Momo – trò đùa ám ảnh gây sốt trên mạng gần đây
Hầu hết tin nhắn được gửi đi bởi Momo đều có nội dung, hình ảnh gây ám ảnh, hoặc những thông tin của người thân, bạn bè người nhắn.
Những ngày gần đây, hình ảnh một gương mặt phụ nữ với mái tóc đen, vầng trán nhô cao, hai mắt mở to và miệng mở rộng ra đến mang tai đã gây ám ảnh với hàng triệu người dùng WhatsApp – ứng dụng nhắn tin được Facebook mua lại vào năm 2014.
Hầu hết người từng thử gọi hay nhắn tin đến Momo – tên gọi của nhân vật này, cho biết họ đều lấy được số của “nó” trên các diễn đàn, hội nhóm Facebook. Sau khi nhập số điện thoại vào WhatsApp, người dùng sẽ thấy cái tên Momo cùng hình đại diện hiện ra.
Sự tò mò khiến người dùng tìm đến để trò chuyện với Momo khiến nhân vật này được săn lùng trên mạng xã hội. Ảnh: El Nuevo Dia.
Hầu hết tin nhắn được gửi đi bởi Momo đều có nội dung, hình ảnh gây ám ảnh hoặc thông tin của người thân, bạn bè người nhắn. Đôi khi tin nhắn được gửi bằng tiếng Nhật. Tuy nhiên không phải ai cũng được Momo “hồi âm”.
Câu chuyện truyền thuyết thời hiện đại này thậm chí còn là đề tài bàn tán của người dùng Reddit, Facebook. “Cơn sốt Momo” còn lan tỏa đến mức khiến những ai không dùng WhatsApp cũng tải ứng dụng này xuống chỉ để nhắn tin với Momo.
Video đang HOT
Những số điện thoại được cho là của Momo. Ảnh chụp màn hình.
Tuy nhiên, không quá khó để giải thích “huyền thoại Momo”. Điểm phi logic đầu tiên nằm ở đầu số ba số điện thoại của Momo phía trên. Ở đầu số 81 (con số được nhiều người khẳng định là số điện thoại đầu tiên của Momo) thuộc về mã quốc gia Nhật Bản, song người dùng lại có thể dễ dàng “tám” chuyện với Momo bằng tiếng Tây Ban Nha.
Hai đầu số 52 và 57 còn lại thuộc về mã quốc gia Mexico và Colombia, hai cộng đồng nói tiếng Tây Ban Nha, cũng là khu vực mà “huyền thoại Momo” được bắt đầu và ngày càng lan rộng. Đây là bằng chứng rõ ràng cho thấy, sau khi Momo nổi tiếng, bắt đầu xuất hiện thêm các phiên bản copycat (thường xuất hiện trong cùng cộng đồng ngôn ngữ) ăn theo.
Đối với những thông tin mà những người dùng từng tương tác với Momo cho rằng người lạ không thể biết được, có thể giải thích bằng việc nhiều người dùng thường có thói quen sử dụng số điện thoại để đăng ký cho nhiều ứng dụng. Rất có thể “Momo” đã lợi dụng thói quen này để tìm hiểu thông tin của họ trên Facebook mà nạn nhân không hề hay biết.
Hình ảnh trọn vẹn của Momo với phần chân chim trong một sự kiện từng diễn ra tại Nhật Bản hồi năm 2016. Ảnh: Knowyourmeme.
Riêng về hình ảnh Momo, thực chất đây là một tác phẩm điêu khắc thuộc sở hữu của Link Factory, một công ty chuyên về dàn dựng, hiệu ứng hình ảnh tại Nhật Bản, với quyền tác giả là Aiso Keisuke từng được trưng bày tại triển lãm Vanilla Gallery diễn ra tại quốc gia này vào năm 2016.
