Mỗi tuần một doanh nghiệp: EVFTA và cảng Gemalink là động lực tăng trưởng cho Gemadept năm tới?
CTCK MBSecurities (MBS) vừa đưa ra báo cáo về triển vọng cho cổ phiếu GMD của CTCP Gemadept, theo đó có nhiều động lực để nhà đầu tư có thể nắm giữ cổ phiếu cảng biển này.
MBS khuyến nghị mua đối với cổ phiếu GMD với giá mục tiêu 28.900 đồng/cp trên cơ sở (i) cảng Gemalink đi vào hoạt động tạo động lực tăng trưởng trong dài hạn, (ii) kim ngạch xuất nhập khẩu tăng trưởng nhờ EVFTA, và (iii) đề xuất tăng gia dịch vụ cảng biển từ năm 2021 giúp cải thiện biên lợi nhuận.
Bên cạnh đó, định giá trên còn dựa vào phương pháp chiết khấu dòng tiền. Giá mục tiêu tương ứng P/E forward khoảng 15,4 lần (theo EPS 2021F khoảng 1.871 đồng).
Do đâu khuyến nghị mua cho GMD?
Thứ nhất, GMD sẽ được hưởng lợi từ EVFTA đối với dịch vụ vận tải biển. EU hiện đang là một trong những đối tác thương mại lớn của Việt Nam với kim ngạch 2 chiều tăng bình quân 8%/năm trong 5 năm trở lại đây.
Theo dự báo của Bộ Công thương, EVFTA sẽ giúp kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào EU tăng 42,7% và nhập khẩu từ EU vào VN tăng 33,1% vào năm 2025. Đến năm 2030, con số tương ứng sẽ đạt 44,4% và 36,7%. Hoạt động dịch vụ vận tải biển do đó sẽ được đẩy mạnh và mở rộng.
Thứ hai, triển vọng tăng trưởng dài hạn từ cảng Gemalink tại Cái Mép – Thị Vải. Dự kiến đưa cảng Gemalink vào khai thác từ quý 1/2021 sẽ giúp công suất cảng của GMD tăng 63%, từ 2,4 triệu TEU lên 3,9 triệu TEU.
Với công suất 1,5 triệu TEU và là cảng duy nhất tại Việt Nam có khả năng tiếp cận tàu lớn nhất thế giới, đến 200.000 DWT.
Gemalink sẽ là động lực tăng trưởng mạnh mẽ cho GMD trong tương lai, đặc biệt tại cụm cảng Cái Mép – Thị Vải – cụm cảng duy nhất tại Việt Nam có các chuyến tàu mẹ chở container trực tiếp đi Châu Âu và Châu Mỹ mà không phải qua trung chuyển. Doanh thu đến năm 2024 từ Gemalink dự phóng đóng góp khoảng 30% tổng doanh thu toàn Công ty.
Cuối cùng, đề xuất tăng giá dịch vụ cảng biển từ năm 2021. Theo Hiệp hội đại lý và môi giới hàng hải Việt Nam (VISABA), giá dịch vụ bốc dỡ container tại Việt Nam, đặc biệt cho hàng xuất nhập khẩu hiện đang thấp hơn từ 2-3 lần so với các nước khác trong khu vực.
Trên cơ sở đó, các doanh nghiệp cảng biển đang đề xuất tăng giá dịch vụ cảng biển lên 10% từ năm 2021.
Cảng Gemalink được đưa vận hành vào đầu năm 2021
Video đang HOT
MBS cho biết lãi ròng nửa đầu năm 2020 giảm 25% do tác động tiêu cực từ dịch Covid-19 do (i) doanh thu khai thác cảng – vốn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu doanh thu của GMD (~85%) – chứng kiến giảm 13,5%, (ii) ghi nhận lỗ tỷ giá 21 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái chi lỗ ~5 tỷ đồng, (iii) lãi phát sinh từ thanh lý đầu tư thấp, và (iv) lãi từ hoạt động liên kết giảm 35%.
