Mỗi tuần một doanh nghiệp: Đây có phải là thời điểm vàng đầu tư vào cổ phiếu HPG?
Trong báo cáo phân tích về Tập đoàn Hoà Phát (HPG), ACBS Trương Định nhận định HPG đã hoàn tất nền giá thứ 2 vùng 24.000-25.000 đồng/cp thành công.
Về phân tích kỹ thuật, có 1 nến xác nhận break phá vỡ nền giá để tiếp tục duy trì xu hướng tăng với đồng thuận trên cả đồ thị ngày và tuần. Đây là thời điểm tốt để tham gia HPG cho cả xu hướng ngắn và trung hạn.
ACBS Trương Định khuyến nghị đầu tư nên mua HPG ở vùng giá 25.000-25.500 đồng/cp, giá mục tiêu trong quý 4 có thể là 31.500-32.000 đồng/cp, nhà đầu tư có thể cắt lỗ HPG khi thị giá dưới mức 23.000 đồng/cp.
HPG quay lại đà tăng trưởng hồi phục mạnh mẽ từ đáy 2019
HPG vẫn duy trì sự tăng trưởng doanh thu trong 3 năm liên tục (2017 – 2019) thậm chí tăng trưởng 14 quý liên tục điều này cho thấy hoạt động kinh doanh của HPG vẫn luôn duy trì ổn định.
Về lợi nhuận, HPG bắt đầu tăng trưởng chậm lại từ 2017 và đặc biệt giảm -12,2% trong năm 2019. Trong năm 2019 ghi nhận lợi nhuận giảm liên tục trong 3 quý và bắt đầu có dấu hiệu hồi phục nhẹ trong quý 4/2019 ( 8,7%).
Trong 2020, sản lượng tiêu thụ thép xây dựng tạo đỉnh trong tháng 3/2020 sau đó giảm liên tiếp trong 3 tháng sau đó do ảnh hưởng của Covid khiến hầu hết nền kinh tế tạm ngừng.
HPG khởi động quý 3/2020 bằng sự tăng trưởng mạnh mẽ trở lại trong tháng 7 và tháng 8, đặc biệt tăng trưởng của tháng 8 ghi nhận mức 65% cao nhất trong năm đồng thời cũng ghi nhận mức tăng trưởng cao nhất trong vòng 24 tháng qua. Trong tháng 8, sản lượng tiêu thụ đều tăng trưởng so với cùng kỳ (ngoại trừ tháng 1).
Video đang HOT
Lũy kế 8 tháng, Hòa Phát đạt sản lượng 3,2 triệu tấn thép, trong đó thép xây dựng thành phẩm trên 2,1 triệu tấn, còn lại là phôi thép. Sản lượng thép thành phẩm tăng 20% so với cùng kỳ, khu vực miền Nam lần đầu vượt 500.000 tấn sau 8 tháng và cao gấp đôi so với cùng kỳ. Mức tiêu thụ ấn tượng trên đã giúp thép Hòa Phát nâng thị phần lên 32% vào cuối tháng 8/2020.
Nhìn vào thị phần MABUFs đánh giá HPG đang tận dụng tối đa những lợi thế của mình để gia tăng thị phần đặc biệt ở thị trường miền Nam – 1 thị trường mới đối với HPG mặc dù bối cảnh chung của ngành gặp khó khăn khi HPG ngày càng bỏ xa các ông lớn trong ngành đồng thời có sự gia tăng liên tục trong 10 năm qua.
Mảng xuất khẩu trước đây vẫn duy trì tỷ trọng nhỏ nhưng bắt đầu từ 2020 với việc nắm giữ lợi thế cạnh tranh lớn từ hiệu quả theo quy mô, suất đầu tư thấp, công nghệ và dây chuyền hiện đại HPG đang ngày càng bỏ xa các đối thủ trong nước thậm chí tiệm cận với ông lớn Fomosa Hà Tĩnh, HPG đang cho thấy tham vọng vươn ra tầm khu vực và Châu Á khi liên tiếp ghi nhận những đơn hàng từ các thị trường xuất khẩu mới.
Hiện nay, Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất đã sản xuất được thép cuộn cán nóng (HRC) với dây chuyền luyện đúc, cán liên tục hiên đại của Italia. Đây là nguyên liệu thép nền quan trọng, chiếm hơn 80% giá trị sản phẩm.
Việc tự chủ nguyên liệu đem lại thế mạnh lớn cho Tôn Hòa Phát trong kiểm soát chất lượng từ đầu vào đến đầu ra, đảm bảo nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, Tôn “100% Made by Hòa Phát/Made in Việt Nam”.
