Mỗi tuần một doanh nghiệp: Nhu cầu đất khu công nghiệp gia tăng tạo lợi thế lớn cho GVR
BSC duy trì khuyến nghị mua cổ phiếu GVR của Tập đoàn Cao Su Việt Nam với giá mục tiêu 23.624 đồng/cp (upside 18%).
BSC dự báo năm 2020 doanh thu của GVR đạt 19.610 tỷ đồng, giảm nhẹ 1% và lợi nhuận sau thuế ở mức 3.862 tỷ đồng, tăng đến 16%, tương đương với EPS đạt 966 đồng/cp.
Năm 2021, BSC dự báo doanh thu của GVR đạt 23.185 tỷ đồng, tăng 18%, lợi nhuận sau thuế ở mức 3,683 tỷ, giảm 4,6%, tương đương với EPS đạt 921 đồng/cp.
Trong đó, vào năm 2020, trong mảng mủ cao su: sản lượng cao su giảm 10%, giá bán tăng 8%, sản phẩm công nghiệp cao su tăng 20 và giá bán tăng 10%.
Năm 2021-2025: CARG sản lượng cao su đạt 5%, giá bán mủ cao su 10%, sản phẩm công nghiệp cao su: sản lượng 5% yoy, giá bán 10% yoy nhờ nhu cầu sản xuất lốp xe ô tô và các sản phẩm găng tay cao su tăng trở lại.
Với mảng gỗ: Năm 2020 và với sản lượng gỗ các loại -5%, giá bán -15% yoy do thị trường 2020 ảnh hưởng đại dịch Covid và cạnh tranh với các sản phẩm nhập khẩu, năm 2021-2025 kỳ vọng CARG sản lượng gỗ các loại = 10%, CARG giá bán = 10% yoy.
Mảng Khu công nghiệp: Diện tích cho thuê 400ha/năm, riêng năm 2020 diện tích cho thuê chỉ khoảng 200ha do ảnh hưởng đại dịch Covid, giá cho thuê tăng trưởng với CARG 5%/năm.
BSC kỳ vọng năm 2020, GVR sẽ thoái vốn được SIP và VRG, ghi nhận lợi nhuận ước tính khoảng 982 tỷ. Do đó thu nhập tài chính tăng lên đáng kể đạt khoảng 1,817 tỷ đồng ( 136%yoy) đến từ (1) tiền gửi ngân hàng và (2) thoái vốn.
Video đang HOT
Nguồn: BSC.
BSC duy trì khuyến nghị mua cổ phiếu GVR với giá mục tiêu 23.624 đồng/cp (upside 18%) dựa trên phương pháp định giá từng phần với lợi nhuận chủ yếu đến từ (1) mảng cao su, gỗ, (2) khu công nghiệp và (3) thoái vốn các công ty con.
BSC cho rằng GVR là doanh nghiệp được hưởng lợi từ nhu cầu đất KCN gia tăng, định giá hiện tại của GVR hấp dẫn với tiềm năng lớn từ quỹ đất doanh nghiệp sở hữu. BSC điều chỉnh giá mục tiêu so với báo cáo cũ do cập nhật thêm các dự mới của GVR và thoái vốn SIP, VRG.
Mảng cao su và mảng gỗ: BSC sử dụng phương pháp chiết khấu dòng tiền vì dòng tiền từ các mảng kinh doanh này khá ổn định và có thể dự báo được, với mức chiết khấu 10%.
Mảng khu công nghiệp: Sử dụng phương pháp RNAV để định giá phần đất khu công nghiệp. Quỹ đất GVR cần bàn giao lại cho địa phương sẽ theo phương thức chuyển đổi đất trồng cao su thành các KCN do GVR tự phát triển hoặc bàn giao cho các công ty bên ngoài (phụ thuộc lớn vào quyết định quy hoạch của Chính phủ).
