Mối uy hiếp nghiêm trọng đối với các ‘vựa lúa’ thế giới, Việt Nam cũng bị ảnh hưởng
Theo các chuyên gia thuộc Công ty đánh giá rủi ro Verisk Maplecroft, nắng nóng tạo ra mối uy hiếp nghiêm trọng với ngành nông nghiệp tại 20 quốc gia.
Việt Nam cũng là 1 trong số các nước xuất khẩu gạo ở khu vực Đông Nam Á chịu ảnh hưởng.
Một cánh đồng lúa bị khô hạn tại Sozzago, Italy ngày 11/7/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Nhiệt độ tăng cao không chỉ ảnh hưởng đến cây trồng mà còn gây nhiều rủi ro cho người lao động trong lĩnh vực nông nghiệp.
Điều này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng lương thực toàn cầu vào năm 2045 khi Trái Đất đang không ngừng ấm lên. Công ty đánh giá rủi ro Verisk Maplecroft mới đây đã đưa ra cảnh báo trên trong bản phân tích mới nhất về những tác động của tình trạng biến đổi khí hậu đối với ngành nông nghiệp các nước.
Theo Verisk Maplecroft, biến đổi khí hậu đã làm gia tăng các đợt nắng nóng và hiện tượng thời tiết cực đoan trên khắp thế giới. Tình trạng nắng nóng, hạn hán trải dài từ Ấn Độ tới châu Âu trong năm nay được cho là sẽ gây tổn hại lớn đến mùa màng thu hoạch.
Nhiệt độ tăng cao cũng làm dấy lên những lo ngại về sức khỏe, đặc biệt với những người làm việc trong điều kiện khắc nghiệt ngoài trời. Xét 2 yếu tố tác động này, Verisk Maplecroft cho rằng nắng nóng tạo ra mối uy hiếp nghiêm trọng với ngành nông nghiệp tại 20 nước, trong đó Ấn Độ – quốc gia nông nghiệp khổng lồ.
Điều đáng lo ngại, con số các nước có ngành nông nghiệp bị uy hiếp có thể lên tới 64 nước vào năm 2045, tức chiếm 71% sản lượng lương thực toàn cầu hiện nay, trong đó có các nền kinh tế lớn như Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil và Mỹ.
Video đang HOT
Bản đánh giá của Verisk Maplecroft liệt kê danh sách các sản phẩm nông nghiệp đứng trước nguy cơ bị ảnh hưởng, trong đó đặc biệt lưu ý đến gạo. Theo các tác giả bản phân tích, Việt Nam cũng là 1 trong số các nước xuất khẩu gạo ở khu vực Đông Nam Á chịu ảnh hưởng. Các tác giả cũng đề cập đến giải pháp của nông dân miền Trung Việt Nam khi chuyển hướng ra đồng vào ban đêm để tránh nóng.
Bản phân tích này một lần nữa nhấn mạnh đến tính cấp thiết cần có hành động thiết thực và hiệu quả chống biến đổi khí hậu, ngặn chặn rủi ro từ thiên tai đối với hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người.
Từ ngày 31/12 thẻ từ ATM sẽ được thay thế hoàn toàn: Đây là những điều cần lưu ý khi sử dụng thẻ ATM gắn chip!
Dù không có nhiều khác biệt về tính năng nhưng vẫn có những điều cần lưu ý khi sử dụng thẻ ATM gắn chip mà người dùng nên biết.
Mới đây, nhiều ngân hàng tại Việt Nam đã bắt đầu gửi thông báo đến khách hàng về việc ngừng hỗ trợ các thẻ ATM từ.
Theo đó, những thẻ ATM từ sẽ không được chấp nhận trên các điểm giao dịch trên toàn quốc dựa theo thông tư 41/2018/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước, thời gian bắt đầu từ sau ngày 31/12/2021. Điều này đồng nghĩa kể từ sau mốc thời gian 31/12/2021, tại tất cả các điểm giao dịch trên toàn quốc của nhiều ngân hàng, thẻ từ ATM sẽ không còn sử dụng được nữa.