Không rõ “huyền thoại Momo” được những người dàn dựng ra với mục đích gì, song nhìn chung đây chỉ đơn thuần là trò hù dọa giống như những câu chuyện creepypasta đầy rẫy trên mạng, nhưng được dàn dựng một cách công phu và lan truyền nhanh chóng nhờ sự trợ giúp của Internet.
Đại Việt
Theo Zing
Hôm nay Yahoo Messenger chính thức ngừng hoạt động
Sau hơn hai thập kỷ, nền tảng trò chuyện trực tuyến Yahoo Messenger nổi tiếng một thời đã đóng cửa, chấm dứt mọi hoạt động.
Trong một thông báo hồi đầu tháng 6, Yahoo cho biết sẽ đóng cửa từ ngày 17/7. Sau thời gian này, người dùng sẽ không thể đăng nhập vào Messenger ngay cả khi vẫn còn ứng dụng. Người dùng sẽ có sáu tháng để lưu trữ lịch sử trò chuyện Yahoo Messenger bằng cách vào website của Yahoo, đăng nhập và tải thông tin sao lưu về thiết bị cá nhân.
Yahoo Messenger sẽ chính thức ngừng hoạt động trong hôm nay, 17/7.
Khi truy cập vào Messenger trên nền web, vẫn sẽ có thông báo màu đỏ "Yahoo Messenger will no longer be supported after July 17, 2018" (Yahoo Messenger sẽ không còn được hỗ trợ sau ngày 17/7/2018) nhưng Yahoo sẽ ngừng dịch vụ trong ngày hôm nay. Trong một số trường hợp, website sẽ chuyển hướng "mời" sử dụng Squirrel - ứng dụng trò chuyện nhóm ra mắt đầu tháng 5/2018 của Yahoo.
Trên mạng xã hội, nhiều người đã nói lời tạm biệt với ứng dụng nhắn tin từng "làm mưa làm gió" một thời này. "Chỉ có những đứa trẻ sinh ra những năm 90 mới biết Yahoo Messenger. Ai sinh ra sau năm 2000 sẽ không bao giờ biết được tin nhắn Yahoo thú vị và thú vị như thế nào. Nó đã gắn liền với tôi những kỷ niệm quý giá. Rất tiếc khi chia tay bạn, Yahoo Messenger. Tạm biệt", tài khoản Twitter Nadeem Gaur chia sẻ. "Đừng 'giết' Yahoo Messenger, làm ơn. Tôi còn rất nhiều kỷ niệm trong đó", Rohan Bhambhani nói.
Một số người từng dùng Yahoo Messenger bày tỏ sự tiếc nuối trên Twitter.
Được phát hành vào 1998 với tên gọi Yahoo! Pager, dịch vụ nhắn tin này sau đó được đổi thành Yahoo! Messenger và giữ tên đó đến nay. Ứng dụng một thời được yêu thích tại nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Có báo cáo nói Yahoo! Messenger đã vượt mốc 120 triệu người dùng trong 2009.
Là một trong những dịch vụ nhắn tin tức thời ra đời sớm nhưng sức hấp dẫn của nó đã giảm đi khi ngày càng có nhiều đối thủ cạnh tranh. Phiên bản Messenger dành cho máy tính đã ngừng hoạt động vào giữa 2016, chỉ còn lại bản cho iOS, Android hay thông qua trình duyệt web, trước khi tất cả bị ngừng dịch vụ hoàn toàn vào hôm nay
Bảo Lâm
Theo VNE
Viber công bố tính năng cho phép 1 tỉ người cùng chat nhóm với nhau Tất nhiên, các thành viên trong nhóm chat phải được phân quyền một cách khoa học và cụ thể để kiểm soát nhóm. Khi các ứng dụng trò chuyện đang bị giới hạn với sức chứa chỉ từ vài trăm tới tối da vài nghìn người trong cùng một nhóm chat, thì Viber đã công bố đẩy mức giới hạn nói trên lên...