Trong nửa đầu năm 2020, sản lượng hàng hóa thông qua các cảng của GMD giảm 5% so với cùng kỳ, trong đó chủ yếu giảm tại (i) cảng Gemadept Dung Quất với ~10% do đặc thù xử lý hàng rời cho các tuyến Trung Quốc và Nhật Bản, (ii) hệ thống cảng Hải Phòng – nơi chủ yếu phục vụ chuyến tàu nội địa Á và hàng chuyển tải đi châu Âu – chứng kiến sản lượng hàng container giảm 6% n/n.
Tiến độ dự án cảng Gemalink: Cảng sẵn sàng chạy thử nghiệm từ tháng 11/2020 và chính thức đưa vào vận hành từ đầu năm 2021. Trong tháng 7/2020 đã lắp đặt 2/6 cẩu trục STS. Dự kiến công tác thi công, lắp đặt toàn bộ 6 cẩu trục, 18 cẩu RTG và các trang thiết bị khác của Cảng Gemalink sẽ được hoàn thành trong tháng 10.
Cụm cảng Cái Mép – Thị Vải chứng kiến mức tăng 2 chữ số về sản lượng hàng container trong 1H2020, trong khi cả nước chỉ tăng 8%.
Trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát, vận tải biển chịu tác động khá lớn từ đại dịch khi sản lượng hàng container 6 tháng 2020 cả nước chỉ tăng 8%, đạt tương ứng hơn 10 triệu TEU, nhưng riêng khu vực miền Trung và cụm cảng Cái Mép – Thị Vải vẫn ghi nhận tăng cao, tương ứng 18,5% và 12,9% (theo Hiệp hội cảng biển Việt Nam VPA).
Với vị trí địa lý thuận lợi và khả năng tiếp nhật tàu container có trọng tải lên đến 100.000 DWT, nhu cầu vận tải hàng hóa tại cụm cảng này dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh trong tương lai.
Lợi nhuận dự kiến của GMD tăng 43% trong năm 2021
Năm 2020, doanh thu và lãi ròng ước đạt tương ứng 2.464 tỷ đồng và 423 tỷ đồng, giảm tương ứng 7% và 18%. MBS kỳ vọng hoạt động khai thác cảng sẽ chứng kiến hồi phục nhẹ trong 2H2020, kéo theo sản lượng hàng container thông qua các cảng của GMD giảm 4%.
Năm 2021, doanh thu và lợi nhuận dự kiến tăng trưởng khá với mức tăng 22% và 43% n/n trên cơ sở dự phóng sản lượng hàng container thông qua các cảng tăng 21% n/n trong bối cảnh
(i) kinh tế phục hồi dần sau đại dịch, dẫn đến sản lượng hàng hóa thông qua hệ thống cảng biển Việt Nam tăng cao trở lại,
(ii) hiệp định EVFTA có hiệu lực từ tháng 8/2020 đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu giữa Việt Nam và EU, dịch vụ vận tải biển do đó được mở rộng,
(iii) giá dịch vụ cảng biển tăng bình quân 5% trong năm 2021,
và (iv) cảng Gemalink đi vào hoạt động với công suất 1,5 triệu TEU/năm.
Ước tính năm đầu tiên sản lượng hàng thông qua cảng Gemalink đạt 200.000 TEU/năm sau đó tăng dần lên và đạt 1,2 triệu TEU/năm đến năm 2024.
BSC: Vĩ mô Việt Nam kỳ vọng được cải thiện trong tháng 5, VN-Index biến động quanh mốc 750 điểm
Trường hợp tích cực, BSC cho rằng VN-Index giữ trên 750 điểm và vận động phân hóa theo những chủ đề lơn liên quan đến đầu tư công và sản xuất hôi phục.
CTCK Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC) vừa công bố báo cáo với nhiều cập nhật về tình hình vĩ mô cũng như triển vọng TTCK tháng 5.
Vĩ mô Việt Nam kỳ vọng được cải thiện trong tháng 5 sau khi nới lỏng giãn cách xã hội
Các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô, xã hội quý 1 tiếp tục sụt giảm trong tháng 4 do áp dụng chỉ thị giãn cách xã hội trong phần lơn thời gian: (1) Chỉ số công nghiệp giảm 10,5% so cùng ky; (2) Số doanh nghiệp mở mơi giảm 47%; (3) FDI giảm 15,5% cùng ky; (4) Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng giảm 26%; (5) Kim ngạch xuất khẩu giảm 18% so thang trươc và 3,5% so cùng ky; (6) Khách quốc tế giảm 98% so cùng ky. Nhìn chung ảnh hưởng tiêu cực đã được dự bao và cũng là cai gia phải trả cho việc kiểm soát dịch bệnh.