Tổng diện tích cho thuê KCN hàng năm trung bình của GVR vào khoảng 350-450ha, giá cho thuê các KCN ở tỉnh Bình Dương, Đồng Nai ở mức khá cao 90-100 USD/m2/thời hạn thuê, các khu vực xa hơn như Tây Ninh, Bình Phước, Bà Rịa Vũng Tàu… có mức giá thấp hơn (40-80USD/m2/thời hạn thuê).
Do đó, giả định, (1) giá cho thuê trung bình khoảng 70 USD/m2/thời hạn thuê, CAGR = 5% yoy (phản ánh các khu vực xa trung tâm), (2) diện tích cho thuê 400ha/năm (riêng năm 2020 diện tích cho thuê chỉ khoảng 200ha do ảnh hưởng đại dịch Covid).
DN dự kiến sẽ chuyển nhượng: (1) năm 2020: 1,800 ha giai đoạn 1 dự án sân bay Long Thành, Nam Tân Uyên 3 (346 ha), (2) giai đoạn 2021-2025: KCN VSIP (691 ha), và Tân Lập I của PHR với và (3) giai đoạn 2026 trở đi: 3,400 ha phát triển thành khu dân cư ( TP.Biên Hòa, TP.Long Khánh và các huyện Long Thành, Thống Nhất, Cẩm Mỹ, Trảng Bom, Định Quán), BSC giả định sẽ triển khai từ năm 2026 trở đi với mức chiết khấu 50%.
Ngoài ra, GVR có kế hoạch bàn giao thêm khoảng 1.000-2.000 ha hàng năm trả lại đất cho các địa phương, BSC giả định mức giá đền bù khoảng 400 triệu/ha (tốc độ tăng trưởng giá mỗi năm 5%yoy) (thấp hơn mức 600 triệu/ha để phản ánh các khu vực xa hơn trung tâm quỹ đất chính tại Đồng Nai, Bình Dương,..).
GVR, IDC, SIP, SZN... có hàng nghìn tỷ đồng doanh thu cho thuê hạ tầng KCN chưa thực hiện
So với cùng kỳ năm trước, đa phần các doanh nghiệp đều ghi nhận tăng doanh thu chưa thực hiện tăng so với đầu năm.
Thống kê của Người Đồng Hành cho thấy Tập đoàn Cao su Việt Nam (HoSE: GVR) hiện là đơn vị có doanh thu cho thuê hạ tầng, khu dân cư chưa thực hiện lớn nhất trong các doanh nghiệp bất động sản khu công nghiệp niêm yết với 9.283 tỷ đồng, gồm 257 tỷ ngắn hạn và 9.026 tỷ dài hạn.
Tập đoàn đang đầu tư khai thác 16 khu công nghiệp với tổng diện tích 6.566 ha, trong đó có 5 khu công nghiệp với 3.174 ha thuộc quỹ đất ngoài cao su. Trong giai đoạn 2021-2025, đơn vị dự kiến quy hoạch lên đến 15.000 ha đất khu công nghiệp, mỗi năm cho thuê 600-1.000 ha.
Tổng công ty Idico (HNX: IDC) không kém cạnh với khoản tiền cho thuê đất, phí quản lý và sử dụng hạ tầng nhận trước tại các khu công nghiệp đạt 6.194 tỷ đồng được ghi nhận vào doanh thu chưa thực hiện. Đó là khoản tiền nhận trước của các khách hàng thuê tại khu công nghiệp Phú Mỹ, Nhơn Trạch, Mỹ Xuân, Quế Võ...
Idico đang đầu tư nghiên cứu và phát triển 10 dự án khu công nghiệp trên cả nước với diện tích 3.270 ha, tập trung chủ yếu tại miền Nam. Năm 2019, doanh nghiệp thu hút được 13 nhà đầu tư với tổng diện tích cho thuê 65 ha, năm 2020 lên kế hoạch cho thuê được 70 ha đất.
Công ty Đầu tư Sài Gòn VRG (UPCoM: SIP), Sonadezi (UPCoM: SNZ), Nam Tân Uyên (UPCoM : NTC), Viglacera (HoSE: VGC) có trên dưới 3.000 tỷ đồng doanh thu chưa thực hiện từ cho thuê hạ tầng khu công nghiệp.
