Môi trường đầu tư – kinh doanh Việt Nam: Ghi điểm bằng nỗ lực thực hiện cam kết
Giới đầu tư – kinh doanh thế giới đang nhìn thấy rất rõ những chuyển dịch tích cực của môi trường đầu tư – kinh doanh Việt Nam.
Môi trường đầu tư – kinh doanh Việt Nam đang cải thiện mạnh từ bên trong. Ảnh: Đức Thanh
Nhiều điểm cộng
Tại Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam (VBF) thường niên năm 2015, dự kiến diễn ra vào ngày 1/12 tới đây, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh có thể có nhiều tin vui để thông báo.
Thứ nhất, Nghị định 118/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư đã được ban hành. Đây là văn bản được các nhà đầu tư nước ngoài hỏi đến nhiều nhất trong VBF giữa kỳ vào tháng 6/2015 và trong suốt thời gian từ đó đến nay. Với việc ra đời của Nghị định 118/2015/NĐ-CP, toàn bộ 6 nghị định hướng dẫn Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp đã được hoàn thành.
Thứ hai, theo Báo cáo Doing Business 2016 do Ngân hàng Thế giới (WB) vừa công bố, Việt Nam đã tăng 3 bậc trong bảng xếp hạng, từ thứ 93 của năm trước lên 90, với sự cải thiện đáng kể ở 5 chỉ số gồm khởi sự doanh nghiệp, tiếp cận điện năng, tiếp cận tín dụng, bảo hiểm xã hội và giải quyết phá sản.
Cũng phải nói thêm, thời điểm cập nhật thông tin của Báo cáo Doing Business 2016 là 31/5/2015, trước khi Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư có hiệu lực, nên những thay đổi mang tính tư duy về tạo thuận lợi hóa tối đa cho hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư của Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư mà Bộ trưởng Bùi Quang Vinh đã nhiều lần nhấn mạnh chưa được tính vào. Như vậy, khả năng Việt Nam có đột phá mạnh hơn trong lần xếp hạng tới rất cao và cũng đã được các chuyên gia WB dự liệu trước.
Thứ ba, theo thông tin mới được cập nhật, Việt Nam đang đứng thứ hai trong số 10 nước ASEAN theo Biểu chấm điểm Scroe cards về thực thi các cam kết trong Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), với 92%, chỉ sau Singapore đạt 95%.
“Để thu hút được dòng FDI chất lượng, doanh nghiệp Việt Nam cũng phải được tạo điều kiện để tích lũy vốn, kiến thức cũng như cải thiện các điểm nghẽn khác trong năng lực cạnh tranh như đội ngũ lao động có tay nghề…” – ông Jonathan Dunn, Trưởng đại diện Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF).
Video đang HOT
Hàng loạt các chính sách được sửa đổi để thực hiện các cam kết trong từng ngành cụ thể, từ cắt giảm thuế theo CEPT và ATIGA đến việc mở cửa các ngành dịch vụ phân phối, ngân hàng, bảo hiềm, chứng khoán, viễn thông…
Cùng với việc hoàn tất đàm phán Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), vị thế của Việt Nam trong bản đồ đầu tư khu vực và thế giới đang có thêm nhiều điểm cộng.
Điều đáng nói là giới đầu tư – kinh doanh thế giới đang nhìn thấy rất rõ những chuyển dịch này. Thậm chí, tại Diễn đàn nghiên cứu Việt Nam – Nhật Bản về cơ hội đối tác để Việt Nam tham gai thành công vào AEC vừa diễn ra vào cuối tuần trước, ông Masahiro Kawai, Trường Chính sách công, Đại học Tokyo cũng khẳng định Việt Nam đang trong giai đoạn quan trọng để thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài mới, tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị của khu vực và toàn cầu.
Đặc biệt, ông này nhấn mạnh tới đặc điểm khá tương đồng giữa Việt Nam vào thời điểm này và Nhật Bản trong thập kỷ 70, khi nền kinh tế hàng đầu thế giới này bắt đầu cất cánh. “Một trong những động lực chính cho quá trình phát triển nhanh ở Đông Á, và kể cả ASEAN là mở rộng thương mại, vốn FDI và hình thành mạng sản xuất và chuỗi cung ứng. Các nước Đông Á, trong đó có Nhật Bản đã sử dụng chính các hiệp định thương thương mại tự do để thúc đẩy. Việt Nam đang có điều kiện tương tự”, ông Masahiro Kawai nhấn mạnh.