Đặc biệt, dây chuyền công nghệ hàng đầu Châu Âu đã tạo nên chất lượng vượt trội cho Tôn Hòa Phát, đáp ứng các tiêu chuẩn xuất khẩu khắt khe nhất. Sản phẩm Tôn Hòa Phát sẽ là sản phẩm ghi nhận mức tăng trưởng mạnh nhất đồng thời mang lại biên lợi nhuận cao cho HPG trong thời gian tới.
HPG hưởng lợi lớn của làn sóng đầu tư công
Theo nhận định từ ACBS, HPG chính là doanh nghiệp đáng chú ý nhất vì hội tụ đầy đủ các yếu tố quan trọng để tận dụng được tối đa cơ hội của làn sóng đầu tư công đang diễn ra.
Trước tác động của đại dịch Covid-19, việc thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công đã được Chính phủ xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, ổn định sản xuất kinh doanh, tái thiết lập trật tự an toàn xã hội.
Tổng vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước được phép thực hiện trong năm 2020 là gần 700.000 tỷ đồng, gấp 2,2 lần số vốn thực giải ngân trong năm 2019. Mức giải ngân đầu tư công tính đến tháng 7/2020 tăng 27,2% so với cùng kỳ năm 2019 và dự kiến sẽ được đẩy mạnh trong nửa cuối năm.
Chuyển đổi hình thức đầu tư PPP sang đầu tư công để đẩy nhanh tiến độ dự án, xác định dự án khẩn cấp thúc đẩy triển khai thực hiện dự án trong đó nhà nước chủ động hỗ trợ vốn đầu tư.
Bên cạnh đó các dự án GTVT trọng điểm cũng được nhà nước đẩy nhanh tiến độ. Bộ GTVT được giao tập trung vào các dự án đường bộ cao tốc, đặt mục tiêu đạt 85% kế hoạch giải ngân đến tháng 11 và hoàn thành 100% kế hoạch vào cuối năm. Đặc biệt dự án Sân bay quốc tế Long Thành đang được tháo gỡ các vướng mắc trong giải phóng mặt bằng để hoàn thành đúng theo kế hoạch.
Theo số liệu thống kê, khoảng 40% vốn đầu tư công sẽ được giải ngân tại 11 dự án thành phần cao tốc Bắc – Nam, cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ, và việc xây dựng sẽ cần đến khoảng 8.900 tỷ đồng nhựa đường, 7.600 tỷ đồng thép xây dựng và 3.800 tỷ đồng xi măng. Ước tính, chi phí cho nhựa đường, thép xây dựng và xi măng sẽ cần lần lượt 22.300 tỷ đồng, 19.100 tỷ đồng và 9.500 tỷ đồng.
Như vậy các doanh nghiệp trong nhóm vật liệu xây dựng sẽ được hưởng lợi trực tiếp đặc biệt là các doanh nghiệp đầu ngành có lợi thế cạnh tranh, quy mô cung ứng và quan trọng nhất chính đủ nguồn để thực hiện (do các dự án quy mô lớn của nhà nước thường sẽ chậm thanh toán hơn so với các dự án tư nhân). Đây là chính cơ hội lớn của các ngành này trong thời tới.
Trái phiếu doanh nghiệp phát hành ra công chúng sẽ phải gắn với xếp hạng tín nhiệm
Trước sự tăng trưởng và phát triển nhanh của thị trường TPDN, ông Dương cho biết Bộ Tài chính đã thực hiện đồng bộ các giải pháp về cơ chế chính sách và quản lý giám sát để hạn chế, giảm thiểu những rủi ro cho thị trường.
Ghi nhận tại bài trả lời phỏng vấn mới đây của ông Nguyễn Hoàng Dương - Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính: Thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) trong những năm gần đây đã trở thành kênh huy động vốn ngày càng quan trọng cho các DN, từng bước cho thấy sự dịch chuyển vốn từ kênh tín dụng ngân hàng sang kênh phát hành trái phiếu theo đúng định hướng của Chính phủ về phát triển thị trường vốn cân bằng với thị trường tín dụng ngân hàng, giảm áp lực cung ứng vốn cho kênh tín dụng ngân hàng.
Thị trường TPDN có sự tăng trưởng nhanh về quy mô, đến cuối tháng 7/2020 ở mức tương đương 11,2% GDP năm 2019. So với một số nước trong khu vực, mặc dù quy mô thị trường TPDN còn ở mức thấp, tuy nhiên sự phát triển nhanh của thị trường TPDN thời gian qua cũng đặt ra một số rủi ro đối với thị trường này.