Bên cạnh những yếu tố tiêu cực, cán cân XNK tháng 4 xuất siêu 3 ty USD, hỗ trợ ổn định ty gia trong nươc. Cùng vơi đó, CPI giảm 1,54% so vơi thang trươc giảm bơt áp lực lạm phat trong 4 thang đầu năm.
Dịch bệnh cũng không xuất hiện mơi trong nhiều ngày liên tiếp, chính sách nơi lỏng giãn cách xã hội đã thực hiện lại vào cuối tháng 4 và gói hỗ trợ 63 nghìn ty bắt đầu được giải ngân là những yếu tố ky vọng đưa nền kinh tế nhanh chóng trở lại hoạt động binh thường và sơm lấy lại được đà tăng trưởng. Tuy nhiên mức phục hôi nhanh hay chậm sẽ phụ thuộc khá nhiều vào tình hình cải thiện của các nền kinh tế chủ chốt thế giơi.
KQKD quý 1 sụt giảm 10,6% so với cùng kỳ năm trước
Tinh đến cuối tháng 4, 71% số công ty niêm yết trên 2 sàn HSX và HNX đã công bố KQKD vơi tổng LNST 39,2 nghìn ty, giảm 10,6% so cùng ky (mức sụt giảm tương đương 20% nếu loại bỏ lợi nhuận tăng đột biến của VHM từ hoạt động tài chính).
Kết quả kinh doanh có sự phân hóa mạnh vơi 44,8% số công ty công bố có lợi nhuận tăng trưởng dương và 19% công ty thua lỗ. Tính riêng trong nhóm VN30, 26/30 cổ phiếu VN30 đã công bố KQKD vơi LNST tăng 8,4% (Nếu bỏ LNST đột biến từ VHM, LNST sẽ giảm 5,2%) và có 42% công ty tăng trưởng lợi nhuận dương. 29% công ty còn lại sẽ công bố KQKD trong tuần đầu tháng 5, và dự bao không làm thay đổi trạng thái hiện tại.
KQKD quý 1 do vậy không quá tiêu cực nhờ lợi nhuận bất thường từ VHM. Tuy nhiên nếu hoạt động SXKD không sơm trở lại binh thường thì KQKD quý 2 dự báo còn giảm sút rõ ràng hơn khi có gần 1 tháng giãn cách xã hội và cac công ty cũng không còn hợp đông gối đầu và lợi nhuận để dành như trong quý 1.
VN-Index hôi phục và các công ty công bố KQKD quý 1 làm thay đổi đến chỉ số P/E và P/B của thị trường. Tinh đến 30/4, P/E và P/B của VN-Index lần lượt 12,2 và 1,7, tăng 16% so vơi dữ liệu cuối tháng 3. Mức P/E này có thể điều chỉnh lên mức 13 lần sau khi cập nhật đầy đủ mức sụt giảm LNST 10% quý 1.
Chỉ số này vẫn thấp hơn đang kể so vơi mức P/E bình quân 15,5 lần của 5 năm gần nhất. Mức định giá này có thể sẽ không quá rẻ nếu KQKD quý 2 sẽ tiếp tục giảm mạnh. Dù vậy, đây vẫn là mức khá hợp lý cho hoạt động đầu tư dài hạn khi các nền kinh tế phục hôi dần vào cuối năm.
Ẩn số từ dòng tiền của nhà đầu tư cá nhân trong nước
Khối ngoại tiếp tục đẩy mạnh bán ròng gần 258 triệu USD thang 4, qua đó nâng tổng giá trị bán ròng 633 triệu USD từ đầu năm. Cùng vơi đó, khối tự doanh các CTCK bán ròng 1.915 ty trong thang 4, đi ngược lại vơi xu thế mua ròng 357 ty trong 3 thang đầu năm. Hoạt động bán ròng tập trung vào cổ phiếu MSN, GEX, DBC, PLX, FPT và HPG. Tuy nhiên thị trường tiếp tục duy tri đà hôi phục từ vung đay 660 điểm phần lơn nhờ vào dòng vốn đầu tư trong nươc và hoạt động mua cổ phiếu quỹ và tăng ty trọng của lãnh đạo các công ty niêm yết.