Nhiều việc phải làm
Kỳ này, VBF 2015 chọn chủ đề Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp để hội nhập quốc tế với chủ đích rất rõ ràng.
Nếu như doanh nghiệp không đủ điều kiện và sức khỏe để khớp nối vào các cơ hội của hội nhập, mọi nỗ lực đàm phán, tham gia các hiệp định thương mại tự do trở nên vô nghĩa. Đây là một phần lý do khiến quan điểm mức độ sẵn sàng trong nội địa đang đóng vai trò quan trọng hơn trong hội nhập của Việt Nam mà Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra trong kỳ họp VBF hồi tháng 6 nhận được đồng thuận.
Ngay thời điểm đó, ông đã nhắc tới công việc khó mà Chính phủ Việt Nam đã chọn làm, đó chính là rà soát và công bố 267 ngành nghề kinh doanh có điều kiệnban hành kèm theo Luật Đầu tư.
“Rất ít nước làm việc này vì khó. Có nhà đầu tư than phiền là dài và nhiều, nhưng đây không phải là quy định mới, mà là công khai những quy định hiện hữu, đồng thời rà soát để loại bỏ những ngành nghề, điều kiện kinh doanh không còn phù hợp. Trong số này có những ngành nghề, lĩnh vực có điều kiện cho các doanh nghiệp FDI. Đây là quyết tâm của Chính phủ Việt Nam để đảm bảo môi trường đầu tư – kinh doanh minh bạch, thuận tiện. Bộ Kế hoạch và Đầu tư được giao chủ trì việc tiếp tục rà soát và công bố trên Cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia”, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh nói với các nhà đầu tư tại VBF giữa kỳ năm 2015.
Cho tới thời điểm này, những phần việc này chưa phải đã hoàn tất, nhưng nguyên tắc áp dụng điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài đã được Nghị định 118/2015/NĐ-CP quy định rõ. Đó là nhà đầu tư nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư thuộc các ngành, nghề khác nhau phải đáp ứng toàn bộ điều kiện đầu tư đối với các ngành, nghề đó.
Đặc biệt, nhà đầu tư nước ngoài thuộc đối tượng áp dụng của các điều ước quốc tế về đầu tư có quy định khác nhau về điều kiện đầu tư được lựa chọn áp dụng điều kiện đầu tư quy định tại một trong các điều ước đó; trường hợp đã lựa chọn một điều ước quốc tế thì nhà đầu tư nước ngoài chỉ được thực hiện quyền và nghĩa vụ của mìnhtheo quy định của điều ước quốc tế đó.
Liên quan đến những ngành, phân ngành dịch vụ chưa cam kết tại Biểu cam kết của Việt Nam trong WTO và điều ước quốc tế về đầu tư khác mà pháp luật Việt Nam đã có quy định về điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài thì áp dụng quy định của pháp luật Việt Nam.
Đối với những ngành, phân ngành dịch vụ chưa cam kết hoặc không được quy định tại Biểu cam kết của Việt Nam trong WTO và điều ước quốc tế về đầu tư mà pháp luật Việt Nam chưa có quy định về điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài, Cơ quan đăng ký đầu tư lấy ý kiến Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ quản lý ngành để xem xét, quyết định…
Tuy nhiên, bình luận về các cơ hội của FDI, ông Jonathan Dunn, Trưởng đại diện Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) cho rằng, đây là cơ hội để Việt Nam tăng sự hội nhập của doanh nghiệp trong nước vào chuỗi cung ứng của doanh nghiệp FDI.
“Để thu hút được dòng FDI chất lượng, doanh nghiệp Việt Nam cũng phải được tạo điều kiện để tích lũy vốn, kiến thức cũng như cải thiện các điểm nghẽn khác trong năng lực cạnh tranh như đội ngũ lao động có tay nghề…”, ông Jonathan Dunn phân tích.
Ông này cũng đưa ra khuyến nghị cần xác định rõ lợi ích từ các hiệp định tự do thương mại để có chính sách tận dung tối đa. “Các nước Đông Á đã mất 20 năm khởi sắc từ các hiệp định này. Tôi tin Việt Nam cũng có thể làm được như vậy nhờ những nỗ lực cải thiện từ bên trong’, ông Jonathan Dunn chia sẻ.