So với cùng kỳ năm trước, đa phần các doanh nghiệp đều ghi nhận tăng doanh thu chưa thực hiện tăng so với đầu năm. Nổi bật là SIP tăng doanh thu chưa thực hiện từ 5.320 tỷ đồng lên 5.929 tỷ đồng, tăng 11%; SZN tăng 8% từ 3.960 tỷ lên 4.264 tỷ đồng và IDV tăng 23% từ 567 tỷ lên 703 tỷ đồng.
Trong khi đó, HPI giảm 35% từ 475 tỷ xuống 309 tỷ đồng và SZC giảm 26% từ 340 tỷ xuống 252 tỷ đồng. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp bất động sản khu công nghiệp không có khoản doanh thu chưa thực hiện lớn như ITA, KBC, LHG, TIP...
Đơn vị: tỷ đồng
Các chủ đầu tư khi thuê đất, cơ sở hạ tầng để thiết lập nhà máy, cơ sở sản xuất kinh doanh thường tìm kiếm sự ổn định nên đã thanh toán trước gần như toàn bộ tiền thuê đất. Do vậy, các khoản doanh thu chưa thực hiện này của doanh nghiệp bất động sản khu công nghiệp hầu như chắc chắn được ghi nhận vào doanh thu khi đến kỳ.
Các doanh nghiệp bất động sản khu công nghiệp có 2 cách để hạch toán doanh thu cho thuê đất, cơ sở hạ tầng. Cách 1 là hạch toán toàn bộ vào năm bàn giao đất khiến doanh thu, lợi nhuận có sự đột biến. Tuy nhiên, để được hạch toán 1 lần cần có một số điều kiện kèm theo như thời gian cho thuê chiếm trên 90% thời gian sử dụng hữu ích của tài sản, bên đi thuê không có quyền hủy ngang và công ty cho thuê không có nghĩa vụ phải trả lại số tiền đã nhận trước trong mọi trường hợp. Số tiền nhận trước không nhỏ hơn 90% tổng số tiền cho thuê dự kiến thu được trong suốt thời gian cho thuê và bên cho thuê phải thanh toán trong vòng 12 tháng kể từ thời điểm khởi đầu cho thuê. Như vậy, hầu như toàn bộ rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản thuê đã chuyển cho bên đi thuê.
Như Khu công nghiệp Hiệp Phước (UPCoM: HPI) cho biết doanh thu cho thuê đất khu công nghiệp được phân bổ theo cách chia đều cho số năm của hợp đồng thuê đất, và khi doanh nghiệp thuê đất thanh toán đến 95% giá trị hợp đồng thì đơn vị có quyền ghi nhận 1 lần với toàn bộ số tiền thuê.
Với cách hạch toán này, trong quý III, HPI đã ghi nhận doanh thu gấp 4 lần và lợi nhuận gấp 24 lần cùng kỳ năm trước với lần lượt 168 tỷ đồng và 115 tỷ đồng nhờ nhiều hợp đồng cho thuê lại đất thanh toán đạt mức 95%.
Cách 2 là doanh thu được chia đều trong suốt quá trình khách hàng thuê, phần chưa hạch toán được đưa vào doanh thu chưa thực hiện dài hạn. Cách thức này giúp doanh thu ghi nhận đều đặn hàng năm.
Thoái vốn tại SIP, Tập đoàn Cao Su Việt Nam dự thu trên 1.000 tỷ đồng Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (mã GVR-HOSE) vừa công bố quyết định giá khởi điểm và phương án thoái vốn tại Công ty Cổ phần Đầu tư Sài Gòn VRG (mã SIP-UpCoM). Theo đó, tổng số lượng chào bán là 10.740.944 cổ phiếu SIP - trong đó: chào bán đợt 1 là 9.339.952 cổ phiếu, số lượng cổ phiếu thưởng...