Số lượng tài khoản ca nhân đầu tư trong nươc tăng đột biến trong tháng 3, cùng vơi dòng tiền bắt đay tại vùng giá thấp trươc áp lực chốt lãi và hoạt động bán ròng khối ngoại đang cho thấy thị trường có dòng tiền mơi từ NĐT ca nhân trong nươc.
Mặt khác dữ liệu dư nợ cho vay ký quỹ của các công ty chứng khoan quý 1 năm 2020 ở mức 47,4 nghìn ty, giảm 13,8% so quý 4 năm 2019. Số liệu này cũng thấp nhất trong 12 tháng qua cho thấy NĐT cũ đã giảm mạnh ty lệ margin trong khi NĐT mơi cũng chưa sử dụng đang kể margin cho hoạt động đầu tư hiện tại.
Nếu trong tháng 3, các công ty niêm yết đã đăng ký vơi mua cổ phiếu quỹ vơi giá trị 154 triệu USD. Sang tháng 4 tiếp tục những thương vụ lơn, tiêu biểu VNM đăng ký mua 1% cổ phiếu lưu hành vơi giá trị ươc khoảng 77,5 triệu USD và VPB mua 5% cổ phiếu lưu hành vơi giá trị ươc khoảng 107 triệu USD. Cùng vơi đó cổ đông nội bộ của các công ty trên và nhiều công ty khac cũng đăng ký mua vào tăng ty trọng nắm giữ.
Đây là chuyển dịch đang chú ý của dòng tiền trong ngắn hạn. Tuy nhiên liệu dòng tiền này có đủ độ bền và cân bằng lại được hoạt động bán ròng khối ngoại và áp lực chốt lãi ngắn hạn hay không vẫn cần thời gian gian để kiểm chứng.
VN-Index xoay quanh mốc 750 điểm trong tháng 5
VN-Index giảm về 650 điểm và dần hôi phục. Mặt bằng giá thấp, dòng tiền nội tích cực hỗ trợ cho thị trường hôi phục nhanh chóng. Mua KQKD quý 1 đang ở giai đoạn cuối, áp lực chốt lãi ngắn hạn và hoạt động bán ròng khối ngoại đẩy thị trường vào trạng thái giằng co và phân hóa trong 10 ngày cuối tháng 4.
Dịch bệnh được kiểm soát, hoạt động sản xuất kinh doanh dần đi vào ổn định hỗ trợ thị trường tháng 5. Tuy vậy thị trường không còn các yếu tố thuận lợi từ mặt bằng giá thấp và dòng vốn nội tích cực để duy tri đà tăng tốt.
Kịch bản "Sell in May and Go away" sẽ phụ thuộc khá lơn vào khả năng hôi phục của các nền kinh tế chủ chốt sau dịch bệnh và dòng tiền đầu tư trên thị trường. Vơi bối cảnh hiện tại, BSC thận trọng vơi diễn biến ngắn hạn và dự báo thị trường sẽ vận động quanh 750 ( 50 điểm) trong tháng 5.
Trường hợp tích cực, BSC cho rằng VN-Index giữ trên 750 điểm và vận động phân hóa theo những chủ đề lơn liên quan đến đầu tư công và sản xuất hôi phục.
Trường hợp tiêu cực, BSC cho rằng VN-Index quay lại kiểm tra vung đay cũ nếu các nền kinh tế chủ chốt không hôi phục như ky vọng sau dịch bệnh và áp lực thoái vốn từ khối ngoại
Liệu có "sức bật" mới về tăng trưởng tín dụng trong những tháng cuối năm? Theo nhận định của một số chuyên gia kinh tế, với tình hình kiểm soát dịch, bệnh tốt như hiện nay, cùng với việc đẩy mạnh triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp của Chính phủ, các bộ ngành, địa phương và ngành Ngân hàng, dự kiến, trong những tháng cuối năm 2020, diễn biến tín dụng sẽ...