MỚI: Vụ cô gái nhặt iphone 13 nhất quyết không trả, nữ chính hay giảng đạo lý: “May mắn nên ghét”
Chẳng những không trả iphone 13 cho người đánh rơi, cô gái còn lên mạng đáp trả gay gắt những bình luận ném đá mình. Cô cho rằng, vì mình sống may mắn nên những “anh hùng bàn phím” mới ganh ghét như vậy.
Ngay từ nhỏ, trẻ em đã được giáo dục bài học “ Trả lại của rơi”. Điều này thể hiện sự nhân đạo, tính trung thực và lối sống tử tế trong xã hội. Trong khi nạn nhân lao đao vì mất giấy tờ, tài sản. Còn người nhặt được lại ung dung hưởng thụ “thành quả” dù không phải mình làm ra.
Mới đây, nhiều người không khỏi bức xúc trước câu chuyện xảy ra tại Bình Phước. Theo lời nạn nhân, trong lúc mình đi chợ thì bị người lạ mặt móc túi. Đến khi phát hiện thì đã thấy iphone 13 của mình nằm trên một hội nhóm sửa chữa.
Theo tài khoản M.T, cô cho biết mình vừa “nhặt” được chiếc điện thoại này và muốn thuê IT bẻ khóa, hoặc bán rẻ lại cho người có nhu cầu sử dụng. Phát hiện đây là tài sản không chính chủ, nhiều người đã yêu cầu M.T nên trả iphone 13 cho người đã mất. Không vì ích kỷ bản thân mà đánh mất sự trong sạch của mình. Chẳng những không tiếp thu ý kiến, nữ chính còn đáp trả với thái độ cực kì ngang ngược. Cô lý giải, iphone 13 này không phải hàng ăn cắp nên không có nghĩa vụ trả lại. Bây giờ tài sản nằm trong tay mình thì toàn ý do cô quyết định. Thậm chí, cô còn mỉa mai dân mạng đang ghen tị vì mình may mắn nên mới hùa nhau ném đá. Phía dưới bài viết, nữ chính tiết lộ có người ra giá cao quá nên vẫn còn đắn đo.
Video đang HOT
“ê ê đã rớt rồi không có khái niệm đòi nha, a vất 20tr ra đường đi rồi đợi đòi; có người nhận mở máy 3tr mà em thấy cao không chịu nè” – Đó là một trong những bình luận kém duyên mà cô nàng đáp trả Netizen
Thực tế, Iphone 13 là dòng máy cao cấp trên thị trường, giá bán mới cũng dao động từ 18 triệu trở lên. Nếu là một fans của nhà táo, chắn chắn bạn sẽ biết cho dù tắt wifi hoặc tháo sim thì chủ máy vẫn có thể tìm được thông qua chức năng “find iphone”. Vì vậy, trước khi cơ quan chức năng tìm đến thì người nhặt được nên tiến hành trao trả. Ngoài ra, việc chiếm dụng tài sản từ vài chục triệu có thể bị xử lý theo quy định pháp luật.
Mới đây, cũng trên hội nhóm việc làm của Bình Phước. Nữ chính tiếp tục rao bán 1 chiếc điện thoại cũ hiệu Samsung giá 2 triệu. Ngay lập tức, làn sóng chỉ trích tiếp tục phản ứng dữ dội, cho rằng cô đã phá khóa được iphone 13 nên mới “tiễn” điện thoại cũ để sử dụng.
Cùng lúc này, dân mạng cũng phát hiện cô nàng đăng tải dòng trạng thái đạo lý : “Lòng đố kỵ là là một trạng thái tâm lý của con người phản ánh những suy nghĩ tiêu cực, cùng với đó là cảm giác bất an, sợ hãi, lo lắng về một sự mất mát hoặc thua kém nào đó trong lĩnh vực hoặc trong cuộc sống. khi thấy ai đó thành đạt, hoặc may mắn, họ càng trở nên ganh ghét, càng tỏ ra đạo đức để lên án, mặc dù họ vô cùng mong muốn được điều đó. Bọn chúng rất đông và rất nguy hiểm”
Theo quy định tại điểm e, khoản 2 điều 15 nghị định 167/2013/NĐ-CP . Đối với trường hợp chiếm giữ, nhặt được của rơi không trả có giá tri tài sản dưới 10.000.000 đồng thì :
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
e) Chiếm giữ trái phép tài sản của người khác.
Trường hợp người nhặt được của rơi không trả; cố tình chiếm giữ tài sản có giá trị từ 10.000.000 đồn trở lên có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Cụ thể theo quy định tại điều 176 Bộ Luật Hình sự 2015; về tội chiếm giữ trái phép tài sản.
Trường hợp cố tình chiếm giữ; tài sản của người khác có giá trị từ 10.000.000 -200.000.000 đồng hoặc có giá trị dưới 10.000.000 đồng nhưng là cổ vật; những vật có giá trị văn hóa có thê bị phạt tiền; lên đến 50.000.000 đồng hoặc phạt tù đến 2 năm.
Đối với tài sản có giá trị trên 200.000.000 đồng hoặc là bảo vật quốc gia thì có thể bị phạt tù tư 01- 05 năm.
Việc nhặt được của rơi để trả lại người đã mất là một nghĩa cử cao đẹp. Đó có thể là những tài sản rất có giá trị đối với những người đã mất. Vì vậy, khi nhặt được tài sản đã đánh mất thì; điều tốt nhất chúng ta có thể làm đó chính là trả lại người đã mất.