào mùa đông, cơ thể cần luôn giữ ấm, đồng thời kết hợp với việc bổ sung đầy đủ dinh dưỡng nhằm nâng cao hệ miễn dịch, tăng khả năng phòng chống bệnh, giảm đau nhức cho người bệnh.
Cảm lạnh: Thời tiết mùa đông nhưng không ổn định, cộng với việc nhiều người chủ quan mặc không đủ ấm, bị khí lạnh cùng các tác nhân gây bệnh như virut xâm nhập cơ thể gây ra bệnh cảm lạnh. Triệu chứng của bệnh là toàn thân đau ê ẩm, ngạt mũi, chảy nước mũi, sốt nhẹ, sợ gió, sợ lạnh.
Các biện pháp giúp tăng cường sức đề kháng trong mùa đông
Bổ sung dinh dưỡng: Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết là việc làm quan trọng để đảm bảo cho hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. Chính bởi vậy, thực đơn hàng ngày cần có đủ chất đạm, tinh bột, vitamin, khoáng chất và chất xơ là điều đặc biệt quan trọng.
Cần lưu ý, chất đạm có vai trò chủ đạo giúp duy trì sức khỏe cho miễn dịch của cơ thể. Chất đạm hay acid amin không chỉ có chức năng tạo năng lượng cho cơ thể hoạt động, sản sinh men tiêu hóa, hình thành cơ bắp và xương mà còn tạo ra kháng thể, tăng cường hệ miễn dịch đẩy lùi các tác nhân gây bệnh.
Mùa đông cơ thể dễ mất nước, do vậy cần uống đủ nước để các cơ quan trong cơ thể hoạt động trơn tru. Cần tăng cường bổ sung năng lượng từ hoa quả và rau xanh để cơ thể thêm sức chống lạnh...
Chế độ luyện tập: Theo các chuyên gia, 20 phút tập thể thao mỗi ngày, 5 ngày một tuần sẽ giúp cơ thể giảm một nửa nguy cơ bị cảm lạnh mùa đông, đồng thời cũng giúp đẩy lùi và phục hồi sau thời gian bị bệnh tốt hơn. Không nên tập quá lâu ngoài trời, bởi khi các cơ bắp rơi vào tình trạng căng thẳng, mệt mỏi, sức đề kháng giảm thì bạn rất dễ bị cảm lạnh.
Hãy xem xét đến các bài tập mà bạn có thể tập tại nhà với tay không hoặc các dụng cụ đơn giản như chống đẩy, gập bụng, yoga, tạ cá nhân,... Điều này vừa giúp các cơ duy trì được sự dẻo dai vừa đảm bảo an toàn cho cơ thể.
Đừng làm 3 việc này khi nấu ăn, nếu không có thể dính hàng loạt bệnh đáng sợ Trong công cuộc nấu ăn, có 3 hành động được coi là nguy hiểm cho sức khỏe, nhiều chuyên gia sức khỏe khuyên bạn nên tránh. Mọi sinh vật trên thế giới đều cần ăn uống để tồn tại. Con người cũng vậy, dù lành hay bệnh đều cần cung cấp dinh dưỡng để phát triển. Chúng ta quen có châm ngôn: "Đói...