Sự khác biệt giữa thẻ ATM từ và thẻ ATM gắn chip (Ảnh: VTV)
Trước đó, từ ngày 31/3/2021, để tăng tính bảo mật cho khách hàng, các ngân hàng đã dừng phát hành thẻ từ ATM cũ và thay thế hoàn toàn bằng thẻ chip mới. Thẻ chip mới sẽ chứa những công nghệ có tính bảo mật cao hơn để đảm bảo quyền lợi cho người dùng.
Bên cạnh đó, thẻ ATM gắn chip của các ngân hàng hiện nay ngoài các tính năng giao dịch thông thường còn được bổ sung tính năng thanh toán không tiếp xúc (Contactless) với nhận diện bằng biểu tượng cột sóng trên mặt trước thẻ.
Với tính năng thanh toán không tiếp xúc, khách hàng có thể không cần đem thể chip trên tay mà có thể để thẻ trong ví của mình. Điều này giúp hạn chế khả năng mất thẻ, đồng thời bảo mật thông tin đến mức tối đa, tránh việc kẻ gian lần thông tin qua cách này.
Thẻ chip ATM của các ngân hàng hiện nay ngoài các tính năng giao dịch thông thường còn được bổ sung tính năng thanh toán không tiếp xúc (Ảnh minh hoạ: Internet)
Việc đã sử dụng quen thẻ từ khiến không ít khách hàng lo lắng khi các ngân hàng chuyển đổi từ thẻ từ sang thẻ chip, nhưng thực tế thì cách sử dụng thẻ chip cũng không có quá nhiều khác biệt so với thẻ từ. Bạn vẫn có thẻ sử dụng thẻ chip thực hiện các giao dịch thanh toán tại cửa hàng, siêu thị hay rút tiền nhanh chóng tại các điểm rút tiền tự động ATM.
Bên cạnh đó, người dùng cần lưu ý những điều sau để bảo quản thẻ ATM gắn chip:
- Không để thẻ chip gần các vật sắc nhọn như dao kéo, v.v... và bảo quản chúng trong ví mềm để tránh hư hỏng chip
- Không bẻ, uốn cong thẻ vì có thể làm sai lệch các thông tin do chip có các mạch điện tử bên trong
- Bảo quản thẻ ở nơi ở nhiệt độ thường vì thẻ được cấu tạo từ nhựa cứng nên có thể nhanh hư hỏng nếu ở điều kiện không phù hợp.
Người dùng nên sớm đăng ký để được cấp thẻ ATM gắn chip trong thời gian sớm nhất để tránh việc giao dịch bị gián đoạn
Ngoài ra, để tránh mất phí quá cao khi thực hiện giao dịch với thẻ chip, bạn nên lưu ý những điều sau:
- Rút tiền tại ATM trong hệ thống để giảm chi phí
- Chuyển khoản trong nội bộ hệ thống qua máy ATM
- Thẻ gắn chip có thể mua hàng online dùng trên toàn cầu
- Phí duy trì thẻ hàng năm có thể cao hơn thẻ từ, tùy vào mỗi ngân hàng.
Hiện nay có rất nhiều ngân hàng Việt Nam đã phát hành loại thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ quốc tế có gắn chip như VIB, VietinBank, VietcomBank, Techcombank, ACB, Sacombank, Nam Á Bank... Người dùng có thể liên hệ trực tiếp với ngân hàng mà mình đang sử dụng để tổng đài viên tư vấn thêm về việc đổi sang thẻ ATM gắn chip.
Covid-19 tăng trở lại, Việt Nam liệu có thiếu oxy cho điều trị? Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho biết năng lực cung cấp oxy của Việt Nam hiện đáp ứng đủ. Nếu dịch bùng phát mạnh thì sẽ thiếu, khi đó sẽ chuyển công năng sản xuất oxy công nghiệp sang oxy y tế. Phát biểu tại hội nghị về thực trạng oxy y tế ngày 23/11, Thứ trưởng Bộ Y tế...