Trước sự tăng trưởng và phát triển nhanh của thị trường TPDN, ông Dương cho biết Bộ Tài chính đã thực hiện đồng bộ các giải pháp về cơ chế chính sách và quản lý giám sát để hạn chế, giảm thiểu những rủi ro cho thị trường.
Cụ thể, Nghị định số 163/2018/NĐ-CP đã bổ sung quy định về hạn chế giao dịch trong vòng 1 năm kể từ ngày phát hành để phân biệt giữa phát hành riêng lẻ và phát hành ra công chúng; hoàn thiện cơ chế công bố thông tin và thiết lập chuyên trang thông tin về TPDN riêng lẻ; yêu cầu trái phiếu phải được đăng ký, lưu ký nhằm kiểm soát nhà đầu tư và hạn chế khi giao dịch trái phiếu.
Trong bối cảnh doanh nghiệp đẩy mạnh phát hành trái phiếu để huy động vốn, nhà đầu tư cá nhân nhỏ, lẻ vẫn được mua TPDN riêng lẻ, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 81/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163 nhằm nâng cao tiêu chuẩn, điều kiện phát hành; khống chế khối lượng phát hành theo phương thức riêng lẻ; quy định khoảng cách giữa các đợt phát hành tối thiểu 6 tháng; chuẩn hóa hồ sơ phát hành; yêu cầu DN công bố thông tin cụ thể về mục đích phát hành trái phiếu tạo điều kiện để nhà đầu tư giám sát; tăng cường chế độ công bố thông tin, báo cáo.
"Thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục thành lập các đoàn kiểm tra liên bộ để kiểm tra tình hình phát hành, cung cấp dịch vụ, đầu tư, giao dịch TPDN đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật", vị này nhấn mạnh.
Ông Nguyễn Hoàng Dương, Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính.
Đến nay, Luật Chứng khoán 2019 và Luật Doanh nghiệp năm 2020 sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2021, Bộ Tài chính đang khẩn trương xây dựng các nghị định và thông tư hướng dẫn nhằm tạo ra khung khổ pháp lý đồng bộ, thống nhất cho hoạt động phát hành và giao dịch TPDN.
Theo đó, đối với TPDN phát hành ra công chúng sẽ gắn với xếp hạng tín nhiệm, các trường hợp xếp hạng tín nhiệm và lộ trình áp dụng xếp hạng tín nhiệm theo hướng dẫn của Chính phủ. Đồng thời, quy trình phát hành TPDN ra công chúng cũng được đổi mới tạo điều kiện cho các DN phát hành trái phiếu ra công chúng để huy động vốn.
Đối với TPDN riêng lẻ, chỉ nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp được tham gia mua và giao dịch loại trái phiếu này. Dự thảo nghị định quy định việc tổ chức thị trường giao dịch TPDN riêng lẻ dành cho nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp tại Sở giao dịch chứng khoán (SGDCK) để có đầy đủ thông tin từ khâu phát hành đến khâu giao dịch trái phiếu, đồng thời nâng cao thanh khoản của trái phiếu.
Bên cạnh đó, dự thảo nghị định quy định về trách nhiệm của tổ chức tư vấn hồ sơ phát hành trái phiếu, tổ chức đăng ký, lưu ký trái phiếu nhằm thiết lập cơ chế quản lý giám sát đồng bộ trên thị trường TPDN thông qua SGDCK và tại cơ quản quản lý.
Theo kế hoạch, nghị định quy định về phát hành, giao dịch TPDN riêng lẻ và quy định về phát hành trái phiếu ra công chúng tại Nghị định hướng dẫn Luật Chứng khoán sẽ có hiệu lực thi hành từ 1/1/2021 cùng với hiệu lực thi hành của Luật Chứng khoán và Luật DN.
Nhóm quỹ liên quan Dragon Capital liên tục thoái vốn tại Đầu tư Năm Bảy Bảy (NBB) Nhóm quỹ liên quan tới Dragon Capital đã liên tục thoái vốn tại Công ty cổ phần Đầu tư Năm Bảy Bảy (Mã chứng khoán: NBB - sàn HOSE). Theo đó, trong ngày 16/09, nhóm quỹ liên quan tới Dragon Capital đã bán ra 769.690 cổ phiếu NBB, giảm tỷ lệ sở hữu từ 6,04% về còn 5,21% vốn điều lệ. Trong đó,...