Theo Bảo Duy
baodautu.vn
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Bộ Công Thương: 'Samsung là hàng Việt Nam'
Đó là khẳng định của ông Võ Văn Quyền, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) trước câu hỏi "Sam sung có được coi là hàng Việt hay không?".
Ông Võ Văn Quyền cho biết, những sản phẩm được sản xuất tại Việt Nam, dịch vụ cung ứng tại Việt Nam thì là hàng Việt Nam. Điều này đã được quy định ngay từ đầu cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam cách đây từ 6 năm chứ không phải mới xuất hiện bây giờ.
Theo Vụ trưởng Vụ thị trường trong nước (Bộ Công thương), Samsung và các doanh nghiệp FDI khác cũng được xem là hàng Việt.
Ông Quyền lấy dẫn chứng ngay tại cuốn tài liệu người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam do Ban chỉ đạo Trung ương cuộc vận động người VN ưu tiên dùng hàng Việt Nam xuất bản cũng đã nêu rõ "hàng hóa lắp ráp, sản xuất và dịch vụ được thực hiện tại Việt Nam không phải hàng nhập khẩu là hàng Việt Nam".
Bên cạnh đó, trong các Luật đầu tư, luật doanh nghiệp... cũng chỉ ra, các tổ chức cá nhân thành lập, hoạt động tại Việt Nam sản xuất, lắp ráp tại Việt Nam cũng như dịch vụ được thực hiện tại Việt Nam không phải là hàng giả, hàng nhái, vi phạm sở hữu trí tuệ, theo đó bất luận là doanh nghiệp nào, dù là doanh nghiệp FDI, nhà nước, hợp tác xã, hộ kinh doanh...được thành lập hợp pháp tại Việt Nam, có sản phẩm hàng hóa sản xuất, lắp ráp tại Việt Nam đều là hàng Việt Nam.
"Do đó, Samsung hay các doanh nghiệp FDI khác có những đóng góp quan trọng phát triển kinh tế Việt Nam thì được coi là hàng Việt Nam", ông Quyền nói.
Trước đó, tại Hội thảo "Tự hào hàng Việt nam" kết nối chuỗi cung ứng hàng hóa từ nơi sản xuất tới siêu thị diễn ra vào cuối tháng 7, ong Myoung, Tổng giám đốc Tổ hợp Samsung Việt Nam đã đề xuất "Từ bây giờ Samsung không muốn chỉ được gắn liền với cái tên là nhà đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp xuất khẩu lớn nhất tại Việt Nam mà chúng tôi mong muốn được gọi là doanh nghiệp quốc dân Việt Nam".
Trước đề xuất của Samsung, cũng có nhiều chuyên gia cho rằng, cần xem xét đằng sau câu chuyện là gì, hay samsung lại muốn nhận được ưu đãi khác (?)
Còn theo GS.TS Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội DN đầu tư nước ngoài (VAFIE), không nên phân biệt hàng của DN trong nước và FDI vì những sản phẩm đầu tư nước ngoài với điều kiện như cơ sở hạ tầng, điện, chi phí giao thông của Việt Nam; sản phẩm góp phần GDP, xuất khẩu của Việt Nam thì không có lý gì coi đó là hàng ngoại.
Tương tự, ông Đặng Xuân Quang, Phó Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ KH&ĐT) nêu ý kiến, hàng Việt không chỉ sản xuất bởi công ty 100% vốn Việt Nam mà còn là hàng hoá được sản xuất tại Việt Nam của những doanh nghiệp nước ngoài. Đây là quan điểm cần nhất quán để không chỉ ở chủ trương, chính sách mà hành động cụ thể không có sự phân biệt giữa hàng hoá 100% vốn Việt Nam và doanh nghiệp nước ngoài.
Theo_NDH
Hướng dẫn Luật Đầu tư: Bổ sung nhiều điểm thuận lợi cho nhà đầu tư Dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư vừa được Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ và triển khai thực hiện thủ tục lấy ý kiến các thành viên Chính phủ. Luật Đầu tư (sửa đổi) mở ra môi trường đầu tư thông thoáng cho các...